GMV là chỉ số đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp muốn đầu tư nền tảng thương mại để thu hút khách hàng tiềm năng. Chỉ số này sẽ giúp các doanh nghiệp đưa ra những quyết định phù hợp để phát triển kinh doanh. Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết GMV là gì và những điều cần biết về chỉ số này trong bài viết sau:
Tìm hiểu GMV là gì?
GMV có tên tiếng Anh cụ thể là Gross Merchandise Volume, đây là một chỉ số quan trọng trong lĩnh vực thương mại điện tử thường được sử dụng để đo lường tổng giá trị của hàng hóa hoặc dịch vụ được bán trên một nền tảng thương mại điện tử trong khoảng thời gian nhất định. Hiểu đơn giản khái niệm GMV là gì như sau, GMV thể hiện tổng giá trị của tất cả các giao dịch dù đã được hoàn tất hay sau đó hàng bị trả lại.
Ví dụ: Một công ty bán 1000 sản phẩm với giá thành 10 đô la/sản phẩm trong thời gian một tháng thì GMV là gì cho tháng đó sẽ là 10.000 đô la.
Đây là một con số quan trọng không chỉ đo lường doanh số bán hàng mà còn phản ánh sức mua của khách hàng và giá trị của thị trường mà công ty đang hoạt động. GMV thường được tính bằng cách nhân số lượng sản phẩm đã bán với giá thành sản phẩm. Điều này còn thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng giúp doanh nghiệp theo dõi hiệu suất kinh doanh và đưa ra quyết định đầu tư phù hợp trong tương lai.
Vai trò của chỉ số GMV là gì trong doanh nghiệp
GMV (Gross Merchandise Volume) không chỉ là một chỉ số mà còn là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp đánh giá và đo lường hiệu suất kinh doanh cũng như định hình chiến lược tương lai với các vai trò như:
Đo lường khối lượng bán hàng: GMV cung cấp thông tin về tổng khối lượng giao dịch giúp doanh nghiệp theo dõi xu hướng và mô hình hành vi của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp tối ưu hóa kênh bán hàng và điều chỉnh chiến lược để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Đánh giá tăng trưởng doanh số: GMV là gì tính toán doanh thu từ các giao dịch, cung cấp thông tin về giá trị tổng cộng của sản phẩm bán ra. Các doanh nghiệp có thể so sánh dữ liệu GMV qua các giai đoạn khác nhau để đánh giá mức độ hiệu quả của việc tăng cường doanh số bán hàng.
Đánh giá hiệu quả chiến lược: GMV là tiêu chuẩn để đánh giá sự thành công và hiệu quả của chiến lược bán hàng, marketing. Dữ liệu GMV giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả của chiến dịch, từ đó điều chỉnh chiến lược tiếp thị và bán hàng.
Đưa ra quyết định đầu tư: GMV cung cấp thông tin chi tiết về tiềm năng doanh thu giúp doanh nghiệp quyết định nơi đầu tư nguồn lực để tối ưu hóa tăng trưởng. Thông tin này hỗ trợ quyết định đầu tư phát triển sản phẩm để tối ưu hóa lợi nhuận và tiềm năng tăng trưởng.
Đánh giá thị phần: GMV giúp doanh nghiệp đánh giá thị phần của mình trong thị trường thương mại điện tử. Nếu GMV tăng cao hơn so với đối thủ, doanh nghiệp có thể tỏ ra chiếm thị phần và có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ hơn.
Đo lường hiệu quả marketing: GMV là một công cụ quan trọng để đo lường hiệu quả của chiến dịch marketing và quảng cáo. Sự tăng cao của GMV sau các chiến dịch marketing cho thấy chiến lược đã đạt được hiệu quả tăng doanh số bán hàng.
Tìm hiểu thêm: MVP là gì? Phương pháp xây dựng MVP app hiệu quả
Hướng dẫn cách tính chỉ số GMV chính xác đơn giản nhất
GMV (Gross Merchandise Volume) có thể được tính bằng nhiều cách khác nhau căn cứ theo kênh bán hàng cũng như mô hình kinh doanh và kênh bán hàng.
