Branding là gì? Công thức để xây dựng thương hiệu mạnh mẽ trong thế kỷ 21

Hãy tưởng tượng rằng khách hàng của bạn đang đứng trong một siêu thị khổng lồ với những gian hàng trải dài hàng trăm cây số, mỗi kệ hàng cao hàng chục mét và tất cả sản phẩm đều được trình bày theo một cách riêng. Nếu bạn là một trong những sản phẩm đang được trưng bày tại đây thì đâu là cách để thương hiệu và sản phẩm của bạn được họ nhìn thấy, được tỏa sáng và nổi bật hơn hẳn những bảng quảng cáo lấp lánh xung quanh mình? Để có thể tìm ra được lối đi trong mê cung này thì câu trả lời nằm trong một từ duy nhất: BRANDING. Vậy Branding là gì?

branding-la-gi
Định nghĩa branding là gì

Table of Contents

Brand là gì & Branding là gì

Brand là một khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh và tiếp thị dùng để chỉ danh tính hoặc hình ảnh của một công ty, sản phẩm hoặc dịch vụ. Brand không chỉ bao gồm tên gọi, logo, hay biểu tượng của doanh nghiệp mà còn bao gồm các giá trị, niềm tin, và cảm xúc mà thương hiệu đó gợi lên trong lòng khách hàng.

Dựa vào định nghĩa trên để trả lời cho câu hỏi Branding là gì thì Branding là tổng hòa của những giá trị cốt lõi, tầm nhìn, hình ảnh, và cảm xúc mà doanh nghiệp muốn nằm trong “top of mind” của khách hàng khi họ nhắc đến bất kỳ điều gì liên quan. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt giữa các tổ chức, doanh nghiệp như hiện nay, việc xây dựng một brand identity (Bộ nhận diện thương hiệu) rõ ràng và mạnh mẽ là yếu tố tạo nên sự khác biệt và là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. 

BRANDING
Branding là gì

Một thương hiệu có cá tính riêng sẽ giúp bạn đối thoại được với khách hàng thông qua những thông điệp, hình ảnh, âm thanh mà bạn chia sẻ trên các kênh kỹ thuật số và hình thức quảng cáo OOH (Out of home), điều này không chỉ thu hút được sự chú ý của khách hàng, mà còn tạo ra sự kết nối sâu sắc với họ về sau.

 “Branding là nghệ thuật ban cho sản phẩm và dịch vụ sức mạnh của một thương hiệu” – Philip Kotler

Tầm quan trọng của Branding – Con đường dẫn lối doanh nghiệp phát triển đột phá

Trong bất kỳ một chiến lược phát triển doanh nghiệp nào, sau khi hiểu được cơ bản Branding là gì rồi thì có một yếu tố quan trọng không thể không đề cập đến là branding – Chiến lược thương hiệu. Đây là “chiếc la bàn” giúp doanh nghiệp xác định phương hướng đi của mình trong hành trình chinh phục thị trường.

tam-quan-trong-cua-branding
Branding quan trọng như thế nào

Xây dựng lòng trung thành

Branding là câu chuyện về việc làm thế nào mà doanh nghiệp tạo nên sự gắn kết lâu dài với khách hàng. Một thương hiệu mạnh mẽ và nhất quán sẽ khơi dậy cảm giác tin tưởng vào những gì mà doanh nghiệp đó truyền tải và dần dần hình thành nên lòng trung thành. Khi khách hàng cảm thấy mình đang là một phần của câu chuyện thương hiệu, họ không chỉ mua sản phẩm mà còn trở thành những người ủng hộ trung thành. Lòng trung thành này chính là tài sản quý giá, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững qua thời gian.

Khác biệt hóa thương hiệu

Trong một thị trường đầy rẫy sự cạnh tranh, việc bạn biết cách khác biệt hóa thương hiệu của mình là một lợi thế không hề nhỏ. Một thương hiệu có dấu ấn độc đáo sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng được nhận diện và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng. Branding không chỉ là một lớp vỏ bọc, mà còn là cách doanh nghiệp kể lên câu chuyện của mình một cách riêng biệt, làm nổi bật những giá trị cốt lõi và khai thác ưu điểm vượt trội của chính doanh nghiệp so với những đối thủ của họ. Chiến lược khác biệt hóa nếu thành công sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh vô cùng đáng kể và khiến doanh nghiệp của bạn đứng vững trước đối thủ.

