Gamification marketing là gì? Lợi ích tuyệt vời của tiếp thị Gamification

Gamification marketing đang được đánh giá là một phương pháp marketing mới, hiệu quả cao trong việc thu hút khách hàng. Vậy Gamification marketing là gì? Những lợi ích và hạn chế của tiếp thị Gamification sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây.

tim-hieu-gamification-marketing
Tìm hiểu Gamification Marketing

Khái niệm thuật ngữ gamification marketing

Gamification là gì?

Trước khi tìm hiểu thuật ngữ gamification marketing, ta cần tìm hiểu gamification. Gamification dịch sang tiếng việt có nghĩa là trò chơi hóa. Hiểu một cách đơn giản, gamification là việc ứng dụng các kỹ thuật trong trò chơi như luật chơi, kỹ năng chơi,… vào các nền tảng số như điện thoại, website, social marketing. Mục đích là giúp tăng số lượng người tham gia hơn. 

Trong những năm gần đây, thuật ngữ này ngày càng trở nên phổ biến cũng như được ứng dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau như truyền thông, thiết kế, phát triển sản phẩm phần mềm…. Thậm chí quản lý và điều hành doanh nghiệp cũng thực hiện cách này.

Gamification marketing là gì?

Gamification marketing được hiểu là cách áp dụng các yếu tố của trò chơi như điểm số, bảng xếp hạng, phần thưởng, thử thách,… trong một chiến dịch tiếp thị. Việc làm này có tác dụng thu hút, kích thích sự tương tác, tham gia cũng như lòng trung thành của khách hàng. 

Gamification được đánh giá là một công cụ marketing sáng tạo, giúp công ty tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Thực tế, nhiều tập đoàn lớn như Pepsi, Coca Cola, Shopee,… đã áp dụng thành công gamification. 

Vai trò của gamification marketing

Gamification marketing được áp dụng phổ biến trong đa ngành nghề bởi tính hiệu quả cao cùng nhiều lợi ích khác. Đặc biệt trong digital marketing, gamification marketing có vai trò lớn như:

Tăng tương tác giữa thương hiệu và người dùng

Thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, việc tăng trải nghiệm tương tác với người dùng càng đóng vai trò quan trọng. Gamification marketing thể hiện rõ tính hiệu quả cao trong việc thu hút, khuyến khích người dùng tham gia, tương tác với các hoạt động của thương hiệu. Từ đó, xây dựng được mối quan hệ tốt, sự trung thành giữa khách hàng và doanh nghiệp.

Tăng tỷ lệ chuyển đổi

Gamification có vai trò tạo ra những trải nghiệm độc đáo, thú vị thu hút người dùng tham gia hoạt động. Thông qua đó, người dùng dần trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu.

Gamification marketing đóng vai trò lớn tăng tỷ lệ chuyển đổi

Giúp mối quan hệ thương hiệu với khách hàng vững bền

Bằng cách đưa ra những phần thưởng, trải nghiệm vui vẻ, hấp dẫn khi tham gia các hoạt động vui chơi, khách hàng có thêm sự tin tưởng, ghi nhớ sản phẩm của thương hiệu hơn. Mối quan hệ bền vững và lâu dài với thương hiệu cũng dần được hình thành.

Công cụ đo lường hiệu quả

Gamification marketing thường tích hợp các tính năng theo dõi và phân tích tính hiệu quả của chiến dịch. Doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh giá và rút ra được kinh nghiệm cho chiến lược tiếp thị tương lai hiệu quả hơn.

Thu thập, phân tích data khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi

Gamification còn được đánh giá hiệu quả cao trong việc thu thập thông tin khách hàng ( sở thích, hành vi mua sắm), tổng hợp và phân tích dữ liệu, gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Sau khi thu thập, phân tích các thông tin chi tiết về khách hàng, doanh nghiệp có thể xây dựng được các chiến dịch tiếp thị cá nhân hóa, tăng tỷ lệ chuyển đổi và doanh thu. 

Sự khác nhau giữa gamification và marketing truyền thống

Marketing truyền thống phố biến với các dòng chữ giảm giá tới 50%, tới 70%,…Trong khi đó, khách hàng thường dễ thích thú lựa chọn các dòng chữ quay số trúng thưởng, chơi là trúng,….

Thực tế, con người luôn thích tham gia các cuộc chơi để lấy giải thưởng. Khi chiến thắng, họ thể hiện được cái tôi, vui vẻ chia sẻ thành thích của mình với mọi người. Đánh vào tâm lý đó, gamification marketing hiệu quả hơn.

Dưới đây là bảng phân tích những sự khác nhau giữa marketing truyền thống và gamification marketing.

 

Gamification Marketing Marketing thông thường
Nội dung sáng tạo, đa dạng thu hút sự chú ý của khách hàng Nội dung giữa các thương hiệu thường khá giống nhau, không có nhiều sự đổi mới.
Khách hàng tham gia với tâm lý ăn may, vui vẻ Khách hàng mua hàng với tâm lý được giá hời
Có thể thu hút được lượng lớn khách hàng trong mùa cao điểm Khó gây ấn tượng, thu hút lượng lớn khách hàng
Dễ dàng thu thập thông tin, tăng mối quan hệ trung thành giữa thương hiệu và khách hàng Khó thu thập data khách hàng
Dễ dàng marketing lại Khó khăn khi áp dụng lại phương pháp marketing cũ

 

Các hình thức gamification marketing

Gamification marketing có rất nhiều các hình thức thể hiện khác nhau nhưng phổ biến nhất là 3 hình thức: vòng quay may mắn, điểm thưởng, và quiz game.

