Khám phá về OpenAI – Công ty đứng sau sự thành công của Chat GPT, từ lịch sử thành lập đến những sản phẩm và ứng dụng đột phá như GPT, DALL-E, và Gym Retro. Đọc ngay để hiểu sâu hơn về vai trò và tiềm năng của OpenAI trong thế giới công nghệ ngày nay
OpenAI là gì? Lịch sử ra đời OpenAI
OpenAI (Open Artificial Intelligence) là tổ chức phi lợi nhuận chuyên nghiên cứu và phát triển những ứng dụng liên quan tới trí tuệ nhân tạo (AI). OpenAl được thành lập vào tháng 12/2015 bởi Sam Altman, Greg Brockman, Ilya Sutskever, Wojciech Zaremba và Elon Musk tại San Francisco, Mỹ. Mục tiêu của tổ chức nhằm hỗ trợ và nâng cao chất lượng cuộc sống, công việc của mọi người trên toàn thế giới thông qua trí tuệ nhân tạo.
Tóm tắt lịch sử OpenAI:
- Tháng 12/2015, OpenAI được ra mắt với vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD với mục tiêu phát triển trí tuệ nhân tạo
- Tháng 4/2016 và tháng 12/2016, “OpenAI Gym” và “Universe” ra đời nhằm nghiên cứu và củng cố chất lượng học tập cùng AI
- Năm 2018, Elon Musk rút khỏi hội đồng quản trị nhưng vẫn là nhà tài trợ.
- Năm 2019, tổ chức tuyển từ phi lợi nhuận sang có lợi nhuận
- Năm 2020, GPT-3 ra đời, đây là mô hình ngôn ngữ được đào tạo dựa trên hàng nghìn tỷ từ trên Internet.
- Năm 2021, cho ra mắt DALL-E, thông qua mô tả ngôn ngữ mô hình này có khả năng tạo hình ảnh kỹ thuật số.
- Tháng 12/2022, dựa trên GPT-3 OpenAI cho ra mắt Chatbot AI- Chat GPT-3.5
Các sản phẩm nổi bật của Open AI
OpenAI Gym
OpenAI Gym được xem như bộ công cụ dùng để sắp xếp, phát triển và so sánh thuật toán học củng cố. Thư viện mã nguồn mở này cho phép truy cập vào một tập hợp các môi trường được tiêu chuẩn hóa và cung cấp một loạt các learning task. OpenAI Gym Sử dụng Bộ dataset ImageNet Large Scale Visual Recognition Challenge (ILSVRC) trong các nghiên cứu giám sát và học tập.
Thêm vào đó, bộ công cụ này cũng được sử dụng để chuyển hoá cách xác định môi trường trong những ấn phẩm nghiên cứu AI, tái tạo lại những nghiên cứu đã được. Tháng 06/2017, dự án được công bố với giao diện thân thiện với người dùng và được sử dụng với Python.
Universe
Như đã đề cập, Universe được công bố vào tháng 12/2016. Đây là nền tảng phần mềm được dùng để đo lường và đào tạo trí thông minh chung của tất cả các AI trên toàn thế giới cho các trò chơi, trang web và nhiều ứng dụng khác.
Universe thường được kết hợp sử dụng cùng OpenAI Gym, sử dụng kinh nghiệm để thích nghi với môi trường khó khăn, nhanh chóng thành nhiệm vụ.
Debate Game
Năm 2018, OpenAI cho ra mắt Debate Game. Đây là phần mềm dạy máy móc tranh luận về các vấn đề đồ chơi trước sự chứng kiến của con người. Phần mềm này được dùng để đánh giá cách tiếp cận và kiểm tra các quyết định của trí tuệ nhân tạo.
Các mô hình sản xuất dữ liệu
Theo thông tin đã được công bố trước đó. Tính đến thời điểm hiện tại, có tất cả 9 mô hình sản xuất dữ liệu. Mỗi mô hình sẽ có mục tiêu và phạm vi chức năng riêng biệt. Tuy nhiên, trong bài viết này sẽ chỉ đề cập đến 6 mô hình tiêu biểu nhất.
GPT
Ngày 11/06/2018, GPT được ra mắt dưới dạng bản in trước trên website của OpenAI. GPT là viết tắt của Generative Pre-trained Transformer. Đây là một mô hình ngôn ngữ tổng quát được dùng để xử lý các thuật toán dài hạn. Đây chính là tiền đề cho sự phát triển thành công của chat GPT sau này.
GPT-2
Kế thừa và cải tiến từ GPT, GPT-2 được công bố lần đầu vào tháng 2/2019, sau đó phát hành phiên bản hoàn chỉnh vào tháng 11/2019.
