Trong bối cảnh 4.0 ngày nay, marketing đóng vai trò ngày càng quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp. Vậy Marketing là gì? Ý nghĩa và vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp? Hãy cùng ACCESSTRADE tìm hiểu thông qua bài viết này nhé!
Marketing là gì?
Theo Philip Kotler- cha đẻ của ngành Marketing hiện đại: “Marketing là nghệ thuật tạo ra giá trị, truyền thông và phân phối những giá trị đó nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mục tiêu để đem lại lợi nhuận tối ưu cho doanh nghiệp”. Định nghĩa này không chỉ tập trung vào bán sản phẩm mà còn vào việc tạo ra giá trị và lợi ích cho khách hàng. Hay nói cách khác, marketing chính là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng mục tiêu.
Ban đầu, marketing chỉ phổ biến và thường được áp dụng chủ yếu trong các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, theo thời gian, lĩnh vực này đã mở rộng và được ứng dụng rộng rãi trong đa dạng các lĩnh vực khác nhau. Ngày nay, marketing không chỉ tồn tại trong các lĩnh vực kinh doanh truyền thống mà còn mở rộng sự ảnh hưởng đến các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, xã hội, sức khỏe,…. Marketing trở nên ngày càng quan trọng, đóng vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của gần như mọi doanh nghiệp.
Ngành Marketing là gì?
Để đáp ứng nhân sự cho thị trường lao động trong lĩnh vực marketing, nhiều trường đại học/cao đẳng đã mở ngành Marketing. Ngành marketing là một lĩnh vực chuyên sâu trong quản lý kinh doanh, tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích, và thiết kế chiến lược để quảng bá, tiếp thị, và quản lý thương hiệu của một sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức.
Vai trò của Marketing đối với sự phát triển của Doanh nghiệp
Xác định chân dung khách hàng và tạo ra nhu cầu
- Xác định chân dung khách hàng: Marketing giúp doanh nghiệp xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó tập trung nỗ lực và nguồn lực vào nhóm đối tượng có khả năng cao nhất.
- Tạo Nhu Cầu: Marketing không chỉ đáp ứng nhu cầu hiện tại cho khách hàng mà còn tạo ra nhu cầu mới thông qua việc tạo ra nhận thức về giá trị của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Xây dựng và duy trì thương hiệu
- Xây Dựng Thương Hiệu Mạnh Mẽ: Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh và giá trị của thương hiệu, từ đó tạo ra sự nhận biết và sự tin tưởng từ phía khách hàng.
- Duy Trì Thương Hiệu: Marketing không chỉ giúp xây dựng thương hiệu mà còn duy trì và phát triển thương hiệu theo thời gian, giữ cho nó luôn nổi bật trong tâm trí khách hàng.
Tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận
Mục đích cuối cùng của mỗi tổ chức, doanh nghiệp là muốn tạo ra lợi nhuận. Vì vậy, mục tiêu chính của marketing cũng phải giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa và dịch vụ:
- Tăng Doanh Số Bán Hàng: Chiến lược marketing giúp tăng cường khả năng chuyển đổi từ lợi ích thị trường thành doanh số bán hàng, đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận.
- Giữ Chân Khách Hàng: Marketing không chỉ thu hút khách hàng mới mà còn nhiệm vụ giữ chân khách hàng hiện tại, tạo ra sự trung thành và giảm tỷ lệ mất mát khách hàng.
Nghiên Cứu Thị Trường và Đối Thủ
- Nghiên Cứu Thị Trường: Marketing có nhiệm vụ cung cấp thông tin chi tiết về thị trường, giúp doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu, xu hướng và mong muốn của khách hàng.
- Đánh Giá Đối Thủ: Thông qua marketing, doanh nghiệp có thể đánh giá và có thêm thông tin về đối thủ, xác định những điểm mạnh và yếu của họ để phát triển chiến lược kinh doanh
Tăng Cường Mối Quan Hệ Khách Hàng
- Marketing giúp doanh nghiệp tương tác, phản hồi và giao tiếp một cách tốt hơn với khách hàng. Thông qua Marketing doanh nghiệp có thể tương tác với khách hàng mọi lúc, mọi nơi thông qua rất nhiều kênh khác nhau. Điều này giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và nuôi dưỡng mối quan hệ của doanh nghiệp với khách hàng.
- Marketing không chỉ giúp thu thập phản hồi từ khách hàng mà còn hỗ trợ
Dự báo xu hướng
Marketing giúp doanh nghiệp dự báo xu hướng thị trường và thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng, đảm bảo doanh nghiệp luôn ở phía trước trong ngành.
Các loại hình Marketing phổ biến
Traditional Marketing
Traditional Marketing (Marketing truyền thống) là việc quảng bá thương hiệu trên bất kỳ kênh thông tin và giải trí nào xuất hiện trước Internet. Bao gồm việc sử dụng các phương tiện truyền thống như quảng cáo trên báo chí, truyền hình, đài phát thanh, poster, flyers, catalog,… để quảng bá sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp.
Digital Marketing
Digital Marketing (Marketing kỹ thuật số là một chiến lược tiếp thị sử dụng các nền tảng và kênh trực tuyến để quảng cáo, tiếp cận, và tương tác với đối tượng khách hàng. Khác với marketing truyền thống, digital marketing tập trung vào sử dụng công nghệ số, Internet, và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số để tối ưu hóa hiệu suất chiến dịch tiếp thị.
