Mô hình B2B2C là gì? Lợi ích và hạn chế khi áp dụng mô hình B2B2C

Mô hình B2B2C là gì và lợi ích của nó là gì? Mô hình B2B2C đang được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất, và nhiều lĩnh vực khác. Đây được xem mô hình kinh doanh hiệu quả, nhiều mặt lợi hơn so với các mô hình quen thuộc B2B, B2C, B2G. Hãy cùng tìm hiểu mô hình kinh doanh này trong bài viết sau.

mo-hinh-b2b2c
Mô hình b2b2c

Mô hình B2B2C là gì?

B2B2C là thuật ngữ tiếng anh, viết tắt của từ Business To Business To Customer. Đây là mô hình kinh doanh thể hiện sự tương quan giữa hai chủ thể doanh nghiệp để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng. 

Mô hình kinh doanh biến thể từ hai mô hình kinh doanh quen thuộc B2B và B2C. B2B2C đã tận dụng những ưu thế cũng như giải quyết mặt hạn chế của 2 mô hình kinh doanh. Những ví dụ điển hình của mô hình B2B2C là các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo,…

mo-hinh-b2b2c-la-gi
Mô hình B2B2C là gì

Sự chuyển dịch của mô hình B2B sang B2B2C

Trước đây, các nhà sản xuất thường chỉ chú trọng đến công đoạn sản xuất, chất lượng sản phẩm mà ít quan tâm đến trải nghiệm khách hàng. Kênh bán hàng B2C ( doanh nghiệp đưa sản phẩm tới người tiêu dùng cuối cùng) mới là đơn vị có nhiệm vụ định hướng khách hàng.

Tuy nhiên, thời đại phát triển, thị trường ngày càng cạnh tranh. Khách hàng đóng vai trò to lớn, ảnh hưởng đến cả sự phát triển của môi trường B2B ( doanh nghiệp với doanh nghiệp). Bởi vậy, nhiều doanh nghiệp, nhà sản xuất đã chuyển đổi mô hình B2B sang B2B2C. 

Với 3 chủ thể chính bao gồm doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp đối tác phân phối sản phẩm và người tiêu dùng, mô hình này đã loại bỏ được những hạn chế của mô hình kinh doanh truyền thống. 

Trong thời đại công nghệ 4.0, B2B2C dần thể hiện rõ lợi ích to lớn của mình và được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh.

chuyen-doi-mo-hinh-b2b-sang-b2b2c
Chuyển đổi mô hình B2B sang B2B2C

Lợi ích và thách thức của mô hình B2B2C

Mô hình kinh doanh B2B2C được các doanh nghiệp đánh giá cao tính hiệu quả. Có thể nói, mô hình B2B2C mang lại nhiều lợi ích vượt trội nhưng cũng tồn tại một vài hạn chế. Đó là những lợi ích và thách thức gì? Tìm hiểu ngay dưới đây.

Lợi ích của mô hình B2B2C

  • Gia tăng lợi nhuận: Khi tham gia vào mô hình này, doanh nghiệp có cơ hội mở rộng thị trường tiềm năng, giúp tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận. Ví dụ đơn vị giao hàng Grab khi kết hợp với một chuỗi nhà hàng bánh tráng cuốn thịt heo Giang Mỹ thì nhà hàng vừa bán được nhiều khách hàng mà số lượng công việc của đơn vị giao hàng cũng tăng đáng kể. Từ đó, đôi bên cùng có lợi.
  • Tăng mức độ thuận tiện: Mô hình kinh doanh B2B2C tăng mức độ thuận tiện mua sắm cho người tiêu dùng. Ví dụ, khi lướt sàn thương mại điện tử Shopee, bạn có thể đặt mua các loại sản phẩm từ quần áo, thực phẩm chức năng, thiết bị điện tử,…Sự kết hợp của Shopee và các đơn vị sản xuất, kinh doanh khác giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian lựa chọn, thuận tiện mua sắm đa dạng sản phẩm.
  • Kết hợp nhiều ngành: Thay vì chỉ có thể hợp tác với những doanh nghiệp liên quan đến cùng một ngành cụ thể, mô hình B2B2C cho phép hai doanh nghiệp khác ngành nhau hợp tác với nhau để đưa đến sản phẩm tốt tới người tiêu dùng. Ví dụ, một cửa hàng tạp hóa kết hợp với đơn vị giao hàng (Giao hàng nhanh, Viettel post, J&T express…) theo mô hình B2B2C giúp cho hai đơn vị cùng nhau phát triển và tăng trưởng doanh thu.
  • Tăng khả năng kết nối với khách hàng: Khi hai doanh nghiệp hợp tác với nhau, họ có cơ hội tiếp cận những nhóm khách hàng trung thành của doanh nghiệp đối tác. Từ đó, doanh nghiệp mở rộng tệp khách hàng tiềm năng. Ví dụ, Viettel Pose có thể tiếp cận được khách hàng tiềm năng khi hợp tác với các quán ăn, nhà hàng và ngược lại. 
  • Giảm chi phí overhead: Mô hình này còn có thể giúp doanh nghiệp giảm chi phí chung một cách đáng kể như chi phí phân phối, lưu trữ và bảo quản sản phẩm. Ví dụ, Shopee không cần lưu trữ hàng hóa cho đến khi khách hàng đặt mua. Thay vào đó, Shopee chỉ cần thông qua nhãn hàng để cung cấp sản phẩm cho khách hàng. 

