Kế hoạch truyền thông là gì? 9 bước lập kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp

Bạn muốn lập kế hoạch truyền thông nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy cùng ACCESSTRADE khám phá 9 bước lập kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp chi tiết nhất qua bài viết dưới đây

Kế hoạch truyền thông là gì?

Kế hoạch truyền thông là một tài liệu mô tả chi tiết các hoạt động và chiến lược truyền thông được triển khai nhằm đạt mục tiêu chung trong doanh nghiệp. Kế hoạch thường bao gồm phần hướng dẫn và quản lý việc giao tiếp với công chúng, khách hàng, nội bộ doanh nghiệp và các bên liên quan. Việc xây dựng một bản kế hoạch hoàn chỉnh đòi hỏi rất nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên, nếu được xây dựng và triển khai đúng cách, kế hoạch này sẽ đem đến rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp.

Kế hoạch truyền thông
Kế hoạch truyền thông

9 bước lập kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp

Bước 1: Phân tích SWOT

Phân tích SWOT đã không còn xa lạ gì đối với một marketer hay bất kỳ nhà quản trị doanh nghiệp nào. SWOT cho doanh nghiệp biết được điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (weakness), cơ hội (opportunities) và những thách thức (threads) cần phải đối mặt. Đối với SW, doanh nghiệp có thể phân tích các yếu tố nội bộ như: sản phẩm, thương hiệu, thị trường, tài chính và đội ngũ nhân sư. Đối với OT, doanh nghiệp cần phân tích các yếu tố bên ngoài như: sự phát triển của công nghệ, đối thủ cạnh tranh, xu hướng thị trường,…

phan-tich-swot

Bước 2: Xác định mục tiêu truyền thông

Để kế hoạch phát huy hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định mục tiêu truyền thông rõ ràng và tuân theo nguyên tắc SMART

S – Specific: Cụ thể

M – Measurable: Có thể đo lường

A – Achievable: Tính khả thi

R – Realistics: Tính thực tế

T- Timebound: Thời gian thực hiện.

Ví dụ: Tăng lượng truy cập => Tăng lượng truy cập website quý II/2024 lên 20% so với quý I/2024.

Bước 3: Xác định đối tượng mục tiêu

Bước kế tiếp để xây dựng bản kế hoạch truyền thông đó chính là xác định đối tượng mục tiêu. Doanh nghiệp có thể dựa vào:

  • Nhân khẩu học: Độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập, vị trí địa lý,… 
  • Tâm lý hành vi: Sở thích, thói quen, thái độ,…
  • Đơn vị ra quyết định DMU: người sử dụng, người khởi xướng, người ảnh hưởng, người ra quyết định, người mua,…

xac-dinh-doi-tuong-muc-tieu

Bước 4: Xác định thông điệp truyền thông

Sau khi đã xác định được đối tượng khách hàng và nhu cầu của họ, doanh nghiệp cần xác định thông điệp truyền thông mình muốn truyền tải. Thông điệp cần giúp khách hàng trả lời câu hỏi tại sao họ lại cần biết đến sản phẩm/dịch vụ này. Một thông điệp truyền thông hiệu quả cần đảm bảo: Rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể, ngắn gọn, chân thực, đáng tin cậy, hấp dẫn và thu hút. 

Bước 5: Thiết kế truyền thông

Một kế hoạch marketing thì không thể thiếu đi thiết kế truyền thông, ba yếu tố then chốt bao gồm: 

  • Chiến lược cho những thông điệp truyền thông (Message strategy)
  • Chiến lược cho các hình thức sáng tạo (Creative strategy)
  • Nguồn phát thông điệp (Message source):

