Bộ nhận diện thương hiệu: Bật mí 8 yếu tố giúp bản thiết kế thu hút hơn

Bộ nhận diện thương hiệu được ví như “bản giới thiệu” hoàn chỉnh nhất của một doanh nghiệp và là yếu tố giúp doanh nghiệp trở nên khác biệt với các đối thủ cạnh tranh. Thông qua đó, khách hàng sẽ có ấn tượng và dễ dàng nhận biết đến thương hiệu hơn. Vậy bộ nhận diện thương hiệu là gì? Đâu là những yếu tố cần có để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu thu hút? Cùng ACCESSTRADE đi tìm lời giải đáp qua bài viết sau đây nhé!

Bộ nhận diện thương hiệu là gì?

Bộ nhận diện thương hiệu là tập hợp những yếu tố hữu hình của doanh nghiệp như tên gọi, logo, tagline/slogan, màu sắc đại diện, hồ sơ nhân lực, tài liệu Marketing (hay Digital Marketing)… Các yếu tố này sẽ kết hợp với nhau để tạo nên sự khác biệt cho doanh nghiệp, giúp định vị doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời để khách hàng dễ dàng nhận diện tính cách doanh nghiệp cũng như phân biệt được thương hiệu của bạn với hàng ngàn đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực hoạt động.

Yêu cầu tiên quyết của bộ nhận diện thương hiệu là phải có sự liên kết, thiết kế đồng bộ và nhất quán để mang đến hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, bộ nhận diện thương hiệu cũng cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ, thuần phong mỹ tục và không vi phạm Luật Sở hữu trí tuệ hay Luật cạnh tranh với các thương hiệu khác.

Bộ nhận diện thương hiệu

Bộ nhận diện thương hiệu phải được thiết kế đồng bộ và có sự liên kết với nhau

Vai trò của bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng bản sắc thương hiệu: Bộ nhận diện thương hiệu là một phần trong quản trị thương hiệu, đây là yếu tố giúp doanh nghiệp tạo được dấu ấn riêng, đồng thời truyền tải được thông điệp và văn hoá của công ty tới khách hàng và đối tác. Với hai đối tượng này thì nét đặc trưng về logo hoặc slogan/tagline thường sẽ là những điều làm họ nhớ đến thương hiệu và giúp doanh nghiệp của bạn chiếm ưu thế hơn trong tâm trí của họ.

Xem thêm: Sự khác biệt giữa Tagline và Slogan? 6 bước để xây dựng một Tagline thật ấn tượng

Tạo tâm lý tin tưởng: Thông qua việc truyền tải thông điệp, giá trị sản phẩm về mặt lý tính (mẫu mã đẹp, chất lượng tốt…) và cảm tính (sự khác biệt, tính chuyên nghiệp, đẳng cấp…), bộ nhận diện thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo tâm lý tin tưởng và kích thích mong muốn sở hữu sản phẩm của khách hàng.

Phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi: Bộ nhận diện thương hiệu chất lượng sẽ là nguồn cảm hứng tuyệt vời cho sự sáng tạo về ý tưởng quảng cáo, đóng góp rất lớn trong việc phủ sóng hình ảnh thương hiệu rộng rãi, thúc đẩy việc bán hàng, tạo ra giá trị thương hiệu và mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

8 yếu tố để tạo nên bộ nhận diện thương hiệu thu hút

Màu sắc và thiết kế logo

Màu sắc và thiết kế logo là hai yếu tố cơ bản và quan trọng nhất trong việc tạo ra ấn tượng đầu tiên đối với người nhìn. Thông thường, doanh nghiệp sẽ thiết kế và sử dụng một Logo chính khi xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng nên có những phiên bản logo thay thế để có thể sử dụng trong nhiều trường khác nhau. Một số phiên bản logo khác để thay thế như:

  • Logo màu thay thế
  • Logo đen trắng
  • Logo ngang
  • Logo dọc
  • Logo hình vuông

Bộ nhận diện thương hiệu

Nên có nhiều phiên bản logo thay thế để sử dụng được trong nhiều trường hợp

Hệ thống nhận diện tại văn phòng

Hệ thống nhận diện tại văn phòng bao gồm những yếu tố như Logo, Name Card, con dấu, bì thư, thẻ nhân viên, đồng phục… để khách hàng và đối tác có thể thấy được sự đồng bộ, nhất quán và chỉn chu trong phong thái làm việc của doanh nghiệp. Ngoài ra, toàn bộ những yếu tố tạo nên bộ nhận diện thương hiệu tại văn phòng cần có sự liên kết chặt chẽ với những yếu tố cấu thành khác như màu sắc, slogan, tagline…