Công thức cơ bản để tính GMV là nhân số lượng giao dịch với giá bán của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Ví dụ: Nếu một doanh nghiệp bán được 100 sản phẩm với giá trung bình là 50 đô la cho mỗi sản phẩm thì GMV sẽ là 100 x 50 đô la = 5000 đô la.
- Trong mô hình kinh doanh thương mại điện tử thì chỉ số GMV đo lường tổng doanh số bán sản phẩm hoặc dịch vụ trên trang web của doanh nghiệp.
- GMV đo lường tổng doanh số bán hàng của các người bán bên thứ ba trên nền tảng trong mô hình kinh doanh thị trường.
- GMV là gì theo dõi tổng doanh số bán hàng qua các chi nhánh liên kết khác nhau trong mô hình kinh doanh liên kết.
Bằng cách hiểu rõ các mô hình kinh doanh này và nắm bắt công thức tính GMV, doanh nghiệp sẽ có cái nhìn chi tiết về hiệu suất của mình. Thông qua việc theo dõi GMV, đưa ra quyết định thông minh về chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm,…
Ưu và nhược điểm khi đo hiệu suất bằng chỉ số GMV
Bên cạnh khái niệm GMV là gì thì bạn cũng đừng quên tìm hiểu ưu, nhược điểm của chỉ số này khi sử dụng làm công cụ đo hiệu suất, cụ thể như sau:
Ưu điểm
- GMV mang lại cái nhìn tổng quan về giá trị tổng cộng của hàng hóa đã bán trong một khoảng thời gian cụ thể. Giúp doanh nghiệp thấy rõ ràng hơn về khối lượng bán hàng của mình.
- Sau đây là những ưu điểm và hạn chế khi sử dụng GMV làm thước đo hiệu suất:
- GMV đặc biệt hữu ích đối với các công ty với khối lượng giao dịch cao như thương mại điện tử, thị trường hoặc là kinh tế chia sẻ.
- Theo dõi dữ liệu GMV là gì theo thời gian giúp doanh nghiệp xác định xu hướng và mô hình trong hành vi của khách hàng, từ đó điều chỉnh chiến lược bán hàng và tối ưu hóa các kênh bán hàng.
- GMV là một số liệu đơn giản để tính toán, chỉ yêu cầu nhân khối lượng giao dịch với giá trị giao dịch trung bình.
Nhược điểm
- GMV không tính đến việc sản phẩm trả lại hoặc hủy bỏ, do đó chỉ số này không cung cấp cái nhìn đầy đủ về số liệu hiệu suất bán hàng của công ty.
- GMV không xem xét tỷ suất lợi nhuận mà chỉ phản ánh chính xác hơn về sức khỏe tài chính của công ty.
- Chỉ số này không đo lường mức độ trung thành hoặc giữ chân khách hàng, do đó không đem lại thông tin chi tiết về giá trị bền vững của khách hàng đối với doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp có thể tăng chỉ số GMV là gì bằng cách cung cấp các sản phẩm giảm giá hoặc miễn phí hoặc tính cả giao dịch chưa hoàn thành dẫn đến số liệu hiệu suất không chính xác.
Những yếu tố nào ảnh hưởng quan trọng đến GMV
Những yếu tố có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số GMV là gì của doanh nghiệp mà bạn cần quan tâm như:
Số lượng giao dịch: Thông tin số lượng giao dịch được xử lý là yếu tố chính ảnh hưởng đến GMV với số lượng giao dịch lớn có thể tăng GMV, trong khi số lượng giao dịch ít có thể làm giảm GMV. Khi đó, doanh nghiệp nên chú ý tăng khả năng chuyển đổi và mở rộng kênh bán hàng để tăng số lượng giao dịch.
Giá trị giao dịch trung bình: Giá trị giao dịch trung bình cao sẽ dẫn đến GMV cao hơn, và ngược lại. Để khắc phục tình trạng này hãy thực hiện cải thiện chất lượng sản phẩm và điều chỉnh giá phù hợp.
