Một chiến lược cạnh tranh tốt có thể giúp doanh nghiệp bứt phá trong kinh doanh và tiếp thị của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các loại chiến lược cạnh tranh cũng như phân tích 4 yếu tố quan trọng ảnh hưởng chiến lược cạnh tranh trong bài viết dưới đây.
Chiến lược cạnh tranh là gì?
Chiến lược cạnh tranh được hiểu nôm na là những kế hoạch ngắn hạn và dài hạn được triển khai nhằm gia tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ.
Chiến lược cạnh tranh bao gồm một loạt các quyết định liên quan đến sản phẩm/ dịch vụ, giá cả, thị trường phân phối, quảng cáo, tệp khách hàng,…. Tất cả nhằm giữ vững thị phần, mở rộng thị trường, gia tăng doanh số, và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Vai trò của chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh
Tính cạnh tranh đóng vai trò to lớn trong việc quản trị doanh nghiệp và nền kinh tế. Yếu tố này giúp thị trường trở nên năng động, nhạy bén hơn. Vai trò của chiến lược cạnh tranh cũng được thể hiện qua các giá trị:
- Mở ra tiềm năng phát triển: Khi lập ra các chiến lược cạnh tranh, doanh nghiệp sẽ tập trung khai thác và đầu tư tạo ra các lợi thế mạnh hơn so với đổi thủ. Bởi vậy, doanh nghiệp sẽ tiếp cận được thị trường tiềm năng mới, tăng doanh thu và lợi nhuận, mở rộng quy mô hoạt động.
- Gia tăng lợi nhuận, doanh số: Khi thực hiện các chiến lược cạnh tranh hiệu quả, doanh nghiệp thu hút được thêm rất nhiều khách hàng tiềm năng mới. Điều này giúp quan tăng trưởng doanh số và lợi nhuận, làm tiền đề cho sự phát triển và mở rộng quy mô cho doanh nghiệp.
- Giữ vững thị phần: Thực hiện các chiến lược cạnh tranh còn giúp doanh nghiệp luôn tạo ra những sản phẩm/ dịch vụ chất lượng nhất, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp giữ vững được thị phần, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Các chiến lược cạnh tranh trong ngành
Hiện nay, về cơ bản, người ta phân ra 4 loại chiến lược cạnh tranh phổ biến. Đó là chiến lược dẫn đầu về chi phí thấp, chiến lược dẫn đầu về sự khác biệt, chiến lược tập trung về chi phí, và chiến lược tập trung khác biệt hóa.
Chiến lược tối ưu chi phí
Trong chiến lược này, doanh nghiệp sẽ tập trung tối ưu hóa quy trình sản xuất, vận hành, quản lý nhằm giảm giá thành sản phẩm/ dịch vụ tối đa.
Mục tiêu chính của doanh nghiệp lúc này là trở thành nhà sản xuất, nhà cung ứng và phân phối sản phẩm/ dịch vụ đến các đại lý, nhà bán lẻ với số lượng lớn.
Để thực hiện được chiến lược này, doanh nghiệp cần đầu tư vào máy móc, tối ưu hóa nguồn lực, tiết kiệm chi phí sản xuất (nguyên liệu, nhân công).
Chiến lược dị biệt hoá
Chiến lược này tập trung khai thác sự khác biệt của sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường. Sự khác biệt này có thể là giá cả, tính năng, chất lượng,….
Khi có sự khác biệt về sản phẩm, khách hàng sẽ dễ dàng nhớ đến và nhận diện thương hiệu tốt hơn, sẵn sàng chi trả giá cao hơn. Từ đó, doanh số bán hàng cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp cũng được gia tăng.
Chiến lược chi phí thấp
Chiến lược tập trung chi phí có nét tương đồng với chiến lược tối ưu chi phí. Tuy nhiên, ở chiến lược này, doanh nghiệp sẽ cố gắng tối ưu các nguồn lực nhằm cung cấp sản phẩm/ dịch vụ giá thấp nhất tới tay khách hàng.
Khi thực hiện chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh thành công, doanh nghiệp dễ dàng tăng khả năng nhận diện thương hiệu. Bởi khách hàng luôn thích sản phẩm giá rẻ, chất lượng với nhiều ưu đãi lớn.
Chiến lược tập trung dị biệt hoá
Mục tiêu của chiến lược này là đánh vào một phân khúc thị trường nhất định. Lúc này, doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh, bỏ xa đối thủ cùng ngành nhờ vào ưu điểm đặc biệt. Ví dụ, có một số khách sạn chỉ phục vụ người lớn. Mục đích của nhóm khách hàng này là họ có thể thư giãn mà không bị đứa trẻ nào làm phiền.