Hệ thống nhận diện tại điểm bán (POSM)

POSM (Point Of Sales Material) dùng để chỉ bộ nhận diện thương hiệu tại điểm bán, bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bảng hiệu, phông nền, backdrop, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày… tại các triển lãm hoặc hội chợ thương mại, nhằm thể hiện đặc tính và giúp khách hàng dễ dàng nhận ra thương hiệu. 

Hệ thống nhận diện tại điểm bán được đánh giá là giải pháp quảng cáo trực quan nhất để tạo ấn tượng ban đầu với người dùng, thu hút người dùng đến với điểm bán và phần nào thay đổi quyết định chỉ ghé xem ban đầu thành mua sản phẩm của doanh nghiệp. Chi phí quảng cáo cho bộ nhận diện thương hiệu POSM cũng không quá lớn, phù hợp để sử dụng cho việc quảng cáo trực tiếp và rộng rãi các sản phẩm của doanh nghiệp.

Phương tiện truyền thông xã hội

Phương tiện truyền thông xã hội là một công cụ giúp đưa hình ảnh và bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng một cách tự nhiên và gần gũi. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể truyền tải thông điệp của các sản phẩm và chiến dịch đến đối tượng mục tiêu thông qua phương thức này.

Những hình ảnh trên các trang mạng xã hội khác nhau cũng cần phải có sự đồng nhất về màu sắc, logo, font chữ… mà doanh nghiệp đã quy định. Một số ví dụ như:

  • Ảnh bìa và ảnh hồ sơ trên Facebook
  • Hình ảnh hồ sơ trên Instagram
  • Ảnh tiêu đề và ảnh hồ sơ trên Twitter
  • Ảnh hồ sơ và ảnh hiển thị trên Pinterest
  • Ảnh bìa và ảnh hồ sơ trên Google+
  • Ảnh bìa và ảnh hồ sơ trên YouTube
  • Ảnh nền, ảnh hồ sơ, logo và banner trên LinkedIn
  • … 

Xem thêm: Top 8 phương tiện truyền thông đại chúng hot nhất 2022

Đồ hoạ trang web

Website là một trong những sản phẩm đồ họa tiêu biểu nhất để khách hàng có thể nhận diện thương hiệu. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong môi trường trực tuyến hoặc đang cung cấp một sản phẩm, dịch vụ kỹ thuật số. Khách hàng sẽ truy cập vào trang web của công ty để tìm hiểu và xem xét trước khi đưa ra quyết định mua sản phẩm.

Bộ nhận diện thương hiệu

Đồ hoạ trang web là một trong những yếu tố giúp bộ nhận diện thương hiệu thu hút khách hàng tốt hơn

Trang web của doanh nghiệp chính là nơi bộ nhận diện thương hiệu được thể hiện một cách đầy đủ, với các thành phần:

  • Tiêu đề sidebar
  • Liên kết sidebar
  • Banner
  • Hình ảnh đại diện của bài đăng trên blog
  • Hình ảnh các danh mục

Xem thêm: Tất tần tật về thiết kế Website – 3 điều cần thiết nhất để có một thiết kế Website chuyên nghiệp

Bao bì sản phẩm

Bao bì và nhãn mác sản phẩm là điểm tiếp xúc đầu tiên với khách hàng trên quầy kệ. Trong đó, có hơn 80% người tiêu dùng yêu thích những bao bì được thiết kế phù hợp, dễ nhìn và có tính thẩm mỹ. Việc mẫu mã, bao bì sản phẩm được thiết kế chuyên nghiệp, độc đáo và nhất quán với bộ nhận diện thương hiệu không những làm tăng giá trị của sản phẩm hơn mà còn góp phần thúc đẩy bán hàng hiệu quả.