Bước 6: Chọn lựa kênh truyền thông

Để chọn lựa kênh truyền thông, doanh nghiệp cần cân nhắc đến mục tiêu truyền thông ban đầu. Ví dụ: Nếu mục tiêu truyền thông là tăng độ nhận diện thương hiệu, doanh nghiệp có thể chọn lựa các kênh mạng xã hội, truyền hình, báo chí. Nếu mục tiêu truyền thông là thúc đẩy doanh số, doanh nghiệp có thể chọn lựa tiếp thị các kênh như email, điện thoại,…

chon-lua-kenh-truyen-thong

Bước 7: Xác định ngân sách và chiến lược triển khai

Đây chính là một trong những phần then chốt của bản kế hoạch truyền thông. Doanh nghiệp cần xác định ngân sách và chiến lược triển khai tối ưu, cẩn thận. Kế hoạch truyền thông thường bao gồm các khoản chi phí: Quảng cáo, PR, Marketing trực tiếp, Marketing gián tiếp, Quan hệ công chúng,…

Bước 8: Thiết lập timeline

Bất kỳ bản kế hoạch nào cũng cần có thời gian bắt đầu và kết thúc. Sau khi đã liệt kê các hoạt động triển khai,doanh nghiệp cần xác định timeline cho từng hoạt động. Timeline hợp lý sẽ giúp các hoạt động được thực hiện đúng tiến độ và đem lại hiệu quả.

Bước 9: Đánh giá đo lường hiệu suất

Dựa vào mục tiêu đặt ra, doanh nghiệp cần xác định các chỉ số đo lường hiệu quả cụ thể. Ví dụ, nếu mục tiêu của kế hoạch marketing là tăng độ nhận diện thương hiệu, các chỉ số đánh giá có thể là:

  • Lượng người truy cập website
  • Lượt theo dõi trên mạng xã hội
  • Lượt nhắc đến trên các diễn đàn

Doanh nghiệp cần thu thập dữ liệu từ các nguồn khác nhau và phân tích chi tiết. Đồng thời lập các báo cáo theo dõi cụ thể.

Mô hình SMCRFN

Ngoài ra, để xây dựng kế hoạch Marketing, doanh nghiệp có thể sử dụng mô hình SMCRFN với:

S – Source/ Sende: Nguồn truyền tải

M – Message: Thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng

C – Channel: Kênh truyền thông triển khai

R – Receiver: Đối tượng mục tiêu

F – Feedback: Phản hồi từ khách hàng

N – Noise: Các yếu tố gây nhiễu, có khả năng ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp.

Mô hình SMCRFN
Mô hình SMCRFN
  • Nguồn (Source/Sender): Đây là cá nhân hoặc tổ chức gửi thông điệp truyền thông đến công chúng. Để thành công, nguồn cần được nắm vững về khách hàng và có kế hoạch truyền thông rõ ràng.
  • Thông điệp (Message): Thông điệp là nội dung chính mà nguồn muốn truyền tải đến khách hàng mục tiêu thông qua chiến dịch. Nội dung phải phù hợp, hấp dẫn và gợi cảm xúc đối với khách hàng.
  • Kênh (Channel): Kênh 
  • truyền thông là các phương thức mà nguồn sử dụng để truyền tải thông điệp đến khách hàng. Sử dụng các kênh truyền thông trực tuyến giúp tiếp cận và tương tác với khách hàng một cách hiệu quả.
  • Người nhận (Receiver): Đối tượng mục tiêu cuối cùng của chiến dịch truyền thông. Hiểu rõ hành vi và nhu cầu của khách hàng trước khi đưa ra chiến lược quan trọng để thành công.
  • Phản hồi (Feedback): Phản hồi từ khách hàng là quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch truyền thông. Lắng nghe, chia sẻ và đóng góp của khách hàng giúp cải thiện và duy trì sự hài lòng của họ.
  • Nhiễu (Noise): Nhiễu là các yếu tố bên ngoài có thể ảnh hưởng đến việc truyền tải thông điệp. Để thành công, nguồn cần lưu ý và đối phó với những yếu tố này để đảm bảo thông điệp đến được người nhận một cách chính xác.