Giảm giá: Giảm giá có thể giảm doanh thu thực tế trên mỗi giao dịch và làm giảm GMV. Vì thế cần theo dõi và quản lý chiến lượng giảm giá phù hợp để không ảnh hưởng lớn đến giá trị giao dịch.
Kết hợp sản phẩm: Khi doanh nghiệp thực hiện kết hợp những sản phẩm dịch vụ bán ra sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến chỉ số GMV. Bán nhiều sản phẩm giá cao có thể tăng GMV còn bán nhiều sản phẩm giá thấp có thể làm giảm GMV.
Tỷ lệ giữ chân khách hàng: Tỷ lệ giữ chân khách hàng cao có thể tăng GMV do khách hàng quay lại mua hàng nên doanh nghiệp hãy tăng chất lượng dịch vụ cung cấp và những ưu đãi cho khách hàng thân thiết.
Thay đổi giá: Yếu tố thay đổi giá có thể ảnh hưởng đến hành vi mua sắm và GMV. Do đó , hãy điều chỉnh chiến lược giá theo các sự kiện quan trọng và theo dõi phản ứng của khách hàng.
Các sáng kiến tiếp thị: Triển khai nhiều chiến dịch tiếp thị sẽ dễ dàng thu hút những nhóm khách hàng mới dẫn đến tăng doanh số bán hàng đồng thời dẫn đến chỉ số GMV cao hơn.
SOCIAL COMMERCE: Xu hướng bùng nổ & thách thức cho doanh nghiệp
Theo chia sẻ của Mr. Phạm Công Hoàng – CEO NOVAON Commerce tại sự kiện Global Summit 2024 vừa qua, ông khẳng định Social Commerce đang là xu hướng bùng nổ, chiếm 25% doanh thu TMĐT tại Việt Nam năm 2023 và dự kiến tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ. Yếu tố “tiện lợi” cùng sự tin tưởng vào nội dung từ người dùng thực tế là động lực chính cho sự phát triển này.
Hành trình khách hàng mới theo mô hình vòng lặp vô tận đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ bền vững, tạo cộng đồng trung thành. Để thành công với Social Commerce, doanh nghiệp cần tập trung vào 3 năng lực cốt lõi: Chiến lược, Vận hành và Nền tảng. Và để giải quyết bài toán này, Novaon Commerce đã giới thiệu mô hình 4C:
- Credibility (Uy tín): Đánh giá độ tin cậy và ảnh hưởng của KOCs.
- Connection (Kết nối): Phân tích khả năng kết nối của KOCs với tệp khách hàng mục tiêu.
- Compatibility (Phù hợp): Đảm bảo sự phù hợp giữa KOCs và thương hiệu/sản phẩm.
- Coverage (Phạm vi tiếp cận): Đánh giá khả năng tiếp cận khách hàng tiềm năng của KOCs.
Đăng ký nhận ngay E-Book Global Summit 2024 tổng hợp toàn bộ sự kiện GS24 với sự tham gia của nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu như:
- Mr. Đỗ Hữu Hưng – CEO ACCESSTRADE
- Mr. Tín Lê – CEO & Co-Founder Adtek
- Mr. Tony Dzung – Chairman HBR Holdings
- Mr. Bùi Tuấn Anh – Giám Đốc Phát Triển Kinh Doanh BEAT Network
- Mr. Phạm Công Hoàng – CEO Novaon Commerce
- Ms. Naree Nguyễn – Head of KA Partnerships TikTok Vietnam
ĐĂNG KÝ NHẬN E-BOOK
Lời kết
Bài viết đã giới thiệu tổng quan khái niệm chỉ số GMV là gì những thông tin cần biết về chỉ số này trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Hy vọng giúp bạn sử dụng GMV để giúp ích cho việc giữ chân khách hàng, tăng doanh số và có những quyết định kinh doanh phù hợp.