Creative director là gì? Làm thế nào để có thể trở thành Creative Director

Creative director là gì? Tại sao trong công ty không thể thiếu vị trí giám đốc sáng tạo? Sự khác biệt của Creative Director và Art Director trong doanh nghiệp là gì? Trách nhiệm của giám đốc sáng tạo là gì? Tất cả sẽ được chia sẻ cụ thể trong phần dưới đây, cùng tìm hiểu ngay nhé.

Giám đốc sáng tạo (Creative director) là gì?

Creative director – Giám đốc sáng tạo là thuật ngữ chỉ những người đứng đầu, quản lý trong các hoạt động sáng tạo nội dung, thiết kế ấn phẩm thuộc về bộ phận marketing của doanh nghiệp. Họ chính là những người sẽ trực tiếp đưa ra các chiến lược phát triển cũng như giám sát các sáng tạo và trực tiếp kiểm định mẫu quảng cáo, đồ hoạt, video,…Mục đích chính của giám đốc sáng tạo là biến tầm nhìn sáng tạo thành những ấn phẩm nhất định. Và họ sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm về kết quả của mỗi dự án. 

Giam-doc-sang-tao-truc-tiep-sang-tao-va-chiu-trach-nhiem-ve-cac-du-an
Giám đốc sáng tạo trực tiếp sáng tạo và chịu trách nhiệm về các dự án

Vai trò của Giám đốc sáng tạo trong doanh nghiệp

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, sự cạnh tranh khắc nghiệt về đẩy mạnh quảng cáo thì những nhà giám đốc sáng tạo càng đóng vai trò quan trọng. Trong một số ngành nghề đặc thù như nghệ thuật, giải trí, thời trang, truyền thông,…Những nhà giám đốc chính là linh hồn của thương hiệu, là người có ảnh hưởng ít nhiều đến sắc thái và cá tính của thương hiệu đó. 

Đối với ngành game, trò chơi điện tử trực tuyến

Creative director sẽ là người trực tiếp triển khai phát triển sản phẩm, họ sẽ trực thuộc bộ phận thiết kế chính trong quá trình sản xuất. Đồng thời, những nhà giám đốc sáng tạo có thể đề xuất ý tưởng hoặc định hướng các dự án mới. Song song với đó, họ sẽ dẫn dắt hoạt động của nhóm sáng tạo để đảm bảo các phòng ban liên quan như lập trình, công nghệ,…được phát triển tốt, hướng tới dự án thành công tốt đẹp. 

Đối với lĩnh vực điện ảnh

Creative director trong lĩnh vực điện ảnh là người đóng vai trò nhà thiết kế sản xuất. Họ sẽ đảm nhận vai trò thiết kế giao diện, hình ảnh, hiệu ứng cho một bộ phim. Đồng thời họ cũng sẽ là người trực tiếp định hướng và phát triển các định hướng đó thành nội dung cụ thể, có ý nghĩa, thông điệp. 

Creative-director-trong-linh-vuc-dien-anh-chinh-la-nha-thiet-ke-san-xuat
Creative director trong lĩnh vực điện ảnh chính là nhà thiết kế sản xuất

Đối với ngành thời trang

Creative director đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển các sản phẩm của ngành thời trang. Ngoài trực tiếp đảm nhiệm vị trí thiết kế các sản phẩm mới, độc lạ. Thì họ cũng phải tham gia vào chiến dịch thu hút thị trưởng và phân phối sản phẩm với các nhà thiết kế, doanh nghiệp khác. 

Đối với lĩnh vực quảng cáo

Creative director trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo thì họ sẽ là người xây dựng kế hoạch, phát triển chiến lược tiếp thị cho các công ty. Họ cũng sẽ là người trực tiếp quản lý các dự án và làm việc trực tiếp với chủ dự án, và họ sẽ phải đảm bảo các sản phẩm thiết kế ra đáp ứng đúng nhu cầu và thời gian của từng khách hàng. 

Nhìn chung, giám đốc sáng tạo sẽ có chức năng riêng ở từng ngành nghề một. Nhưng trách nhiệm cuối cùng của họ vẫn là đảm bảo được hiệu suất dự án để giúp tổ chức, doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn ở thời điểm hiện tại và tương lai. 