Hạn chế & thách thức của mô hình B2B2C

  • Độ tín nhiệm của thương hiệu: Hợp tác với một doanh nghiệp là bạn cũng chịu sự uy tín hoặc sai lầm của họ. Nếu đối tác là đơn vị làm ăn không uy tín, điều này có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm khách hàng và có sự đánh giá không tốt đến sản phẩm của doanh nghiệp bạn. Hãy nghiên cứu và tìm hiểu kỹ đối tác trước khi hợp tác tham gia mô hình kinh doanh B2B2C. Lên kế hoạch cải thiện trải nghiệm khách hàng cũng như bạn có thể đưa ra phương án giúp nâng cao chất lượng doanh nghiệp.
  • Tương thích công nghệ thông tin: Trong thời đại công nghệ số 4.0, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng nở rộ. Chính vì thế, mô hình kinh doanh B2B2C đòi hỏi sự tương thích cao với công nghệ thông tin. Các doanh nghiệp cần liên tục đổi mới, trau dồi kiến thức về các nền tảng website, các hình thức bán hàng trực tuyến để giúp doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.
  • Thỏa thuận pháp lý: Việc hợp tác cùng nhau phát triển giữa các doanh nghiệp cần có thỏa thuận pháp lý. Nên có sự hỗ trợ của các đại diện pháp nhằm đảm bảo quyền lợi cho cả hai đơn vị.

Những ngành thường áp dụng mô hình B2B2C

Không chỉ áp dụng trong lĩnh vực tài chính và phân phối mà mô hình B2B2C còn có nhiều ứng dụng khác. Dưới đây là một số ngành phổ biến đang áp dụng mô hình B2B2C.

E-commerce

Các đơn vị kinh doanh thường hợp tác với các trang thương mại điện tử, trang web bán hàng để bán được nhiều sản phẩm, tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Một trang thương mại điện tử có thể trưng bày đa dạng các loại hàng hóa thuộc nhiều danh mục khác nhau để giúp khách hàng dễ lựa chọn.

Các sàn thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada, Sendo,… là những ví dụ điển hình cho mô hình này.

cac-san-thuong-mai-dien-tu-ap-dung-b2b2c
Các sàn thương mại điện tử áp dụng B2B2C

May mặc

Doanh nghiệp cùng các cửa hàng bán lẻ tham gia mô hình B2B2C để đưa sản phẩm lên kệ hoặc gian hàng điện tử. Ví dụ, một cửa hàng quần áo bán nhiều sản phẩm từ nhiều nhà sản xuất quần áo, đồ dệt may khác nhau. Các nhãn hàng thời trang lớn như Zara, Canifa thường hợp tác với nhiều bên trung gian để đưa sản phẩm ra thị trường nhanh nhất, hiệu quả nhất. 

Dịch vụ nhà hàng và ăn uống

Khách hàng có thể đặt mua đồ uống đi kèm tại nhà hàng mà họ đang thưởng thức đồ ăn. Chính vì thế, các nhà hàng hợp tác với đơn vị cung cấp sản phẩm giải khát để đôi bên cùng có lợi. Ví dụ công ty nước ngọt Coca Cola liên kết với các siêu thị, cửa hàng tạp hóa để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả. 

Xu hướng phát triển công nghệ mới hỗ trợ B2B2C

Xu hướng dịch chuyển sang mô hình B2B2C phát triển mạnh mẽ. Đồng thời, nhiều công nghệ cũng được áp dụng nhằm hỗ trợ mô hình kinh doanh này. Cụ thể:

  • Dữ liệu lớn hay còn gọi là big data, được hiểu là một khối lượng dữ liệu lớn với các phần mềm xử lý dữ liệu, tổng hợp thông tin nhanh chóng, khoa học. Đây là phần thiết yếu giúp các doanh nghiệp tối ưu quy trình và quản lý, đưa ra các quyết định đúng đắn. 
  • Tối ưu hóa dữ liệu: Không chỉ lưu trữ thông tin, các doanh nghiệp còn phải tổng hợp, phân tích, dự đoán để xây dựng chiến lược, đưa ra những quyết định mang tính định hướng tương lai lâu dài.
  • Kết nối vạn vật hay còn gọi là IoT. Phần này giúp đỡ rất nhiều cho các nhà sản xuất trong việc giám sát thời gian thực để đạt được mục tiêu lớn. Những mục tiêu đó bao gồm giảm thiểu chi phí, tăng năng suất, cải thiện mức độ an toàn sản xuất, đảm bảo chất lượng quy trình sản xuất.
  • Trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là AI. Đây là công cụ hữu ích được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực như phân tích công cụ tiếp thị, chăm sóc khách hàng, quảng cáo kỹ thuật số, cuộc gọi thông minh,…. Shopify, Magento là những ví dụ điển hình của việc áp dụng công nghệ vào trong kinh doanh bán hàng theo mô hình B2B2C
  • Chuỗi khối Blockchain: Với công cụ này, các thông tin bảo mật của doanh nghiệp, thông tin cá nhân của khách hàng được bảo vệ ở mức cao nhất, tránh bị đánh cắp dữ liệu. 

Lời kết

Bài viết vừa chia sẻ những thông tin bổ ích liên quan đến mô hình kinh doanh B2B2C. Hi vọng rằng, bạn đọc đã nắm được khái niệm B2B2C cũng như lợi ích, thách thức mà mô hình này đem lại. Đồng thời, bạn cũng hiểu được xu hướng áp dụng công nghệ mới để phát triển mô hình B2B2C. 

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x