Giá trị của việc nhận thức thương hiệu

Nhận thức thương hiệu không chỉ là việc khách hàng biết đến thương hiệu của bạn, mà còn là cách họ đánh giá và cảm nhận về thương hiệu đó như thế nào. Một thương hiệu mạnh sẽ truyền tải rõ ràng giá trị, sứ mệnh, và cá tính của mình tới khách hàng, giúp họ dễ dàng liên kết với thương hiệu. Việc xây dựng nhận thức thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra sự tin tưởng, từ đó dẫn đến tăng trưởng và doanh số bền vững.

Thu hút nhân tài

Không chỉ giúp doanh nghiệp thu hút khách hàng, một thương hiệu mạnh còn là công cụ hữu hiệu để thu hút nhân tài. Những công ty có chiến lược branding tốt thường được nhân viên tiềm năng coi là nơi làm việc lý tưởng, nơi họ có thể phát triển bản thân cùng với doanh nghiệp và đóng góp nhiều giá trị nhất có thể. Khi thương hiệu của bạn tỏa sáng với sứ mệnh và giá trị rõ ràng, những người tài năng sẽ muốn trở thành một phần của hành trình ấy, góp phần nâng tầm doanh nghiệp và đưa bạn đi xa hơn.

Xem thêm: Quản trị thương hiệu là gì? Tầm quan trọng của Quản trị thương hiệu trong kinh doanh

Chiến lược thương hiệu đòi hỏi sự can đảm để phá vỡ những quy tắc của hàng chục năm trời cùng với sự khiêm tốn để lắng nghe từ xu hướng thị trường và sự sáng tạo không ngừng để liên tục tái định nghĩa bản thân. Với một chiến lược branding thành công, người chiến thắng không phải là người có chiến lược hoàn hảo nhất, mà là người có khả năng thích nghi nhanh nhất với những giai điệu thay đổi không ngừng của thị trường. Vậy chính xác thì làm branding là làm gì?

Công thức “5 bước lên mây” định vị thương hiệu của bạn trở thành biểu tượng

Brand Proposition – Định vị thương hiệu không chỉ đơn giản là việc “tuyên bố” thương hiệu của bạn là gì, có gì, mà còn phải truyền tải được những gì bạn hứa hẹn sẽ mang lại cho khách hàng. Điều này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ khách hàng mục tiêu và tìm ra những điểm mạnh độc đáo để khai thác được. Hãy nghĩ về cách mà các thương hiệu lớn như Apple, Coca-Cola hay Nike đã định vị thương hiệu mình qua nhiều thập kỷ – họ đâu chỉ bán mỗi sản phẩm, thứ họ “bán” là cả lối sống, niềm tin và giá trị mà khách hàng khao khát và mong mỏi có được. 

cong-thuc-dinh-vi-thuong-hieu
Công thức “5 bước lên mây” giúp định vị thương hiệu của bạn

Research – Nghiên cứu thị trường & đối tượng mục tiêu

Để có một bước khởi đầu hoàn hảo cho việc làm Branding tạo nên một thương hiệu mạnh thì nghiên cứu thị trường và đối tượng mục tiêu là mấu chốt quan trọng không thể bỏ qua. Không chỉ đơn giản là việc thu thập dữ liệu, mà còn là quá trình phân tích sâu về thói quen, nhu cầu, hành vi và sở thích của khách hàng. Việc hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh họ đã hiểu Branding là gì chưa, hay đã và đang làm những gì, xu hướng thị trường đang hoạt động ra sao, và những gì đang diễn ra trong ngành giúp bạn hình dung được một bức tranh toàn cảnh để tạo ra các sản phẩm hoặc dịch vụ đáp ứng chính xác nhu cầu của khách hàng. 

