Micromanagement là khái niệm không quá xa lạ, gây ra không ít tranh cãi trong quá trình quản lý và vận hành doanh nghiệp. Vậy Micromanagement là gì? Dấu hiệu nhận biết micromanagement? Khi nào nên áp dụng quản lý vi mô cho doanh nghiệp? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Micromanagement là gì?
Micromanagement hay được dịch ra tiếng việt là quản lý vi mô. Đây là hình thức quản lý nhân sự có phần cực đoan, luôn quan tâm đến những chi tiết nhỏ, can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên.
Trên thực tế, micromanagement không được xem là cách thức quản trị doanh nghiệp tốt, lâu dần sẽ khiến nhân viên mất đi sự chủ động và tinh thần làm việc. Tuy nhiên không phải tất cả các mặt của quản lý vi mô đều xấu, nếu biết áp dụng đúng cách, micromanagement vẫn mang lại những lợi ích nhất định cho doanh nghiệp.
Dấu hiệu nhận biết micromanagement?
Nhiều quản lý thường “vô tình” áp dụng micromanagement cho doanh nghiệp của mình, sau đây là một số dấu hiệu nhận biết một người đang áp dụng quản lý vi mô:
- Không để nhân viên làm việc độc lập, liên tục kiểm tra, đánh giá chi tiết, luôn cố gắng tham gia vào tất cả vị trí, vai trò, công việc đơn giản hơn dành cho cấp dưới của mình.
- Không khuyến khích cấp dưới đưa ra ý kiến và đề xuất cũng như không đánh giá cao những nhân viên đưa ra quyết định độc lập mà không có sự đồng ý của họ.
- Những người quản lý áp dụng micromanagement luôn chú trọng vào chi tiết và gần như không thể quan tâm đến việc kinh doanh. Trong hầu hết thời gian làm việc, họ sẽ bị mắc kẹt với những vấn đề nhỏ và luôn cố gắng hoàn thành nó thay vì nhìn vào bức tranh tổng thể.
- Một nhà quản lý vi mô “chính hiệu” thường xuyên tham gia vào những công việc của những bộ phận, phòng ban khác không liên quan tới họ và chê bai dè bỉu người khác, luôn tự cho mình là nhất.
Hầu hết các nhà quản lý vi mô sẽ không tạo được sự gắn kết với đồng nghiệp và cấp dưới của mình. Đồng thời gặp khó khăn trong việc quản lý và vận hành doanh nghiệp.
Áp dụng quản lý vi mô cho doanh nghiệp
Trường hợp nên áp dụng
Như đã đề cập, quản lý vi mô không phải lúc nào cũng xấu, nêu biết áp dụng đúng cách, micromanagement vẫn sẽ đem lại những hiệu quả bất ngờ cho doanh nghiệp, sau đây là những trường hợp nên áp dụng quản lý vi mô:
- Tuyển dụng nhân viên: Đây là việc không hề dễ dàng, để có được một nhân sự tiềm năng, gắn bó lâu dài, cần áp dụng quản lý vi mô trong quy trình tuyển dụng, điều này giúp bạn xem xét kỹ lưỡng về mức độ phù hợp của ứng viên, tiết kiệm thời gian và tránh lãng phí nguồn lực.
- Định hướng, đào tạo nhân viên mới: Đây chính là thời điểm thích hợp nhất để áp dụng micromanagement, những bạn nhân viên mới cần được hướng dẫn chi tiết bởi leader và những quản lý nhiều kinh nghiệm. Điều này sẽ giúp họ nhanh chóng học hỏi và làm quen với công việc. Tuy nhiên cần lưu ý, trong quá trình hướng dẫn vẫn nên cho nhân viên có cơ hội thể hiện bản thân mình.
- Triển khai dự án mới: Bước đầu tiên luôn là bước quan trọng nhất, khi bắt đầu một dự án mới, các nhà quản lý cần hướng dẫn chi tiết công việc cho nhân viên cấp dưới của mình, đảm bảo họ hiểu và nắm bắt được những việc cần làm khi triển khai dự án. Đồng thời quản lý vi mô sẽ giúp những nhà quản lý rà soát và phát hiện những lỗi sai, nhanh chóng khắc phục.
- Đối mặt với các vấn đề tài chính và pháp lý: Đây chính là lúc micromanagement phát huy hiệu quả, các nhà quản lý cần nhanh chóng sắp xếp và rà soát kỹ lưỡng, tìm ra nguyên nhân vấn đề và khắc phục.
- Đối mặt với những nhân viên “cờ đỏ”: Nếu phát hiện một nhân viên “cờ đỏ”, luôn mang trong mình sự tiêu cực khi đối mặt với vấn đề và đứng trước nguy cơ nghỉ việc. Các nhà quản lý cần theo dõi sát sao các biểu hiện và hành động của họ, tránh để họ gây tổn hại đến doanh nghiệp. Nếu những nhân viên này không có dấu hiệu thay đổi, bạn nên để nhân viên rời đi.
- Tham gia vào các hoạt động rủi ro cao: Khi tham gia vào các hoạt động này, các nhà quản lý cần áp dụng micromanagement, theo dõi và đánh giá sát sao để đảm bảo sự an toàn cho chính họ và cho doanh nghiệp.
- Thay đổi chiến lược: Bất kỳ sự thay đổi nào cũng đều có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp, khi quyết định thay đổi chiến lược, micromanagement sẽ giúp toàn bộ nhân viên nhanh chóng nắm bắt và hiểu được nhiệm vụ, vai trò của họ. Đồng thời các hoạt động sẽ được triển khai thống nhất và đồng bộ.
Trường hợp không nên áp dụng
Quản lý quá sát sao đôi khi sẽ phản tác dụng và gây bất lợi cho doanh nghiệp, sau đây là một số trường hợp không nên áp dụng micromanagement:
- Ảnh hưởng đến sự phát triển của nhân viên: Các nhà quản lý không nên can thiệp quá sâu vào công việc của nhân viên, hãy để họ có sự chủ động đưa ra các quyết định giải quyết công việc của mình, phát triển bản thân và học hỏi những đều mới.
- Ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của nhân viên: Việc liên tục bị kiểm tra, rà soát công việc sẽ khiến nhân viên bị mất tinh thần làm việc, dẫn đến tình trạng làm “đối phó” hay “làm cho có”, điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc của họ,
- Giết chết động lực và sự sáng tạo: Các nhà quản lý nên học cách lắng nghe và cho phép nhân viên đề xuất sáng tạo. Áp dụng quản lý vi mô về lâu dài sẽ khiến nhân viên mất dẫn động lực và sự sáng tạo của mình.
- Khiến đối tác kinh doanh lo ngại: Các đối tác kinh doanh sẽ cảm thấy rất quan ngại khi làm việc với một doanh nghiệp mà quyền lực chỉ tập trung về một cá nhân. Điều này sẽ khiến doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Các nhân viên phải làm việc dưới micromanagement sớm muộn sẽ khiến tổ chức bị rối loạn.
- Kiệt sức và trễ tiến độ công việc: Như đã đề cập, nếu liên tục quan tâm đến những vấn đề nhỏ, các nhà quản lý sẽ nhanh chóng bị kiệt sức, những vấn đề lớn sẽ không kịp giải quyết gây trễ nải tiến độ công việc
Lời kết
Micromanagement sẽ không xấu nếu bạn biết áp dụng đúng cách. Hi vọng qua bài viết vừa rồi, bạn đã có thể hiểu về quản lý vi mô và cách áp dụng nó. Hãy thật sáng suốt và linh hoạt tình huống áp dụng để có thể trở thành người lãnh đạo thành công.