  • Vòng quay may mắn: Thông qua trò chơi vòng quay mà khách hàng có thể nhận những phần thưởng giá trị hấp dẫn khác nhau. Trong quá trình chơi vòng quay, khách hàng sẽ có cảm giác hồi hộp, mong chờ. Nếu giải thưởng đủ hấp dẫn sẽ kích thích khách hàng tham gia nhiều hơn, tích cực thực hiện các yêu cầu của thương hiệu đề ra.
  • Điểm thưởng: Hình thức này sẽ khuyến khích khách hàng thực hiện các hành động để được tích điểm thưởng đổi những phần thưởng. Các hoạt động đó có thể là mua sắm, chia sẻ thông tin, đánh giá sản phẩm, giới thiệu bạn bè,…
  • Quiz game: Hình thức phổ biến khác là trắc nghiệm. Khách hàng sẽ thực hiện trả lời các câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến sản phẩm, thương hiệu để nhận thưởng. Điều này vừa tăng sự tương tác vừa giúp khách hàng hiểu rõ thêm về sản phẩm, thương hiệu.

Các hình thức gamification marketing tạo sự hứng thú cho khách hàng đồng thời gia tăng sự tương tác, lòng trung thành của họ đối với thương hiệu. Điều cần làm là doanh nghiệp lựa chọn và áp dụng các hình thức phù hợp với mục tiêu kinh doanh của mình. 

Ưu điểm và nhược điểm của gamification marketing

Mỗi phương pháp đều có những mặt tích cực, hạn chế. Gamification marketing cũng vậy.

Ưu điểm của Gamification marketing

Ưu điểm lớn nhất mà Gamification marketing đem lại chính là thu hút sự tương tác, tham gia của khách hàng cũ, khách hàng tiềm năng cũng như là đối tác. Thông qua những phần thưởng, quà tặng ( không nhất thiết là hiện vật có giá trị), doanh nghiệp xây dựng được lòng trung thành, sự quan tâm tích cực của khách hàng đối với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Gamification marketing đánh vào tâm lý thích thành tích và tính cạnh tranh giữa con người. Khi tham gia trò chơi, việc giành được phần thưởng may mắn hoặc có thành tích tốt hơn người tiêu dùng khác sẽ khiến họ thỏa mãn, có cảm giác thành tựu.

Phương pháp này cũng giúp doanh nghiệp xác định được khách hàng tiềm năng. Thông qua đó, doanh nghiệp đề ra những định hướng, chiến lược đúng đắn phù hợp với chân dung khách hàng. 

Nhược điểm của Gamification marketing

Gamification marketing hiệu quả có thể đem lại những lợi ích to lớn. Tuy nhiên, để chiến dịch tiếp thị gamification thành công, các nhà quản lý cần cân nhắc một vài nhược điểm của loại marketing này.

  • Việc thêm bảng xếp hạng, phần thưởng vào một số quy trình là chưa đủ. Doanh nghiệp cần cân nhắc các yếu tố con người, tính chất công việc,… kết hợp với yếu tố hợp tác và cạnh tranh để tạo ra một chiến dịch đủ hấp dẫn.
  • Việc ép buộc tham gia gamification marketing là không cần thiết và hiệu quả. Khi bị ép buộc, mối quan hệ giữa người tham gia và doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đáng kể.
  • Trò chơi nào cũng chỉ hấp dẫn, kích thích trong 1 thời gian. Do đó, đây là 1 thách thức lớn của các nhà phát triển khi cần duy trì tính mới mẻ, tạo ra những sự kích thích khác nhau thu hút người tham gia.

Gamification Marketing Case Study

Nike + Fuelband

Đầu năm 2012, Nike giới thiệu Nike + Fuelband – vòng tay đeo theo dõi chuyển động của người dùng. Khách hàng chỉ cần tải ứng dụng Nike+ và theo dõi thể trạng của mình. người dùng có thể theo dõi lượng calo đốt cháy và chia sẻ cho bạn bè. 

Nike Fuelband khuyến khích người dùng tham gia và chia sẻ thông qua việc tạo điểm số, thành tích, chia sẻ trên các phương tiện truyền thông.

Thành công của chiến dịch gamification này đã giúp lan tỏa thương hiệu Nike ra toàn cầu. Con số người tham gia nâng từ 5 triệu người năm 2012 lên tới 30 triệu người chỉ sau 2 năm ra mắt. Từ đó, doanh số bán hàng của Nike luôn theo chiều số tăng mạnh.

Nike+ Fuelband

Shopee lắc xu

Shopee cũng đã rất thành công khi áp dụng gamification marketing thông qua game “Lắc xu” được tích hợp ngay trong app. Người dùng sẽ nhận được thêm xu khi mời bạn bè vào nhóm cũng như háo hức mong chờ đến giờ để lắc điện thoại và nhặt xu.

Chiến dịch này thành công đã đem tới cho Shopee nhiều lợi ích như tăng thời gian truy cập ứng dụng, mở rộng thị trường khách hàng tại Việt Nam, gia tăng việc bán hàng và doanh thu. Điều này đã giúp Shopee vượt qua nhiều đối thủ nặng ký trong thị trường cùng ngành ở Việt Nam.

Lời kết

Chắc hẳn bạn đã nắm được đáp án cho câu hỏi “Gamification marketing là gì?”. Thông qua những lợi ích và vai trò quan trọng mà chiến lược tiếp thị này mang lại, doanh nghiệp của bạn có thể đạt được nhiều thành công lớn nếu áp dụng hiệu quả tiếp thị gamification. 

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x