Trong bối cảnh kinh tế biến động, nhiều ngân hàng đều đối mặt với bài toán nan giải về cắt giảm nhân sự, nâng cao hiệu quả marketing và giữ chân khách hàng trung thành.
Khi tăng trưởng phải đánh đổi bằng ngân sách
Theo một khảo sát gần đây, 85% doanh nghiệp vừa và nhỏ thiếu nhân lực marketing, trong khi chi phí thuê agency có thể cao gấp 3 lần so với chi phí vận hành nội bộ. Đối với các ngân hàng đang trong quá trình chuyển đổi số, thách thức không chỉ là xuất hiện trên các nền tảng trực tuyến mà là duy trì sự tương tác liên tục với khách hàng, tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo tăng trưởng bền vững.
Chi tiêu cho quảng cáo, thuê KOL, đầu tư vào marketing dường như là lối đi tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những phương án này đang bộc lộ hàng loạt bất cập:
- Ngân sách lớn nhưng hiệu quả thấp do khó tiếp cận đúng đối tượng có nhu cầu thực sự.
- Hiệu quả đầu tư khó đo lường rõ ràng, khiến việc kiểm soát chi phí và tối ưu ROI gặp nhiều hạn chế.
- Dữ liệu hành vi số chưa được khai thác triệt để, dẫn đến chiến dịch thiếu cá nhân hóa và khó thúc đẩy chuyển đổi.
- Khách hàng dễ rời đi sau khi mở tài khoản vì thiếu cơ chế duy trì sự gắn bó và tăng chi tiêu lâu dài.
- Thương hiệu ít xuất hiện trong cuộc sống hàng ngày, khiến việc xây dựng lòng trung thành gặp khó khăn.
Vậy đâu là chiến lược khác biệt – giúp ngân hàng vừa tiết kiệm nguồn lực, vừa tạo ra tăng trưởng thực chất?
Lời giải từ mô hình hợp tác thông minh – Partnership Platform
Thay vì “chạy đua quảng cáo” theo kiểu cũ, ACCESSTRADE mang đến giải pháp Partnership Platform – hoạt động theo cơ chế hợp tác giữa ngân hàng và hệ sinh thái các đối tác số (ứng dụng, nền tảng tiêu dùng, fintech, thương mại điện tử…). Thông qua đó, ngân hàng có thể tiếp cận đúng tệp khách hàng mục tiêu, trao giá trị cụ thể (như hoàn tiền, quà tặng, ưu đãi sử dụng dịch vụ), đồng thời xây dựng tương tác bền vững thay vì chỉ đơn thuần “chạy số”.
Những lợi ích rõ ràng từ Partnership Platform:
- Tiếp cận người dùng chất lượng, kích hoạt lại khách hàng cũ: Thay vì quảng cáo đại trà, nền tảng gửi ưu đãi được cá nhân hóa đến những khách hàng có nhu cầu thực tế. Kết quả là chi phí marketing giảm, nhưng tỷ lệ mở ứng dụng và giao dịch tăng mạnh.
- Kiểm soát chi phí – tối ưu ROI: Partnership Platform chỉ tính phí khi có hành động chuyển đổi (CPI, CPS…), giúp ngân hàng dễ dàng dự báo ngân sách, tránh lãng phí và đảm bảo lợi tức đầu tư rõ ràng.
- Gia tăng CASA và giao dịch tài chính: Dựa trên hành vi người dùng, các chiến dịch được thiết kế đúng nhu cầu, từ đó thúc đẩy mở tài khoản, duy trì số dư và sử dụng thêm các sản phẩm tài chính như gửi tiết kiệm, vay tiêu dùng.
- Tăng chi tiêu và mức độ gắn bó: Thông qua các ưu đãi thông minh và gamification (tích điểm, nhận quà, hoàn tiền), ngân hàng có thể khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ nhiều hơn mà vẫn tạo ra cảm giác hài lòng, tích cực.
- Nâng cao thương hiệu và tạo cộng đồng trung thành: Khi ưu đãi được triển khai đồng bộ trong hệ sinh thái đối tác, thương hiệu ngân hàng cũng xuất hiện nhiều hơn trong trải nghiệm số hằng ngày của người dùng – từ đó gia tăng nhận diện và xây dựng cộng đồng khách hàng gắn bó.
Case Study: Cách BIDV tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng gấp 5 lần nhờ Partnership Platform
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của ngành tài chính – ngân hàng, nơi mà khách hàng có rất nhiều lựa chọn các dịch vụ số hóa tiện lợi như ngân hàng điện tử, ứng dụng mobile banking, ví điện tử… BIDV đã lựa chọn giải pháp Partnership Platform như một bước đi chiến lược nhằm nâng cao trải nghiệm khách hàng và giữ vững vị thế trong cuộc đua số.
Chỉ sau một thời gian ngắn triển khai, BIDV ghi nhận bước tăng trưởng vượt bậc:
- Tỷ lệ giữ chân người dùng tăng tới 70%, cho thấy mức độ gắn bó rõ rệt của khách hàng với ứng dụng.
- Tổng giá trị đơn hàng (GMV) thông qua nền tảng tăng mạnh, tạo đòn bẩy thúc đẩy các hoạt động tài chính quan trọng như: chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, gửi tiết kiệm và mở rộng tệp khách vay tiêu dùng.
- Người dùng phản hồi tích cực, đánh giá tính năng mua sắm hoàn tiền trên app tiện lợi hơn và kinh tế hơn so với việc giao dịch trực tiếp trên các sàn thương mại điện tử.
Không chỉ riêng BIDV, nhiều ngân hàng lớn như VPBank, TPBank, Shinhan Bank, MBBank, VietinBank, PVCombank và LPBank cũng đã triển khai Partnership Platform và ghi nhận các kết quả tích cực tương tự .
Trong kỷ nguyên số, việc không ngừng đổi mới và tận dụng sức mạnh của dữ liệu, hệ sinh thái đối tác là chìa khóa giúp ngân hàng bứt phá khỏi giới hạn truyền thống, tối ưu hóa giá trị từ khách hàng và đảm bảo vị thế cạnh tranh.
Partnership Platform từ ACCESSTRADE không chỉ là giải pháp, mà còn mở ra một tương lai đầy tiềm năng cho các ngân hàng Việt Nam. Tìm hiểu chi tiết về giải pháp tại đây!
——————————————————————
Tìm hiểu các giải pháp bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp:
– ECOM BOOST : Bộ giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tối ưu doanh thu và tăng trưởng bền vững trong thương mại điện tử: Tìm hiểu tại đây!
– 5GS: Hệ sinh thái kết nối con người và công nghệ, giúp doanh nghiệp thu hút, chuyển đổi khách hàng và xây dựng lòng trung thành một cách hiệu quả: Tìm hiểu tại đây!
Khám phá thêm tin tức liên quan ở các kênh mạng xã hội: