Đối với những người mới bước chân vào lĩnh vực sáng tạo nội dung, từ việc viết caption sản phẩm cho đến các bài blog chuyên sâu, việc choáng ngợp trước những thuật ngữ như “content angle”, “hook” hay “content pillar” là điều khó tránh khỏi. Sự hoang mang này, đặc biệt với khái niệm content angle, chính là một trong những rào cản đầu tiên mà bất kỳ content writer nào cũng từng đối mặt. Trong bài viết này, ACCESSTRADE sẽ làm rõ khái niệm content angle là gì, phân biệt angle với các khái niệm khác, từ đó tự tin áp dụng vào công việc viết content hằng ngày.
Content angle là gì?
Content angle chính là góc nhìn hay cách tiếp cận độc đáo mà bạn chọn khi triển khai một chủ đề. Hãy tưởng tượng bạn là một người kể chuyện, thay vì chỉ nói “giảm cân là…”, bạn sẽ chọn một lăng kính cụ thể để câu chuyện của mình trở nên đặc biệt và thu hút đúng đối tượng.
Ví dụ, với chủ đề lớn là “giảm cân”, bạn có vô số content angle để khai thác: giảm cân an toàn cho mẹ sau sinh, giảm cân “không cần tập thể dục” cho người bận rộn, giảm cân khoa học bằng thực đơn chay cho người ăn chay.
Tương tự trong marketing sản phẩm, với một lọ kem chống nắng, thay vì chỉ nói về công dụng chung chung, các thương hiệu thông minh sẽ chọn các angle đánh trúng tâm lý từng nhóm khách hàng như chống bết dính, kiềm dầu cho da dầu mụn; bảo vệ khỏi ánh sáng xanh cho dân văn phòng; nâng tông, làm sáng da tự nhiên cho người yêu làm đẹp.
Đó chính những là cách thương hiệu biến đổi góc nhìn để thu hút từng nhóm khách hàng riêng biệt.
Hiểu rõ về content angle rất quan trọng vì nó giúp bạn không chỉ viết đúng chủ đề mà còn chạm đúng tâm lý khách hàng, tránh tình trạng nội dung nhàm chán hoặc thiếu sức hút. Khi biết cách chọn đúng góc nhìn phù hợp, bạn sẽ sáng tạo hơn, nội dung hấp dẫn hơn, từ đó nâng cao khả năng thu hút tương tác và bán hàng.
Vì vậy, việc xác định và sử dụng đúng content angle là một kỹ năng quan trọng giúp nội dung của bạn trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn trong mọi chiến dịch truyền thông
Phân biệt content angle với topic, idea, hook
Thuật ngữ |
Nghĩa đơn giản |
Ví dụ cụ thể |
Topic | Chủ đề chung hoặc phạm vi rộng mà bạn muốn nói đến. Đây là điểm trung tâm, là phạm trù lớn mà bạn xây dựng nội dung quanh đó. | Giảm cân – một topic lớn, bao gồm nhiều khía cạnh, bài viết hoặc ý tưởng khác nhau liên quan đến giảm cân. |
Idea | Một ý tưởng cụ thể, chi tiết hơn, hướng tới một phần nhất định của chủ đề lớn. Nó giúp bạn tạo ra nội dung rõ ràng hơn và tập trung hơn. | Trong topic “giảm cân,” một idea có thể là “thực đơn giảm cân 7 ngày,” tức là ý tưởng để viết về chế độ ăn uống dành cho 1 tuần giúp giảm cân. |
Angle | Góc nhìn hoặc cách bạn kể chuyện về ý tưởng nội dung. Nó giúp nội dung phù hợp và hấp dẫn hơn với một nhóm đối tượng cụ thể, giúp biến ý tưởng chung thành nội dung có chiều sâu và phù hợp với người đọc. | Nếu ý tưởng là “thực đơn giảm cân 7 ngày,” thì angle có thể là “Thực đơn cho người bận rộn không có thời gian nấu ăn.” Đây chính là cách kể chuyện đặc biệt, nhằm làm nổi bật lợi ích phù hợp với một nhóm người đặc biệt. |
Hook | Câu mở đầu hoặc câu gây chú ý nhằm thu hút sự tò mò, kích thích người đọc tiếp tục đọc nội dung của bạn. Hook chính là “mồi câu” ban đầu để giữ chân người xem | Câu hook phù hợp với ý tưởng trên có thể là:
“Bạn quá bận rộn? Đây là thực đơn giúp bạn giảm 3kg chỉ trong 1 tuần!” Câu này gây chú ý vì nó hứa hẹn lợi ích rõ ràng, đặc biệt phù hợp với nhóm người bận rộn muốn giảm cân nhanh chóng nhưng không có nhiều thời gian nấu nướng. |
Các bước chọn content angle phù hợp
Bước 1: Xác định chủ đề chính bạn muốn viết
Bạn cần chọn ra chủ đề chính, gọi là “Topic”. Chủ đề này là trung tâm của nội dung bạn muốn truyền tải.
Ví dụ: Sữa hạt
Bước 2: Hiểu rõ đối tượng độc giả của bạn
Trước khi tạo nội dung, bạn cần biết rõ về người đọc của mình, để có thể điều chỉnh thông điệp phù hợp. Câu hỏi cần trả lời:
- Họ bao nhiêu tuổi? (Trẻ em, thanh niên, trung niên, người cao tuổi)
- Họ quan tâm điều gì? (Sức khỏe, làm đẹp, tiện lợi, giải trí, v.v.)
- Hiện tại họ đang gặp phải vấn đề gì? (Thiếu dinh dưỡng, stress, khó ngủ, dị ứng, v.v.)
Bước 3: Liệt kê các vấn đề và mong muốn của đối tượng đó
Sau khi đã hiểu rõ về đối tượng, bạn cần ghi lại các vấn đề hoặc nhu cầu chính của họ liên quan đến chủ đề.
Ví dụ:
Đối tượng | Vấn đề hoặc mong muốn |
Người tiểu đường | Không thể uống sữa có đường, cần sữa ít đường hoặc không đường |
Mẹ cho con bú | Cần sữa bổ dưỡng, an toàn, không gây dị ứng cho bé |
Nhân viên văn phòng | Muốn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng sau giờ làm |
Bước 4: Tạo ra các content angles dựa trên vấn đề của đối tượng
Sử dụng các vấn đề và mong muốn trong bước 3 để phát triển những góc nhìn thuyết phục, phù hợp. Các angles này chính là lợi ích chính mà nội dung của bạn nhấn mạnh.
Ví dụ:
- “Sữa hạt không đường – an toàn và phù hợp cho người tiểu đường”
- “Sữa hạt homemade – chọn lựa an toàn, bổ dưỡng cho bé yêu”
- “Sữa hạt giúp ngủ ngon hơn – giảm stress, thư giãn sau mỗi ngày”
Chìa khóa để chọn content angle phù hợp là hiểu rõ đối tượng, xác định vấn đề của họ, rồi dựa trên đó tạo ra các góc nhìn hấp dẫn, thuyết phục và giúp nội dung phù hợp với nhu cầu thực tế của người đọc.
Gợi ý 6 kiểu content angle dễ dùng nhất cho người mới
Loại angle | Giải thích | Ví dụ |
Nỗi đau (Pain Point) | Chạm đúng vấn đề người đọc đang gặp | “Giảm cân hoài mà vẫn không xuống cân?” |
Lợi ích (Benefit) | Nói về kết quả tốt đẹp khi dùng sản phẩm | “Chỉ sau 2 tuần, da bạn sáng mịn rõ rệt” |
Hướng dẫn (How-to) | Chia sẻ cách làm chi tiết | “Cách giảm 3kg trong 7 ngày mà không nhịn ăn” |
So sánh (Comparison) | Đặt 2 lựa chọn cạnh nhau để dễ chọn | “Sữa hạt và sữa bò – chọn loại nào tốt hơn?” |
Bí mật – tò mò (Curiosity) | Gây hứng thú, kích thích đọc tiếp | “Ít ai biết: loại hạt này giúp giảm stress nhanh hơn thuốc ngủ” |
Chứng thực xã hội (Social Proof) | Dựa vào người thật dùng thật | “Được hơn 10.000 người mẹ Việt tin dùng mỗi ngày” |
Nếu bạn muốn trở thành nhà sáng tạo nội dung linh hoạt, bạn cần thường xuyên rèn luyện khả năng nghĩ đa dạng các góc nhìn (angle). Dưới đây là một số mẹo đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả để bạn bắt đầu:
- Viết thử một bài với nhiều góc nhìn khác nhau: Chọn một chủ đề hoặc một sản phẩm bất kỳ. Sau đó, cố gắng viết từ 3 đến 5 góc độ khác nhau về cùng một nội dung.
- Mỗi ngày chọn một sản phẩm, brainstorm ít nhất 5 angles: Thực hành này giúp bạn quen với việc tư duy sáng tạo và linh hoạt hơn trong cách khai thác nội dung. Cứ mỗi ngày dành thời gian để đưa ra 5 góc nhìn mới, đa dạng cho một sản phẩm hoặc chủ đề bất kỳ.
- Học hỏi cách các thương hiệu lớn triển khai angle trong các chiến dịch quảng cáo trên social media: Hãy nghiên cứu những chiến dịch của các thương hiệu hàng đầu, hoặc bài viết của các nhà sáng tạo, influencer. Xem họ dùng cách nào để “xoay” chủ đề, khai thác các góc nhìn khác nhau trong quảng cáo, thay đổi chủ đề để gây ấn tượng mạnh. Điều này giúp bạn học hỏi phong cách và kỹ thuật tạo góc nhìn hấp dẫn, phù hợp với từng tệp khách hàng, cũng như có thêm ý tưởng, cảm nhận về cách biến đổi góc nhìn để nội dung hấp dẫn hơn.
Kết luận
Content angle là cách bạn chọn để tiếp cận một chủ đề sao cho phù hợp với người đọc, nổi bật hơn đối thủ và dễ tạo chuyển đổi. Với người mới viết content, hiểu và áp dụng đúng angle sẽ giúp bạn viết đúng người – đúng nhu cầu – đúng nền tảng.
Bài viết được chia sẻ bởi ACCESSTRADE – nền tảng tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam, nơi hỗ trợ cộng đồng content creator xây dựng nội dung hiệu quả và tạo thu nhập từ kỹ năng viết. Tìm hiểu thêm tại đây!.