Research
Research data

Bước 1: Thu thập dữ liệu (Data Collection)

  • Dữ liệu sơ cấp (Primary Data): Thu thập thông tin trực tiếp từ khách hàng qua các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn nhóm (focus group), và quan sát hành vi mua hàng trên nền tảng thương mại của bạn và đối thủ. Đây là dữ liệu chính xác và phản ánh trực tiếp tình trạng thị trường và khách hàng để giải đáp được ngay từ khi câu hỏi branding là gì xuất hiện.
  • Dữ liệu thứ cấp (Secondary Data): Sử dụng các báo cáo nghiên cứu thị trường có sẵn từ các công ty nghiên cứu uy tín như Nielsen, Statista, Socialite, Kompa, Younet hay dữ liệu từ các báo cáo quốc tế, tạp chí ngành.
  • Phân tích dữ liệu lớn (Big Data Analysis): Khai thác các nguồn dữ liệu lớn từ các nền tảng trực tuyến như Google Analytics, Facebook Insights, Tiktok Analytics để nắm bắt hành vi người dùng, xu hướng tìm kiếm và tương tác.

Bước 2: Phân tích thị trường (Market Analysis)

  • Phân đoạn thị trường (Segmentation):: Phân chia thị trường thành các nhóm nhỏ dựa trên các tiêu chí như địa lý, nhân khẩu học, tâm lý học, và hành vi. Điều này giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về từng nhóm khách hàng khác nhau mà xác định mục tiêu cho chính xác..
  • Phân tích đối thủ (Competitor Analysis): Sử dụng mô hình SWOT để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của đối thủ và cả chính bạn để tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình là gì. Xem xét về các chiến lược giá, sản phẩm, kênh phân phối và chiến dịch truyền thông của họ và khai thác USP của chính bạn.
  • Phân tích yếu tố bên ngoài (PESTEL Analysis): Đánh giá các yếu tố chính trị (Political), kinh tế (Economy), xã hội (Social), công nghệ (Technology), môi trường (Environment)pháp luật (Legal) để dự đoán các thay đổi có thể ảnh hưởng đến thị trường.

Bước 3: Phân tích hành vi khách hàng (Customer Behavior Analysis)

  • Chân dung khách hàng (Customer Persona): Từ phân đoạn thị trường, hãy xây dựng hồ sơ khách hàng điển hình (persona) dựa trên các đặc điểm chi tiết hơn về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, sở thích và mục tiêu. Dựa vào kết quả có được, bạn có thể điều chỉnh thông điệp, lời nhắn đi kèm với sản phẩm cho từng nhóm khách hàng cụ thể.
  • Bản đồ hành trình khách hàng (Customer Journey Mapping): Phân tích hành trình của khách hàng từ khi họ chưa biết bạn là ai đến khi họ nhận thức được bạn và đến lúc mua hàng để hiểu rõ đâu là các điểm tiếp xúc (touchpoints) và những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm của họ.

Bước 4: Dự báo xu hướng (Trend Forecasting)

  • Xác định xu hướng mới (Trendspotting): Sử dụng công cụ phân tích xu hướng như Google Trends, Trendwatching để theo dõi những thay đổi và dự báo các cơ hội mới cho thương hiệu.
  • Phân tích dự đoán (Predictive Analytics): Áp dụng các mô hình dự báo để tiên đoán hành vi tương lai của khách hàng dựa trên dữ liệu lịch sử.

Brand Identity – Bộ nhận diện thương hiệu độc đáo

Brand Identity hay còn gọi là Bộ nhận diện thương hiệu mô tả chính xác bản sắc của thương hiệu, giúp thương hiệu của bạn nổi bật giữa hàng trăm nghìn thương hiệu trong gian hàng khổng lồ. Một bộ nhận diện thương hiệu mạnh không chỉ cần logo có màu sắc, kiểu chữ đẹp, mà còn phải có hình ảnh biểu trưng cho thông điệp của doanh nghiệp. Đây cũng là một khái niệm rộng lớn sau khi bạn đã hiểu được branding là gì. Để xây dựng 1 bộ nhận diện thương hiệu độc đáo, bạn có thể làm theo các bước sau đây:

Bước 1: Xác định cá tính thương hiệu (Brand Personality)

Brand Personality là các đặc điểm, cảm xúc và giá trị mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng. Việc xây dựng một cá tính thương hiệu rõ ràng giúp thương hiệu dễ dàng phân biệt với đối thủ và tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng. Một số yếu tố cần cân nhắc:

  • Ngôn ngữ thương hiệu (Brand Language): Ngôn ngữ và giọng điệu trong các thông điệp truyền thông phải phù hợp với cá tính thương hiệu.
  • Nhân cách hóa thương hiệu (Brand Humanization): Tưởng tượng thương hiệu của bạn như một con người, và mô tả đặc điểm, giá trị mà người đó mang lại.

Bước 2: Thiết kế logo và các yếu tố hình ảnh (Visual Elements)

  • Color Psychology: Hiểu rõ tâm lý học màu sắc để chọn màu phù hợp với thương hiệu và thông điệp. Ví dụ: màu xanh lá cây thường được liên kết với tự nhiên và bền vững, trong khi màu đỏ thể hiện sự mạnh mẽ và năng lượng.
  • Typography (Kiểu chữ): Lựa chọn kiểu chữ phù hợp với tính cách thương hiệu. Font serif thể hiện sự cổ điển và đáng tin cậy, trong khi font sans-serif tạo cảm giác hiện đại và thân thiện.
  • Imagery: Phát triển phong cách hình ảnh phản ánh rõ nét sản phẩm và văn hóa thương hiệu. Hình ảnh cần gợi cảm xúc và tạo ra sự liên kết trực tiếp với đối tượng mục tiêu.
  • Design Thinking: Sử dụng phương pháp tư duy thiết kế để phát triển một logo vừa trực quan vừa phản ánh được tinh thần và giá trị của thương hiệu. Logo phải đơn giản, dễ nhận biết nhưng mang đậm dấu ấn của thương hiệu.
  • Brand Mark & Symbolism: Xây dựng các yếu tố hình tượng hoặc biểu tượng (symbolism) để tạo ra mối liên hệ cảm xúc mạnh mẽ với người tiêu dùng.

Ví dụ: Logo quả táo cắn dở của Apple nói lên câu chuyện Isaac Newton bị quả táo rơi trúng đầu và khám phá thuyết vạn vật hấp dẫn. Điều này gợi về sự sáng tạo và khám phá tri thức, những giá trị mà Apple luôn hướng tới. Ngoài ra, từ “bite”(cắn) đồng âm với “byte” – một thuật ngữ trong máy tính, đây tạo nên một liên kết thú vị giữa hình ảnh và lĩnh vực công nghệ mà Apple đang thống lĩnh.

Bước 3: Thiết lập hệ thống thiết kế đồng nhất (Consistent Design System)

  • Ứng dụng trên các nền tảng số (Digital Assets): Website, social media, quảng cáo trực tuyến phải thể hiện đúng cá tính và thông điệp thương hiệu.
  • In ấn và bao bì (Print & Packaging): Sự nhất quán trên bao bì sản phẩm, tờ rơi, danh thiếp là cách giúp thương hiệu thể hiện sự chuyên nghiệp.
  • Quy chuẩn thiết kế (Brand Guidelines): Xây dựng một Brand Guidelines bao gồm quy chuẩn sử dụng logo, màu sắc, kiểu chữ, để mọi người trong đội ngũ hoặc đối tác sáng tạo đều tuân thủ, giúp thương hiệu đồng nhất trên mọi kênh.
  • Đồng nhất đa kênh (Omni-channel Consistency): Đảm bảo rằng các yếu tố nhận diện thương hiệu xuất hiện đồng nhất trên tất cả các điểm tiếp xúc như website, mạng xã hội, cửa hàng vật lý và các sự kiện trực tuyến, ngoại tuyến và đảm bảo được Brand guidelines của bạn

Bước 4: Kết hợp hình ảnh với trải nghiệm khách hàng (Brand Experience)

Để định vị thương hiệu được một bộ nhận diện thương hiệu thành công thì Brand đó phải phản ánh và kết nối sâu sắc với trải nghiệm mà thương hiệu mang lại cho khách hàng. Không chỉ có yếu tố trực quan, mà mỗi điểm tiếp xúc khách hàng (Customer Touch Points) cần được thiết kế để tạo nên một trải nghiệm thương hiệu thống nhất với Brand Guidelines và tạo nên ấn tượng sâu sắc.

Thông qua quá trình nghiên cứu, thiết kế, truyền tải và phát triển, Brand Identity sẽ không chỉ tạo ra một hình ảnh dễ nhận diện mà còn khắc sâu vào tâm trí của khách hàng.

bo-nhan-dien-thuong-hieu
Ví dụ về một bộ nhận diện thương hiệu

Brand Messages – Truyền tải thông điệp thương hiệu

Một thông điệp thương hiệu mạnh mẽ, nhất quán sẽ trở thành cầu nối giúp thương hiệu của bạn truyền tải được giá trị, sứ mệnh và tầm nhìn của mình một cách rõ ràng đến khách hàng. Đây là yếu tố giúp khách hàng hiểu rõ hơn về thương hiệu, cũng như cảm thấy gần gũi và đồng cảm với những giá trị mà thương hiệu sẽ mang lại. Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với đối tượng mục tiêu sẽ giúp thông điệp thương hiệu dễ dàng đi vào lòng người, tạo nên sự khác biệt giữa bạn và đối thủ cạnh tranh.

thong-diep-cua-thuong-hieu
Thông điệp thương hiệu

Bước 1: Xác định giá trị cốt lõi (Core Value Definition)

  • Mục đích thương hiệu (Brand Purpose): Xác định rõ thương hiệu tồn tại để làm gì ngoài việc bán sản phẩm. Thương hiệu có thể nhắm mục tiêu hướng đến việc tạo ra thay đổi tích cực trong xã hội hoặc hỗ trợ cộng đồng.
  • Lời hứa thương hiệu (Brand Promise): Cam kết của thương hiệu đối với khách hàng về những giá trị, lợi ích họ sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Bước 2:  Phát triển thông điệp mạnh mẽ (Message Crafting)

  • Brand Voice: Định nghĩa giọng nói thương hiệu (tone of voice) – có thể thân thiện, chuyên nghiệp, năng động hay hài hước tùy thuộc vào tính cách thương hiệu và đối tượng khách hàng.
  • Emotional Hook: Sử dụng yếu tố cảm xúc trong thông điệp để tạo sự kết nối sâu sắc với khách hàng. Ví dụ: “Just Do It” của Nike kích thích tinh thần thể thao và thúc đẩy con người vượt qua giới hạn bản thân. (Những yếu tố này có thể đưa vào Brand guidelines)

Bước 3: Đảm bảo tính nhất quán khi Branding

  • Tính nhất quán đa nền tảng (Cross-platform Consistency): Đảm bảo thông điệp thương hiệu không chỉ nhất quán mà còn được điều chỉnh phù hợp với từng nền tảng truyền thông (social media, website, email marketing).
  • Thích nghi văn hóa (Adaptation to Local Cultures): Điều chỉnh thông điệp để phù hợp với văn hóa và ngôn ngữ của từng thị trường địa phương, đảm bảo thương hiệu có thể kết nối với khách hàng trên toàn cầu.

Bước 4: Đo lường hiệu quả

  • Brand Awareness Metrics: Sử dụng các chỉ số như mức độ nhận diện thương hiệu (brand recall) và độ trung thành (brand loyalty) để đánh giá khả năng truyền tải thông điệp.
  • Sentiment Analysis: Phân tích cảm xúc khách hàng đối với thông điệp thương hiệu qua các bài đăng trên mạng xã hội, đánh giá và nhận xét.