Công việc của Giám đốc sáng tạo

Đối với các creative director công việc của họ sẽ thường bao gồm: 

  • Đưa ra các ý tưởng, sáng tạo và xây dựng những kế hoạch hoặc giải pháp đạt hiệu quả truyền thông tốt nhất
  • Trực tiếp lãnh đạo, hướng dẫn đội ngũ sáng tạo của các tổ chức, doanh nghiệp triển khai kế hoạch đi đúng hướng để đạt hiệu suất công việc.
Giam-doc-sang-tao-se-truc-tiep-lanh-dao-va-huong-dan-sang-tao
Giám đốc sáng tạo sẽ trực tiếp lãnh đạo và hướng dẫn sáng tạo
  • Giám sát, đánh giá ý tưởng của các nhân viên cấp dưới. Đồng thời có trách nhiệm đưa ra những góp ý, nhận xét và đề xuất các chỉnh sửa cần thiết nhất để dự án, thành phẩm được hoàn thiện. 
  • Chịu toàn bộ trách nhiệm về sáng tạo nội dung, hình ảnh, hiệu ứng đạt tiêu chuẩn đầu ra cho bất cứ một dự án, sản phẩm của công ty. 
  • Tạo động lực, truyền cảm hứng cho cấp dưới.
  • Xây dựng các chính sách giữ chân người tài, đồng thời tìm kiếm và bổ sung nhân sự cho các vị trí còn trống trong bộ phận sáng tạo. 
  • Nắm bắt ý tưởng, nuôi dưỡng và bảo vệ những ý tưởng của nhóm và trực tiếp chịu trách nhiệm về tiến độ của dự án. 

Trách nhiệm của Giám đốc sáng tạo

Tùy vào lĩnh vực hoạt động mà các creative director sẽ có những trách nhiệm khác nhau. Nhưng về cơ bản thì vẫn sẽ đảm nhận các trách nhiệm: 

  • Xây dựng và duy trì định hướng cho các dự án, sản phẩm gắn liền với thương hiệu của công ty
  • Nghiên cứu, xây dựng các kế hoạch triển khai dựa trên sáng tạo nội dung của toàn đội
  • Thiết lập và đảm bảo ngân sách cho dự án
  • Quản trị, mở rộng quan hệ khách hàng
  • Nuôi dưỡng, phát triển các ý tưởng của bộ phận sáng tạo của mình. 

Nhìn chung, giám đốc sáng tạo sẽ là người đảm nhiệm trách nhiệm gắn liền với sự thành công của doanh nghiệp. Đây chính là người xây dựng và duy trì nguồn năng lượng, tạo ý tưởng độc đáo trong mỗi tổ chức. Nếu như giám đốc sáng tạo không làm tròn trách nhiệm có thể khiến cho doanh nghiệp trở nên mờ nhạt, thụt lùi và dần bị lãng quên trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện tại.

trach-nhiem-cua-giam-doc-sang-tao-gan-lien-voi-su-thanh-cong-cua-doanh-nghiep
Trách nhiệm của giám đốc sáng tạo gắn liền với sự thành công của doanh nghiệp

Làm thế nào để có thể trở thành Creative Director

Để trở thành creative director, các bạn cần phải có được những tố chất cực kỳ cần thiết cho việc phát triển công việc như sau: 

Có sự sáng tạo

Ngay từ cái tên Giám đốc sáng tạo đã có thấy rằng để đảm nhiệm vai trò này bạn phải là người có tố chất tư duy tốt, có sự sáng tạo, có nhiều ý tưởng độc đáo mới lạ để làm nổi bật thương hiệu trên thị trường. Mục đích chính của sáng tạo vẫn là tạo nên các nội dung, ấn phẩm thu hút và hài lòng khách hàng. Lồng ghép vào đó là quảng bá thương hiệu mở rộng hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp ở hiện tại và tương lai. 

Nhanh nhạy nắm bắt xu hướng

Creative director phải luôn bắt trend tốt. Bởi sáng tạo là một ngành tiềm năng nhưng cũng rất khắc nghiệt, đòi hỏi nhà sáng tạo phải luôn cập nhật, thay đổi liên tục. Do đó, với vai trò là người lãnh đạo, các giám đốc sáng tạo cần có kỹ năng cập nhật xu hướng, nhanh nhạy với các trend mới và các công nghệ mới để đáp ứng vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. 