Digital Marketing bao gồm nhiều hoạt động khác nhau nhằm tối ưu hóa sự hiện diện nền tảng số của một doanh nghiệp hoặc thương hiệu:
- SEM: Search Engine Marketing, có nghĩa là Tiếp thị qua các công cụ tìm kiếm. Đây là quá trình sử dụng các hoạt động quảng cáo để đảm bảo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn xuất hiện trên trang kết quả các công cụ tìm kiếm (SERPs).
- SEO: Search Engine Optimization hay được hiểu là quá trình tối ưu hóa, nâng cao chất lượng cho trang trang web của mình, nâng cao thứ hạng và khả năng hiển thị của website trên các công cụ tìm kiếm.
- Content Marketing: là một chiến lược tiếp thị dựa trên việc tạo ra và chia sẻ nội dung giá trị với mục tiêu là thu hút người tiêu dùng. Content Marketing bao gồm việc xây dựng ý tưởng, biên tập, chia sẻ nội dung hữu ích, giá trị qua các loại định dạng blog, video, podcast, hình ảnh để thu hút và gắn kết khách hàng.
- Social Media Marketing: Đây là hình thức sử dụng các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, LinkedIn,… để xây dựng thương hiệu, chạy quảng cáo, quảng bá sản phẩm, tạo tương tác, xây dựng mối quan hệ với khách hàng, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Email Marketing: Kết nối với khách hàng thông qua việc gửi các thông điệp tiếp thị hoặc các thông tin khuyến mãi đến danh sách đối tượng khách hàng thông qua email. Điều này giúp duy trì liên hệ với khách hàng hiện có và tạo cơ hội cho việc chuyển đổi.
- Video Marketing: Là loại hình tiếp thị nội dung thông qua video và chia sẻ lên các trang mạng xã hội nhằm quảng bá sản phẩm, kết nối và thúc đẩy chuyển đổi của khách hàng. Video marketing là xu hướng của nền công nghiệp marketing kỹ thuật số. Các hình thức video marketing quen thuộc nhất hiện tại là các dạng video dọc và ngắn trên các nền tảng TikTok, Instagram, Youtube Shorts, v.v.
- Influencer Marketing: Hợp tác với những người ảnh hưởng có uy tín trên mạng xã hội để quảng bá các sản phẩm/ dịch vụ. Việc influencer sử dụng và nói những điều tốt đẹp về một sản phẩm nào đó là cách thu hút khách hàng tốt hơn nhiều so với cách quảng cáo truyền thống.
- Affiliate Marketing là một mô hình quảng bá sản phẩm, dịch vụ. Trong đó, các nhà phân phối (affiliate/publisher) dựa trên năng lực, sự hiểu biết của mình sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng (end user) mua hàng, sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp (Advertiser/Merchant) và từ đó nhà phân phối sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp với mỗi đơn hàng thành công hoặc hoàn thành các hành động cụ thể.
Xu hướng Marketing trong tương lai
Trí tuệ nhân tạo (AI)
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang ngày càng trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược marketing. Bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo, doanh nghiệp có thể dự đoán nhu cầu và tối ưu hóa chiến lược quảng cáo, tiết kiệm thời gian và nguồn lực. Việc tích hợp AI mang lại sự linh hoạt và hiệu suất cao hơn cho chiến lược tiếp thị.
Video Marketing
Video trở thành một phương tiện quan trọng trong chiến lược marketing. Sự thịnh hành của nền tảng video như YouTube và TikTok chứng minh sức mạnh của hình ảnh động trong việc thu hút và giữ chân đối tượng khách hàng. Video marketing không chỉ tạo sự gần gũi mà còn giúp truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả.
Customer Experience Marketing
Cá nhân hoá trải nghiệm khách hàng, đây là cách Marketing hướng thông điệp tới đối tượng khách hàng tiềm năng, phân tích dữ liệu khách hàng chia sẻ, và đem đến các trải nghiệm riêng biệt cho mỗi khách hàng
MetaVerse
Metaverse hay vũ trạo ảo được hiểu là vũ trụ kỹ thuật số được xây dựng trên nền tảng thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), đồ hoạ đa chiều, các phần cứng, phần mềm, hệ thống thuật toán, và AI. Với metaverse, người dùng được trải nghiệm internet và tương tác ảo theo một cách chân thực chưa từng thấy.
Affiliate Marketing
Affiliate Marketing hay tiếp thị liên kết đang trở thành xu thế và ngày càng trở nên phổ biến. Cùng với sự nổi lên của các nền tảng mạng xã hội, affiliate marketing tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có thể kiếm thêm thu nhập một cách an toàn và bền vững. Bằng chứng cho thấy, đó chính là sự gia tăng của các KOC, KOL ngày càng nhiều.
LỜI KẾT
Trên đây là thông tin tổng quan về Marketing, vai trò của Marketing đối với doanh nghiệp. Đây là công việc với mức thu nhập hấp dẫn dành cho những người nỗ lực phát triển. Hy vọng giúp bạn có quyết định việc làm phù hợp trong tương lai. Chúc bạn thành công!