Brand Trust – Xây dựng lòng tin từ khách hàng

Lòng tin không đến từ việc quảng bá mạnh mẽ, mà đến từ sự cam kết về chất lượng, dịch vụ và giá trị thương hiệu mang lại cho khách hàng khi đã định vị thương hiệu trong tâm trí của họ. Khi khách hàng tin tưởng vào sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, họ sẽ không chỉ trở thành khách hàng trung thành mà trở thành một Brand Ambassador (Đại sứ thương hiệu) của nhãn hàng và giới thiệu thương hiệu của bạn đến với người khác. Để xây dựng, gia tăng lòng tin với khách hàng, bạn cần phải thực hiện ít nhất những bước sau

brand-trust
Thông điệp thương hiệu

Bước 1: Đảm bảo chất lượng sản phẩm/dịch vụ 

  • Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo sản phẩm luôn đạt chuẩn chất lượng cao nhất, vượt qua mong đợi của khách hàng. Sự ổn định trong chất lượng giúp khách hàng tin tưởng thương hiệu lâu dài.
  • Quy trình sản xuất & vận hành: Minh bạch về quy trình sản xuất và nguồn gốc nguyên liệu để khách hàng cảm thấy an tâm về chất lượng sản phẩm.

Bước 2: Xây dựng dịch vụ khách hàng chuyên nghiệp

  • Chủ động hỗ trợ khách hàng: Xử lý các vấn đề ngay lập tức và duy trì kênh hỗ trợ khách hàng 24/7. Điều này giúp giảm thiểu sự lo lắng, bất an và tạo thêm niềm tin cho người dùng.
  • Cá nhân hóa dịch vụ khách hàng: Giúp họ cảm thấy được chăm sóc tận tình, chi tiết theo từng cá nhân khác nhau, từ đó có thể tăng cường lòng tin vào thương hiệu.

Bước 3: Tạo ra chính sách đảm bảo

  • Đảm bảo hài lòng: Cam kết hoàn tiền nếu khách hàng không hài lòng, điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi mua hàng và hậu mua hàng, khuyến khích người tiêu dùng thử sản phẩm mà không lo ngại các vấn đề về chính sách hay sức khỏe.
  • Chính sách bảo hành: Cung cấp các chính sách bảo hành mở rộng, giúp tăng thêm sự an tâm và tin tưởng từ phía khách hàng. Khi có một chính sách rõ ràng, minh bạch, người dùng sẽ giảm thiểu sự lo ngại khi tìm kiếm đến sản phẩm của bạn.

Bước 4: Phát triển chương trình khách hàng trung thành (Loyalty Program)

  • Reward System: Xây dựng hệ thống phần thưởng cho những khách hàng thân thiết, giúp họ cảm thấy được trân trọng và có động lực để quay lại.
  • Referral Program: Khuyến khích khách hàng giới thiệu thương hiệu cho người khác, từ đó không chỉ xây dựng lòng tin mà còn gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng mới.

Ví dụ: ACCESSTRADE đã xây dựng lòng tin mạnh mẽ từ khách hàng thông qua ACCESSTRADE Referral: “Giới thiệu bạn ngay – Nhận tiền liền tay” là một chương trình khuyến khích người dùng giới thiệu bạn bè, đối tác tham gia nền tảng Affiliate Marketing này. Khi Publisher (người dùng) giới thiệu thành công một người bạn đăng ký và hoạt động trên ACCESSTRADE, họ sẽ nhận được một khoản hoa hồng hấp dẫn dựa theo số lượng người đăng ký và các điều kiện được ghi nhận.

Brand Evolution – Cải tiến thương hiệu theo thời gian

Sau một thời gian dài làm Branding thì bạn sẽ không còn lăn tăn về câu hỏi Branding là gì nữa mà quan trọng là phải cải tiến thương hiệu của bạn như thế nào. Thương hiệu không phải thứ chỉ cần phát triển và hình thành một lần mà cần phải được cải tiến liên tục để đáp ứng với sự thay đổi của thị trường và nhu cầu khách hàng theo thời gian. Brand Evolution là quá trình giúp thương hiệu không ngừng phát triển, đổi mới để luôn giữ vững vị thế cạnh tranh với thời thế. Điều này có thể bao gồm việc thay đổi Brand Strategy như cải tiến thiết kế Brand guidelines, Brand Identity – bộ nhận diện thương hiệu, mở rộng dòng sản phẩm/dịch vụ hoặc cải thiện trải nghiệm khách hàng. Việc thích ứng linh hoạt với xu hướng mới và liên tục cập nhật sẽ giúp thương hiệu của bạn luôn tươi mới, phù hợp với thời đại, và gia tăng giá trị bền vững theo thời gian. 

