Brand love là gì? Các chiến lược xây dựng Brand love hiệu quả 

Đẩy mạnh phát triển brand love là định hướng tăng trưởng doanh thu được nhiều doanh nghiệp chọn lựa. Nhưng với một số doanh nghiệp vừa và nhỏ thì khái nhiệm brand love lại khá xa lạ. Brand love là gì? Tại sao các chiến dịch brand love lại được coi trọng? Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về chủ đề này nhé. 

brand-love-la-gi
Brand love là gì

Brand love là gì và tầm quan trọng đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp muốn phát triển bền vững phải nắm được “trái tim” của khách hàng và từ đó brand love đã ra đời.. 

Định nghĩa Brand love

Brand love (tình yêu thương hiệu) là tình cảm, sự gắn bó của khách hàng đối với thương hiệu. Cảm xúc thương hiệu được thể hiện thông qua tần suất tương tác, sự ủng hộ của khách hàng với thương hiệu. 

Việc xây dựng brand love không chỉ đơn thuần là quảng cáo sản phẩm mà nó phải là hành trình tạo nên những kết nối cảm xúc giữa thương hiệu với các khách hàng. Nên các chiến lược brand love luôn được đầu tư tỉ mỉ về mọi mặt. 

Rất nhiều doanh nghiệp nhầm lẫn giữa brand love và brand loyalty khi phát triển các chiến dịch Branding. Điều này xuất hiện do thương hiệu chưa hiểu rõ bản chất brand loyalty là gì? Brand loyalty (lòng trung thành với thương hiệu), thể hiện ở việc khách hàng sẵn sàng chọn lựa sản phẩm của bạn thay vì bất cứ sản phẩm nào khác trên thị trường. Cho dù doanh nghiệp của bạn có tăng giá, có thay đổi mẫu mã, đổi địa điểm bán hàng,… thì khách hàng vẫn sẽ tìm tới doanh nghiệp của bạn để mua sản phẩm. Để tạo được lòng trung thành với thương hiệu thì khách hàng sẽ phải có tình yêu thương hiệu. 

Brand-love-kich-thich-quyet-dinh-mua-hang
Brand love kích thích quyết định mua hàng

Vì sao Brand love lại quan trọng?

Brand love chính là “chìa khóa” để xây dựng hình ảnh thương hiệu phát triển mạnh mẽ. Chiến lược brand love thành công sẽ giúp doanh nghiệp của bạn: 

  • Có được lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty). Bắt đầu từ tình yêu thương hiệu, các khách hàng sẽ dần dần chuyển hướng sang trung thành với thương hiệu. Và tiếp đó họ sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhiều lần. 
  • Khi có tình yêu thương hiệu, các khách hàng sẽ không đặt nặng yếu tố giá thành lên hàng đầu. Điều này đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu của Haravan, có hơn 86% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để mua sản phẩm của thương hiệu yêu thích. 
  • Tăng hiệu quả quảng cáo truyền thống bằng miệng. Bởi khi khách hàng yêu thích một sản phẩm nào đó, họ sẵn sàng chia sẻ sự yêu thích ấy tới những người thân của mình cùng sử dụng. Đây chính là mục tiêu sâu xa của những người làm marketing thương hiệu. 

Chẳng hạn như mỗi một năm Apple lại cho ra mắt một dòng sản phẩm mới. Như thường lệ, trong ngày mở bán đầu tiên, rất nhiều khách hàng có mặt từ sớm để hy vọng được là người sở hữu trên tay những sản phẩm iphone mới nhất. Cho dù với cùng mức giá đó họ có thể mua được nhiều sản phẩm điện thoại thông minh của các thương hiệu khác. Hành vi mua hàng này rõ ràng tới từ sự yêu thích thương hiệu của khách hàng chứ không đơn thuần là họ muốn sở hữu một chiếc smartphone. 

Khach-hang-san-sang-chi-tieu-cho-thuong-hieu-minh-yeu-thich
Khách hàng sẵn sàng chi tiêu cho thương hiệu của mình

Các yếu tố tạo nên Brand love

Theo các chuyên gia marketing, để build brand love hiệu quả cần phải theo sát các yếu tố sau: 

Trải nghiệm khách hàng tuyệt vời

Tạo cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ là điều kiện tiên quyết khiến khách hàng yêu thương hiệu của bạn. Để xây dựng trải nghiệm khách hàng tốt nhất các bạn cần nắm 5 bước cơ bản sau:

  • Thấu hiểu nhu cầu và đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Doanh nghiệp trước khi triển khai chiến dịch sản phẩm mới đều phải nghiên cứu insight khách hàng thật chi tiết. Có thể sử dụng Empathy Map để hiểu rõ hơn về hành vi, cảm xúc của người tiêu dùng. 
Empathy-map-Cong-cu-mo-phong-insight-khach-hang-tiem-nang
Empathy map – công cụ mô phỏng insight khách hàng
  • Xây dựng bản đồ hành vi khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan rõ nét về chân dung khách hàng. Từ sơ đồ hành vi tương tác của khách hàng với sản phẩm, doanh nghiệp sẽ xác định được điểm tiếp xúc thương hiệu. Tiếp đó dễ dàng xây dựng chiến dịch marketing thương hiệu biến khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng trung thành. 
  • Luôn lắng nghe khách hàng từ những phản hồi sau khi trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ. Dù đó là đánh giá tích cực hay tiêu cực đều đem lại giá trị cải thiện tích cực cho doanh nghiệp, từ đó giúp khách hàng có trải nghiệm tốt hơn. 
  • Đảm bảo yếu tố liên kết đa kênh, đó là sự liên kết nội dung từ fanpage tới website, instagram và các mạng xã hội khác. Để khách hàng có thể dễ dàng tương tác, trao đổi, nhận tư vấn từ brand một cách dễ dàng, tạo độ thân thiết. 

Giá trị cốt lõi và sứ mệnh rõ ràng

Chiến lược brand love phải được xây dựng dựa trên giá trị cốt lõi và sứ mệnh của thương hiệu. Giá trị cốt lõi và sứ mệnh rõ ràng giúp các doanh nghiệp có thể phát triển bùng nổ ở thời điểm hiện tại và bền vững trong tương lai. Nếu không xác định rõ được 2 yếu tố này thì rất khó lấy thiện cảm từ khách hàng để phát triển thành sự yêu thích. 

Cộng đồng và tương tác

Tình yêu thương hiệu phải được bồi đắp liên tục trên các cộng đồng và quá trình tương tác phản hồi của nhãn hàng với vấn đề khách hàng đang quan tâm. Ngoài ra, khách hàng cũng rất quan tâm tới hành động xử lý khủng hoảng truyền thông của thương hiệu. Rất nhiều thương hiệu không có thái độ kiên quyết làm sáng tỏ, chủ động điều tra và giải quyết vấn đề “phốt” đã làm mất đi hàng tá khách hàng trung thành với thương hiệu. 

Truyền thông hiệu quả

Truyền thông thương hiệu hiệu quả cũng là cách đẩy mạnh sự phát triển brand love. Đối với doanh nghiệp đang phát triển thì cần đẩy mạnh thêm các chiến dịch quảng cáo, mở rộng vòng sản phẩm để thu hút nhiều khách hàng mới. Đối với những thương hiệu đang “chập chững”, cần tập trung xây dựng thương hiệu dựa trên lợi ích của khách hàng và triển khai các hoạt động xoay quanh ý tưởng đó. Các cam kết của doanh nghiệp dựa trên đạo đức kinh doanh sẽ giúp thương hiệu có thể phát triển bền vững ở hiện tại và tương lai.  

Xem thêm: Brand Marketing – Cách thức quảng bá thương hiệu dẫn đến thành công cho doanh nghiệp

Các chiến lược xây dựng Brand love

Build brand love sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn nắm những tips nhỏ dưới đây: 

Tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ

Để thu hút được khách hàng và kích thích khách hàng yêu thích thương hiệu, các doanh nghiệp cần tạo ra các trải nghiệm đáng nhớ. Khi khách hàng liên tục được trải nghiệm dịch vụ, sản phẩm chất lượng cao họ sẽ phát triển niềm tin vào thương hiệu. Niềm tin này sẽ dẫn đến sự hài lòng và gắn kết về mặt cảm xúc.

Chẳng hạn như trẻ con rất thích các sản phẩm đồ chơi lego. Dựa trên yếu tố yêu thích này, thương hiệu lego đã tạo ra nhiều bộ sản phẩm độc đáo, kích thích trí tuệ, trí tưởng tượng của các bé. Khi bố mẹ thấy con của họ ghép logo vừa có thể giải trí, vừa có thể học tập và phát triển tư duy. Họ sẽ sẵn sàng chi nhiều hơn để mua những sản phẩm lego mới cho con. 

Xây dựng hội nhóm, cộng đồng

Các doanh nghiệp có thể xây dựng brand love từ việc xây dựng hội nhóm, cộng đồng. Đây sẽ là nơi để khách hàng có thể đặt ra các câu hỏi trao đổi, bàn luận để nhận được lời tư vấn chi tiết từ thương hiệu. Sự tương tác này giúp khách hàng tăng độ thiện cảm với thương hiệu của bạn. 

Khuyến khích, thúc đẩy khách hàng chia sẻ

Chia sẻ câu chuyện về doanh nghiệp/ sản phẩm một cách đáng nhớ, và khuyến khích khách hàng trao đổi, chia sẻ cũng là cách xây dựng brand love hiệu quả. Khi khách hàng được tham gia vào việc cải thiện sản phẩm của bạn, họ cảm thấy được tôn trọng, dẫn đến họ trung thành hơn với thương hiệu. Dần dần sẽ trở thành khách hàng thân thiết, dài lâu của thương hiệu. 

Xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực thông qua các thông điệp

Hình ảnh thương hiệu (Brand Image) là gương mặt đại diện cho doanh nghiệp trước công chúng. Do đó, các thương hiệu có thể xây dựng brand Image thông qua các thông điệp đẹp để gây ấn tượng mạnh mẽ hơn với khách hàng. 

Ví dụ: Với thông điệp “Bạn khỏe mạnh, Việt Nam khỏe mạnh” thương hiệu Vinamilk đã khẳng định vị thế là thương hiệu sữa hàng đầu tại Việt Nam. Các sản phẩm sữa của Vinamilk đều được phát triển dựa trên yếu tố tăng sức khỏe. Các chiến dịch quảng cáo của Vinamilk luôn tập trung vào gia đình, trẻ em và những giá trị truyền thống. Từ đó tạo nên hình ảnh thương hiệu dần gũi và đáng tin cậy. 

Đo lường hiệu quả của Brand love 

Bất cứ chiến lược nào đưa ra cũng phải đo lường đánh giá hiệu quả. Để đo lường hiệu quả của brand love, các doanh nghiệp cần đánh giá các chỉ số sau: 

    • NPS (Net promoter score): chỉ số đo lường mức độ hài lòng và khả năng khách hàng sẽ giới thiệu sản phẩm/dịch vụ/thương hiệu tới bạn bè, người thân của họ. 
    • CSAT ( Customer Satisfaction): mức độ hài lòng trong quá trình trải nghiệm sản phẩm/dịch vụ của khách hàng. 
    • Tỷ lệ quay lại (Repeat purchase rate): tỷ lệ phần trăm cho thấy khả năng khách hàng sẽ mua lại lần 2.
  • Social Listening: đánh giá mức độ yêu thích của khách hàng trên các nền tảng xã hội thông qua các cuộc thảo luận về thương hiệu. Các doanh nghiệp sẽ thu nhập các dữ liệu về lượt mention, hashtag, hoặc đo lường volume các từ khóa “yêu thích”, “tuyệt với”, “sản phẩm tốt”,….
  • Market share: tổng doanh số bán hàng của công ty so với tổng doanh số bán hàng của toàn ngành. Hay dễ hiểu hơn là đánh giá thị phần của thương hiệu. 

Việc đo lường brand love cần được thực hiện thường xuyên để theo dõi sự thay đổi và kịp thời điều chỉnh chiến lược. Các doanh nghiệp có thể phân tích data và đưa ra kế hoạch cải tiến bằng cách sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như: 

  • Phần mềm CRM: quản lý thông tin khách hàng và theo dõi hành vi mua hàng. Từ đó đo lường được chỉ số liên quan tới lòng trung thành của khách hàng
  • HubSpot: cung cấp cái nhìn về social media tác động tới lợi nhuận và cho các báo cáo về ROI trên social media.
  • Google Analytics: phân tích về lưu lượng truy cập trang và đánh giá sơ bộ thời gian khách hàng ở trên trang, tỷ lệ thoát trang.
  • Google Form: tạo các form khảo sát giúp việc nhận định ý kiến của khách hàng trở nên thuận tiện hơn.  
  • Google trend: sử dụng để cập nhật tất cả xu hướng đang thịnh hành trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp cải tiến sản phẩm/dịch vụ của mình tốt hơn. 
CRM
CRM – phần mềm lưu trữ quản lý thông tin khách hàng

Case studies 

Apple, Coca – Cola, Starbuck,…đều là những thương hiệu rất thành công trong việc xây dựng brand love. 

  • Apple đã xây dựng brand love thành công bằng cách khơi gợi khách hàng trở thành những người tiêu dùng sành điệu khi sở hữu sản phẩm của họ. Apple đã khiến cho khách hàng sẵn sàng chi trả khoản tiền lớn để sở hữu các sản phẩm mới trong hệ sinh thái của mình, cho dù so với bản tiền nhiệm không có sự thay đổi quá lớn.
  • Coca – cola là bậc thầy trong việc xây dựng brand love. Họ luôn tạo ra các quảng cáo gắn liền với những khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc sống. Đồng thời kết hợp cho ra mắt các sản phẩm phiên bản giới hạn để kích thích sự hứng thú của người tiêu dùng. 
  • Starbuck thành công xây dựng brand love thông qua các cam kết cộng đồng. Họ luôn tổ chức các chiến dịch thiện nguyện tại địa phương, với mỗi sản phẩm được bán gia sẽ trích khoản phí nhất định vào quỹ cộng đồng. Nên khách hàng luôn sẵn sàng ghé starbuck ủng hộ dịch vụ vì họ có cảm giác được đóng góp 1 phần cho cộng đồng. 

Lời kết

Hy vọng với những thông tin chia sẻ về brand love là gì và cách xây dựng chiến lược brand love hiệu quả ở trên sẽ giúp các doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề này. Hãy bắt tay vào xây dựng brand love để tạo dựng được tệp khách hàng chung thành với doanh nghiệp của bạn từ hôm nay. 

 

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x