Giam-doc-sang-tao-phai-nhanh-nhay-nam-bat-trend-
Giám đốc sáng tạo phải nhanh nhạy nắm bắt trend

Có tầm nhìn xây dựng thương hiệu

Trọng trách chính của các giám đốc sáng tạo chính là xây dựng tên tuổi thương hiệu. Nên họ phải là những người có tầm nhìn, tư duy và biết chớp lấy thị trường nhằm xây dựng các kế hoạch tăng trưởng tên tuổi, thương hiệu một cách thích hợp. Hướng tới mang lại hiệu suất cao nhất cho doanh nghiệp. 

Có tố chất lãnh đạo

Những người đảm nhận vai trò creative director phải có tố chất lãnh đạo để tự mình xây dựng kế hoạch, phân chia đầu việc tới các bộ phận. Đồng thời họ phải có sự bao quát về tiến triển của công việc đó có đi đúng lộ trình và phần chi phí kèm theo có phù hợp hay không. Với kỹ năng lãnh đạo tốt, những nhà giám đốc sáng tạo sẽ giúp cho bộ phận của mình nâng cao hiệu suất và đạt hiệu quả tích cực hơn. 

Có lợi thế về giao tiếp

Là người trực tiếp lãnh đạo một tập thể, phòng ban nên creative director phải là người có khả năng giao tiếp tốt, có khả năng truyền tải thông tin mạch lạc để nhân viên cấp dưới nắm bắt thông tin một cách chính xác. 

Giám đốc sáng tạo cũng là người sẽ làm việc trực tiếp tới lãnh đạo cấp trên và các đối tác, khách hàng. Nên có lợi thế về giao tiếp sẽ giúp cho hoạt động ký kết hợp đồng diễn ra thuận lợi hơn. 

Đặc biệt, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp cho các giám đốc sáng tạo thuyết phục được người khác, tạo sự tin cậy, góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp tốt đẹp hơn. 

Phân biệt Giám đốc sáng tạo (Creative Director) và Giám đốc nghệ thuật (Art Director)

Trong lĩnh vực sáng tạo, Giám đốc sáng tạo (Creative Director) và Giám đốc nghệ thuật (Art Director) rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Nhưng thực tế họ lại có vai trò, trách nhiệm giám sát các khía cạnh sáng tạo của dự án rất khác nhau. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ art director là gì và art director khác biệt với creative director như nào trong bảng dưới đây: 

Giám đốc sáng tạo 

(Creative Director)

Giám đốc nghệ thuật 

(Art Director)

Khái niệm – Là người trực tiếp chịu trách nhiệm cho các quyết định sáng tạo và chiến lược truyền thông của một dự án, chiến dịch. 

– Họ là người định hướng tổng thể các sản phẩm sáng tạo từ nội dung tới thiết kế

– Là người chịu trách nhiệm cho việc thiết kế hoặc hình ảnh, video của một dự án, chiến dịch.

– Họ sẽ cùng với đội ngũ thiết kế trực tiếp biến ý tưởng của giám đốc sáng tạo thành thành phẩm nhất định. 

Vai trò – Chịu trách nhiệm cả về sáng tạo và kinh doanh của dự án, chiến dịch của công ty, doanh nghiệp

– Quản lý các giám đốc sáng tạo nói chung như giám đốc nghệ thuật

– Chịu trách nhiệm về một tài liệu quảng cáo, tiếp thị cụ thể

– Quản lý các thành viên trong nhóm sáng tạo để đảm bảo dự án được thực hiện theo đúng lộ trình và đạt hiệu quả. 

Trách nhiệm Là người có tiếng nói cuối cùng về sản phẩm và đưa ra các quyết định hướng sáng tạo ban đầu.  Là người quyết định các yếu tố nghệ thuật nào sẽ được sử dụng, phân tích rõ tầm nhìn cho nhóm, xem xét và phê duyệt thành phẩm. 

Lời kết

Creative director là gì, cụ thể về vai trò, nhiệm vụ và công việc của một giám đốc sáng tạo đều đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong nội dung trên. Nếu bạn muốn trở thành giám đốc sáng tạo thì cần xây dựng các kỹ năng cứng và kỹ năng mềm ngay từ hôm nay. Chúc bạn thành công. 

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x