Ngoài ra, thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bằng cách thống nhất sử dụng bao bì sản phẩm còn giúp doanh nghiệp hạn chế được những bất cập của hàng giả, hàng nhái đang tràn lan trên thị trường. Một số thành phần khi thiết kế bao bì sản phẩm mà bạn có thể tham khảo:

  • Tem, nhãn dán trên sản phẩm
  • Phiếu bảo hành
  • Hướng dẫn sử dụng

Bộ nhận diện thương hiệu Marketing

Marketing là một hoạt động không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp. Vì vậy, việc khéo léo lồng ghép bộ nhận diện thương hiệu vào các sản phẩm và công cụ Marketing là một giải pháp được nhiều doanh nghiệp quan tâm và sử dụng. Ngoài ra, trong kỷ nguyên phát triển gắn liền với công nghệ, các hoạt động marketing diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Các thành phần bên dưới đây được rất nhiều doanh nghiệp ưu tiên để đầu tư một cách bài bản và chuyên nghiệp:

  • Website thương hiệu
  • Website thương mại điện tử
  • App / Loyalty App
  • Landing Page
  • Nhận diện thương hiệu trên sàn TMĐT
  • Hệ thống thiết kế hình ảnh social
  • Hồ sơ năng lực (Bản in, Bản Digital)
  • Catalogue (giới thiệu danh mục sản phẩm)
  • Brochure (giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ)
  • Tờ rơi và tờ gấp
  • Âm thanh thương hiệu
  • Giọng điệu thương hiệu
  • Banner quảng cáo
  • Video giới thiệu doanh nghiệp/ Video quảng cáo

Xem thêm: Inbound Marketing là gì mà nhiều doanh nghiệp không thể bỏ qua trong chiến lược Marketing 2023?

Bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời

Các băng rôn, biển hiệu ngoài trời với thiết kế đồng bộ sẽ tạo ấn tượng sâu sắc đến khách hàng ở khu vực ngoài doanh nghiệp. Đồng thời góp phần giúp xây dựng hình ảnh và quảng bá thương hiệu ở khắp mọi nơi.

Một số thành phần trong bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời có thể kể đến như:

  • Băng rôn
  • Biển quảng cáo
  • Biển hiệu đại lý
  • Biển hiệu trước văn phòng
  • Biển hiệu công ty

Minh hoạ về một số thành phần thuộc bộ nhận diện thương hiệu ngoài trời

Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu

Phân tích bức tranh toàn cảnh của thương hiệu

Để bộ nhận diện thương hiệu có thể phác họa đầy đủ chân dung của doanh nghiệp, thì việc nghiên cứu và phân tích thương hiệu cần phải được phối hợp giữa doanh nghiệp và đơn vị thiết kế ngay từ đầu. Nội bộ doanh nghiệp cần thống nhất những thông tin và yêu cầu thiết kế, hiểu và diễn đạt rõ ràng sản phẩm và phương châm hoạt động của mình. Lúc này, đơn vị thiết kế và doanh nghiệp phải ngồi lại với nhau để tìm ra những giải pháp và ý tưởng phù hợp, tránh việc “lệch nhịp” khi bắt tay vào thiết kế.

Bên cạnh đó, phải xem xét và phân tích các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp để thiết kế được bộ nhận diện thương hiệu khác biệt so với công ty đối thủ. Ngoài ra, để tối đa hoá hiệu quả của bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu và phân tích các vấn đề liên quan đến đối tượng khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp đang hướng tới.

Vì bộ nhận diện thương hiệu chính là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp bước chân ra thị trường, nên đây là một bước quan trọng cần rất nhiều thời gian và phải nắm được chính xác từ chi tiết nhỏ nhất cho đến bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng chính mình, đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng sẽ giúp thương hiệu và đơn vị thiết kế tìm được định hướng rõ ràng, từ đó tạo ra bản thiết kế chính xác và đầy cảm hứng.

Bộ nhận diện thương hiệu

Phân tích từ chi tiết nhỏ nhất đến bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp để tìm ra định hướng chính xác và phù hợp cho bộ nhận diện thương hiệu

Lên concept sáng tạo và phác thảo thiết kế

Trên thực tế, sau bước nghiên cứu kỹ lưỡng và vẽ ra bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp, những ý tưởng và hình dung về bộ nhận diện thương hiệu gần như đã hoàn chỉnh. Việc tiếp theo cần làm là hiện thực hóa những ý tưởng này qua các bản phác thảo logo, slogan, kiểu chữ,… 

Tuy nhiên, dù đơn vị thiết kế đã có ý tưởng phác hoạ ưng ý thì vẫn cần 3 – 5 ý tưởng thiết kế khác, sau đó phát triển những ý tưởng đó với hình ảnh và thông điệp xoay quanh các concept để đưa ra thuyết trình trước doanh nghiệp. Concept nào được lòng doanh nghiệp nhất sẽ được lựa chọn để làm xuất phát điểm cho quá trình triển khai thiết kế bộ nhận diện thương hiệu sau này.

Thiết kế các hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu

Khi đã quyết định được ý tưởng và định hướng chính, đơn vị thiết kế sẽ bắt đầu triển khai các hạng mục cụ thể trong bộ nhận diện thương hiệu theo yêu cầu của doanh nghiệp. Trong quá trình này, đơn vị thiết kế và doanh nghiệp sẽ tương tác với nhau thường xuyên để có được sự phát triển và những điều chỉnh thích hợp, từ đó cho ra bộ nhận diện thương hiệu ưng ý nhất.

Thông thường, bộ nhận diện thương hiệu sẽ bao gồm:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Màu sắc chủ đạo
  • Kiểu chữ
  • Danh thiếp
  • Chữ ký email
  • Vật dụng văn phòng
  • Catalogue, banner
  • Hoá đơn, hợp đồng, các tài liệu liên quan đến thương hiệu… 

Bộ nhận diện thương hiệu

Một số hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu

Điều quan trọng khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là phải làm sao cho những hạng mục kể trên trông thật bắt mắt và nổi bật, để khi khách hàng nhìn vào sẽ bị thu hút ngay lập tức và ghi nhớ được những đặc điểm nhận dạng trực quan của doanh nghiệp. 

Một ví dụ điển hình là cách Apple đã làm với trái táo khuyết. Mỗi khi nhìn thấy chiếc điện thoại với biểu tượng này, hầu hết khách hàng đều sẽ nhận ra ngay đây là sản phẩm của Apple chứ không phải của thương hiệu nào khác.  

Đăng ký bảo hộ thương hiệu

Khi đã có được bản thiết kế bộ nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh, doanh nghiệp có thể ứng dụng ngay vào công việc kinh doanh của mình. Tuy nhiên, để tránh vấn đề vi phạm bản quyền hoặc bị sao chép ý tưởng thiết kế từ các đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp nên tìm đến phương án bảo hộ thương hiệu càng sớm càng tốt. Việc đăng ký bảo hộ không những là giải pháp an toàn để tung dự án ra thị trường mà nó còn thể hiện được tính chuyên nghiệp và đẳng cấp của thương hiệu.

Ứng dụng bộ nhận diện thương hiệu mới

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ thương hiệu, doanh nghiệp có toàn quyền sử dụng bản thiết kế để ứng dụng vào các công việc thực tế như thiết kế poster, thiết kế biển quảng cáo hoặc những ấn phẩm truyền thông khác.

Kiểm soát và cập nhật các tài liệu liên quan đến bộ nhận diện

Sau khi đưa bộ nhận diện thương hiệu mới đi vào hoạt động, doanh nghiệp cần phải kiểm soát và cập nhật các tài liệu liên quan đến thương hiệu đang được hoạt động. Doanh nghiệp cần đảm bảo các tài liệu này đã được đồng bộ và phù hợp với hệ thống nhận diện mới của thương hiệu.

Theo dõi, đánh giá và lên kế hoạch cho tương lai

Thông thường thì hiếm có doanh nghiệp nào chỉ sử dụng một bộ nhận diện thương hiệu xuyên suốt quá trình hoạt động và kinh doanh của mình. Vì nếu hoạt động theo cách này, doanh nghiệp rất dễ xa rời xu hướng và có thể rơi vào thế bị đào thải khỏi thị trường. Do đó, doanh nghiệp cần đặt ra những hạn định, dành thời gian để đánh giá và cải tiến chiến lược thương hiệu sao cho phù hợp với tốc độ phát triển của cả doanh nghiệp và xu thế chung.

Tuy nhiên, khi quyết định tái tạo lại bộ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp cần thông báo đến khách hàng để kiểm tra thái độ và phản ứng của họ đối với sự thay đổi của thương hiệu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro không đáng có do nhận được phản ứng tiêu cực của khách hàng.

Lời kết

Trên đây là toàn bộ thông tin về Bộ nhận diện thương hiệu mà ACCESSTRADE muốn giới thiệu đến các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích và có thể giúp bạn ứng dụng được vào công việc của mình. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm nhiều kiến thức và tin tức thú vị khác, bạn có thể truy cập ngay TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x