  1. Theo dõi xu hướng mới: Thường xuyên nghiên cứu xu hướng thị trường, công nghệ, và hành vi khách hàng để xác định thời điểm cần thay đổi.
  2. Cải tiến sản phẩm/dịch vụ: Đánh giá và cải thiện sản phẩm/dịch vụ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, mở rộng danh mục sản phẩm nếu cần.
  3. Tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng: Cải tiến website, ứng dụng và các kênh giao tiếp với khách hàng để nâng cao trải nghiệm, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận và tương tác.
  4. Đổi mới bộ nhận diện: Khi thương hiệu phát triển, hãy cập nhật bộ nhận diện thương hiệu để phản ánh những thay đổi về giá trị và tái định vị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.

Ví dụ: Vinamilk đã thực hiện một cuộc cách mạng trong tái định vị thương hiệu, chuyển mình từ hình ảnh một thương hiệu sữa truyền thống sang một thương hiệu hiện đại, năng động và quốc tế. Với logo mới đơn giản, thông điệp tập trung vào sức khỏe và tinh thần Việt, Vinamilk đã thành công trong việc thu hút giới trẻ và mở rộng thị trường. Việc đa dạng hóa sản phẩm và xây dựng hình ảnh thương hiệu mạnh mẽ đã giúp Vinamilk không chỉ củng cố vị thế trong nước mà còn vươn ra thị trường quốc tế. Thành công của Vinamilk là một ví dụ điển hình về việc tái định vị thương hiệu thành công, cho thấy tầm quan trọng của việc thích ứng với thị trường và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

logo-cu-va-moi-cua-vinamilk
Bộ nhận diện thương hiệu

Thách thức và động lực bứt phá cho thương hiệu trường tồn với thời gian

Xây dựng một thương hiệu trường tồn không chỉ là cuộc đua dài hơi, mà còn là hành trình đầy thử thách, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng và khả năng linh hoạt trước mọi biến động thị trường. Mỗi thương hiệu đều phải đối mặt với những “cơn sóng lớn” đến từ sự cạnh tranh gay gắt, sự thay đổi nhanh chóng trong hành vi người tiêu dùng và sự phát triển vượt bậc của công nghệ. Tuy nhiên, chính trong những thách thức này, động lực để thương hiệu vươn mình bứt phá lại càng mạnh mẽ hơn.

thach-thuc-va-co-hoi-branding
thách thức và cơ hội khi làm branding

Một thương hiệu để trở thành di sản không thể chỉ dừng lại ở việc duy trì những gì đã đạt được, mà cần phải không ngừng đổi mới để bắt kịp và dẫn đầu xu hướng. Thương hiệu phải học cách lắng nghe khách hàng, hiểu rõ những gì họ cần ở hiện tại và dự đoán được nhu cầu trong tương lai. Đồng thời, việc bám sát những thành tố quan trọng của việc làm Branding như: Brand Identity, Brand Guidelines, Brand Message, Brand Trust và xây dựng Brand Strategy mạnh mẽ chính là yếu tố quyết định giúp thương hiệu vượt qua khó khăn và khẳng định sự khác biệt so với đối thủ.

Xem thêm chi tiết: Giải pháp “Ambassador Program” vượt lên thách thức để xây dựng thương hiệu trong kỷ nguyên số