Top 8 mẫu kế hoạch truyền thông đầy đủ A-Z

Để giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc lập kế hoạch truyền thông, ACCESSTRADE sẽ chia sẻ top 10 mẫu kế hoạch truyền thông hiệu quả và được đánh giá cao hiện nay:

Mẫu kế hoạch truyền thông cho sản phẩm mới

    • Mục tiêu: Ra mắt sản phẩm mới, xây dựng nhận diện thương hiệu, tạo sự chú ý và thu hút khách hàng mục tiêu.
    • Nội dung chính: Phân tích và nghiên cứu thị trường, Xây dựng định vị thương hiệu cho sản phẩm, Xây dựng mục tiêu, Xây dựng Creative Plan, Xây dựng kế hoạch thực thi chương trình IMC, đo lường hiệu quả chiến dịch IMC.

mau-ke-hoach-truyen-thong-cho-san-pham-moi

Download mẫu kế hoạch truyền thông cho sản phẩm mới ngay tại đây

Mẫu kế hoạch truyền thông sự kiện

    • Mục tiêu: Quản lý và quảng bá sự kiện, thu hút sự tham gia và tạo ra tiếng vang.
    • Nội dung chính: Xác định timeline sự kiện, lập danh sách khách mời, chuẩn bị nội dung truyền thông trước, trong và sau sự kiện.

mau-ke-hoach-truyen-thong-su-kien

Download mẫu kế hoạch truyền thông sự kiện ngay tại đây

Mẫu kế hoạch truyền thông nội bộ:

    • Mục tiêu: Cải thiện giao tiếp nội bộ, tăng cường sự gắn kết giữa các nhân viên và bộ phận trong công ty.
    • Nội dung chính: Xác định thông điệp nội bộ, lập kế hoạch các hoạt động giao lưu, hội thảo, và các kênh giao tiếp nội bộ.

mau-ke-hoach-truyen-thong-noi-bo

Download mẫu kế hoạch truyền thông nội bộ ngay tại đây

Mẫu kế hoạch truyền thông tổng quan

  • Mục tiêu: Xây dựng và phát triển thương hiệu lâu dài.
  • Nội dung chính: Xác định giá trị cốt lõi của thương hiệu, lập kế hoạch xây dựng hình ảnh thương hiệu, và chiến lược truyền thông dài hạn.

mau-ke-hoach-truyen-thong-tong-quan

Download mẫu kế hoạch truyền thông tổng quan ngay tại đây

Mẫu kế hoạch truyền thông marketing

  • Mục tiêu: Tối ưu hóa các chiến lược marketing để đạt được mục tiêu truyền thông.
  • Nội dung chính: Xây dựng nội dung marketing, lập kế hoạch SEO, quản lý mạng xã hội, và chiến lược email marketing

Xem thêm: Mẫu kế hoạch truyền thông Marketing

Mẫu kế hoạch truyền thông Social Media

  • Mục tiêu: Tạo ra chiến dịch truyền thông toàn diện và đồng nhất.
  • Nội dung chính: Xác định thông điệp cốt lõi, lập kế hoạch triển khai trên nhiều kênh truyền thông khác nhau.

mau-ke-hoach-truyen-thong-social-media

Download mẫu kế hoạch truyền thông Social Media

Mẫu kế hoạch truyền thông chiến lược

  • Mục tiêu: Định hướng chiến lược truyền thông dài hạn cho doanh nghiệp.
  • Nội dung chính: Xác định mục tiêu chiến lược, lập kế hoạch thực hiện chi tiết, và theo dõi, đánh giá hiệu quả.

mau-ke-hoach-truyen-thong-chien-luoc

Download mẫu kế hoạch truyền thông chiến lược

Mẫu kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp nhỏ

  • Mục tiêu: Đạt hiệu quả cao với ngân sách hạn chế.
  • Nội dung chính: Lập kế hoạch chi tiết về ngân sách, xác định kênh truyền thông phù hợp, và tối ưu hóa chi phí.

mau-ke-hoach-truyen-thong-cho-doanh-nghiep-nho

Download mẫu kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp nhỏ

Lời kết

Bản kế hoạch truyền thông là vũ khí đắc lực của bất kỳ doanh nghiệp nào. Tùy vào tính chất và sản phẩm/ dịch vụ của mỗi doanh nghiệp mà kế hoạch truyền thông cũng sẽ khác nhau. Hãy tham khảo bài viết này thật kỹ và bắt đầu xây dựng bản kế hoạch truyền thông cho doanh nghiệp của bạn ngay hôm nay. 

Pop Event


Đua top mobile 2024

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x