Mặc dù vậy, việc duy trì lợi thế cạnh tranh phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố khác như năng lực đối thủ, thị hiếu khách hàng, thách thức kinh doanh,….
4 yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược cạnh tranh
Mỗi doanh nghiệp có thể áp dụng một hoặc kết hợp nhiều chiến lược cạnh tranh khác nhau. Điều quan trọng là đạt được kết quả mục tiêu đã đề ra. Chính vì thế, trước khi triển khai kế hoạch, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đánh giá chính xác thực tế và lựa chọn chiến lược phù hợp.
Quan trọng hơn, bạn cần nắm vững 4 yếu tố quan trọng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chiến lược cạnh tranh.
Đối thủ
Tính chất và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào năng lực của các đối thủ cùng ngành. Bất cứ doanh nghiệp nào có sản phẩm/ dịch vụ chất lượng với giá thành tốt đều có lợi thế cao hơn, có thị phần rộng hơn. Bởi vậy, chất lượng sản phẩm/ dịch vụ và giá cả là yếu tố thường được đối thủ sử dụng để cạnh tranh nhất.
Người mua
Khách hàng đóng vai trò to lớn trong việc tiêu thụ và giúp gia tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chính vì thế, trong mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần cân nhắc lợi ích, hành vi, thói quen mua sắm của khách hàng. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra chiến lược cạnh tranh hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Nhập ngành từ đối thủ
Không chỉ nghiên cứu bản thân mà doanh nghiệp cần nghiên cứu phân tích những hoạt động kinh doanh của đối thủ. Việc nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp cùng ngành sẽ mang đến ý nghĩa quan trọng trong thực hiện chiến lược cạnh tranh. Đặc biệt là khi phân tích các đối thủ mạnh, bạn có thể tìm ra phương án thay đổi, dị biệt hóa, tăng cường lợi thế cạnh tranh.
Sản phẩm thay thế
Thị trường cạnh tranh với vô vàn các sản phẩm/ dịch vụ cùng ngách. Chính vì vậy, doanh nghiệp bạn luôn phải sẵn sàng thay đổi nhằm đem lại sản phẩm/ dịch vụ tốt nhất cho khách hàng. Sản phẩm thay thế là một phần tất yếu khi sản phẩm cũ không còn tính hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng cần không ngừng cải thiện chất lượng, nâng cao trình độ nhân sự, tối ưu chi phí sản xuất.
Phương án cạnh tranh thông minh dành cho các doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp sẽ có phương án, chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh riêng phù hợp môi trường, đặc thù ngành. Bạn có thể tham khảo 2 phương án cạnh tranh thông minh được khá nhiều các doanh nghiệp áp dụng sau.
Không sao chép
Đây là chiến lược cạnh tranh cực kỳ thông minh mà các doanh nghiệp nên áp dụng. Việc sở hữu sản phẩm/ dịch vụ khác biệt vượt trội sẽ để lại ấn tượng sâu đậm trong tâm trí khách hàng. Sản phẩm khác biệt giúp khách hàng dễ dàng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn, góp phần tăng doanh số bán hàng lớn. Đồng thời, chiến lược này tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn mà các đối thủ khó lòng vượt qua được doanh nghiệp bạn.
Không chơi xấu
Thị trường cạnh tranh sôi động nhưng lành mạnh. Bởi vậy phương án cạnh tranh thông minh là không chơi xấu đối thủ. Khi thực hiện các hành vi chơi xấu có thể tạo ra nhiều hệ lụy xấu, gây ảnh hưởng rất lớn đến danh tiếng và sự phát triển của doanh nghiệp.
Chứng kiến việc bôi nhọ danh tiếng của đối thủ, hành vi không tốt làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm của đối thủ. Điều này có thể làm cho khách hàng cảm thấy không hài lòng, đánh mất niềm tin vào doanh nghiệp chơi xấu thay vì doanh nghiệp bị chơi xấu.
Do đó, chiến lược cạnh tranh thông minh này đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế thị trường.
Lời kết
Trong thế giới phát triển nhanh chóng và đầy cạnh tranh như hiện nay, các doanh nghiệp cần cố gắng hết sức tạo ra lợi thế cạnh tranh hơn so với đối thủ. Mọi ngành hàng, dịch vụ đều có sự cạnh tranh khốc liệt. Chính vì thế, việc lập kế hoạch chiến lược thông minh rất quan trọng. Hi vọng thông qua những chia sẻ hữu ích về chiến lược cạnh, bạn có những phương hướng phát triển cho doanh nghiệp mình trở nên vững mạnh hơn.