Những khái niệm liên quan đến Branding

  • Brand Equity là gì?
    • Brand Equity là tổng giá trị vô hình mà một thương hiệu mang lại, bao gồm sự nhận biết, lòng trung thành, và sự sẵn sàng trả giá cao hơn của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
  • Brand Marketing là gì?
    • Brand Marketing là một tập hợp các hoạt động nhằm xây dựng và quản lý thương hiệu, tạo ra nhận thức, hình ảnh tích cực và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu.
  • Brand Awareness là gì?
    •  Brand Awareness là mức độ mà khách hàng nhận biết và nhớ đến một thương hiệu. 
  • Brand Name là gì?
    •  Brand Name là tên gọi chính thức của một thương hiệu, được sử dụng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty với các đối thủ cạnh tranh.
  • Brand Image là gì?
    •  Brand Image (hình ảnh thương hiệu) là những ấn tượng, cảm xúc và quan niệm mà khách hàng có về một thương hiệu.
  • Personal Branding là gì?
    • Personal Branding (Xây dựng thương hiệu cá nhân) là quá trình xây dựng và quản lý hình ảnh cá nhân của một người, nhằm tạo ra một thương hiệu cá nhân độc đáo và có sức ảnh hưởng.
  • Brand Association là gì?
    • Brand Association là những liên tưởng mà người tiêu dùng nghĩ đến khi nghe đến một thương hiệu, có thể là về sản phẩm, chất lượng, giá cả, hoặc những giá trị mà thương hiệu đại diện.
  • Brand Audit là gì?
    • Brand audit (Kiểm toán thương hiệu) là quá trình đánh giá toàn diện về sức mạnh và sức khỏe của một thương hiệu, bao gồm việc phân tích các yếu tố như nhận biết thương hiệu, hình ảnh thương hiệu, và vị thế cạnh tranh.
  • Brand Salience là gì?
    • Brand Salience (Sự nổi bật của thương hiệu) là khả năng của một thương hiệu nổi bật trong tâm trí của người tiêu dùng trong một tình huống mua hàng cụ thể.
  • Brand Stretching là gì?
    • Brand Stretching (Mở rộng thương hiệu) là chiến lược sử dụng một thương hiệu có uy tín để giới thiệu các sản phẩm hoặc dịch vụ mới trong các danh mục sản phẩm khác nhau.
  • Co branding là gì?
    • Co-branding (Hợp tác xây dựng thương hiệu) là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều thương hiệu để tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ mới, nhằm khai thác sức mạnh của cả hai thương hiệu.
  • Brand Activation là gì?
    • Brand Activation (Kích hoạt thương hiệu) là các hoạt động marketing nhằm tạo ra trải nghiệm trực tiếp cho khách hàng, giúp họ tương tác với thương hiệu và tăng cường sự gắn kết.
  • Brand Mantra là gì?
    • Brand Mantra (Câu thần chú thương hiệu) là một câu ngắn gọn, súc tích thể hiện bản chất và giá trị cốt lõi của thương hiệu.
  • Brand Value là gì?
    • Brand Value (Giá trị thương hiệu) là tổng giá trị tài sản vô hình của một thương hiệu, bao gồm giá trị thương hiệu, giá trị nhãn hiệu và giá trị khách hàng.
  • Brand Proposition là gì?
    • Brand Proposition (Lời hứa thương hiệu) là một tuyên bố rõ ràng về những lợi ích mà một thương hiệu mang lại cho khách hàng.
  • Off brand là gì?
    • Off-brand Có thể hiểu là những sản phẩm hoặc dịch vụ không thuộc về thương hiệu chính, có thể là hàng giả, hàng nhái hoặc các sản phẩm không được sản xuất bởi công ty sở hữu thương hiệu.
  • Brand code là gì?
    • Brand code là một bộ quy tắc, tiêu chuẩn và hướng dẫn về cách sử dụng và bảo vệ thương hiệu, bao gồm logo, màu sắc, font chữ, tone giọng…

Lời kết

Hiểu được rằng branding là gì không chỉ đơn thuần là việc tạo ra một logo hay slogan đẹp mắt, mà còn là quá trình xây dựng hình ảnh, giá trị và mối quan hệ với khách hàng. Một thương hiệu mạnh giúp doanh nghiệp nổi bật trong thị trường cạnh tranh, tạo dựng lòng tin và sự trung thành từ người tiêu dùng. Sau khi trả lời được câu hỏi Branding là gì thì các doanh nghiệp có thể bứt phá để phát triển lâu dài và bền vững, trở thành biểu tượng thành công trong lòng khách hàng.

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x