GPT-3
Tháng 05/2020, tiếp tục phát triển từ GPT-2, GPT-3 được cho ra mắt. Phiên bản hoàn thiện của của mô hình có chứa tới 175 tỷ tham số, lớn hơn 2 bậc so với phiên bản hoàn thiện GPT-2 chỉ khoảng 1.5 tỷ tham số. GPT-3 tạo ra sự khác biệt trong một số nhiệm vụ “meta learning”, cho phép khái quát hoá mục tiêu của một cặp đầu vào- đầu ra duy nhất. Ngày 23/09/2020 Mô hình GPT-3 được cấp phép độc quyền cho Microsoft
Chat GPT-3.5
Tháng 11/2022 OpenAI cho ra mắt ChatGPT- 3.5 và đạt 1 triệu người dùng chỉ sau 5 ngày ra mắt. Sự ra đời của Chat GPT đánh dấu cuộc cách mạng AI và thay đổi hoàn toàn thói quen của mọi người. Đây là một công cụ trí tuệ nhân tạo sở hữu giao diện đàm thoại cho phép bạn đặt câu hỏi bằng bất cứ ngôn ngữ nào. Chỉ trong vài giây, hệ thống sẽ tự tổng hợp dữ liệu và thông tin từ Internet để đưa ra câu trả lời.
Tuy nhiên, Chat GPT có một số giới hạn nhất định như không thể trả lời những câu hỏi phức tạp hoặc hỗ trợ người dùng trong công việc sáng tạo nội dung.
GPT-4
Tiếp tục nâng cấp và phát triển, tháng 03/2023 OpenAI cho ra mắt phiên bản GPT-4 có trả phí, câu trả lời của GPT-4 được chọn lọc và “thông minh” hơn. Với phiên bản này, người dùng có thể giải quyết được những câu hỏi phức tạp, sáng tạo nội dung và phân tích thị trường.
Tuy nhiên, những câu trả lời từ GPT-4 vẫn chưa hoàn toàn chính xác 100% và vẫn còn mang theo định kiến xã hội.
Dall-E
Dall-E là một trong những dự án quan trọng nhất của Open AI, được ra mắt vào tháng 1/2021. Đây là một mô hình tổng quát có thể tạo hình ảnh từ các mô tả văn bản, một trong những mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất do OpenAl phát triển.
Hiện nay, Dall-E đã được tích hợp vào phiên bản trả phí GPT-4
Microscope
Microscope là một bộ tập hợp các hình ảnh trực quan của các lớp và nơron quan trọng trong 8 mô hình mạng nơron khác nhau được nghiên cứu nhiều về khả năng diễn giải. Mô hình được tạo ra mới mục đích phân tích các tính năng được hình thành trong các phần của mạng nơron này.
Codex
Codex được OpenAI phát triển dựa trên GPT-3 và được bổ sung thêm 159 gigabyte mã Python từ kho lưu trữ GitHub. Codex có khả năng phân tích ngôn ngữ tự nhiên và tạo ra các mã dữ liệu để phản hồi, vì vậy rất hữu ích trong việc ứng dụng lập trình. OpenAi tuyên bố rằng Codex có thể tạo mã bằng hơn chục ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên vẫn hiệu quả nhất trên Python. Ngoài ra Codex còn có khả năng giao tiếp với các dịch vụ và ứng dụng khác.
Bot trò chơi video
Nhóm mô hình Bot trò chơi video được OpenAI phát triển với hai sản phẩm là: OpenAI Five và Gym Retro.
OpenAI Five
OpenAI Five được thiết kế gồm năm bot được sử dụng trong trò chơi điện tử 5 đấu 5 Dota 2 kết hợp các kỹ thuật học sâu và tăng cường. Thông qua thuật toán thử và sai, mô hình này có khả năng tự học và chơi với chính mình, do đó chúng nhanh chóng hiểu được yếu tố chiến lược của trò chơi và các chiến thuật cần thiết để giành chiến thắng. Thực tế, mô hình này đã từng đánh bại những game thủ chuyên nghiệp trong các trận đấu trước đây.
Gym Retro
GYM Retro là một nền tảng được phát triển nghiên cứu trò chơi điện tử RL và khát quát hoá. Thay vì tập trung tối ưu hoá các tác nhân giải quyết các tác vụ đơn lẻ. GYM Retro có khả năng khái quát giữa các trò chơi có khái niệm tương tự nhau nhưng hình thức khác nhau.
Thương vụ của Microsoft
Để OpenAI có được sự thành công như ngày hôm nay, không thể không nhắc đến sự hậu thuẫn vững chắc của tập đoàn MicroSoft.
Vào năm 2019, MicroSoft đã đầu tư 1 tỷ USD vào OpenAI và tiếp tục đầu thêm thêm 10 tỷ USD vào tháng 01/2023. Khoản đầu tư của MicroSoft vào tổ chức này được ước tính lên đến 13 tỷ USD. Đây được xem là ván đặt cược tỷ đô của MicroSoft vào ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo. Các khoản đầu tư này, đã giúp OpenAI phát triển các mô hình ngôn ngữ và phổ biến Chat GPT đến mọi người.
Hiện tại, Chat GPT đã có thể được tích hợp trong hầu hết các ứng dụng của MicroSoft như Bing, Internet Edge, hệ điều hành Windows và thậm chí cả bộ tài liệu 365, bao gồm Word, PowerPoint và Excel.
Lời kết
Qua bài viết vừa rồi, hy vọng bạn đã tìm được những thông tin hữu ích. Từ những sản phẩm đột phá như GPT, DALL-E cho đến các ứng dụng thú vị như OpenAI Gym và Gym Retro, OpenAI đã không ngừng mở ra những cánh cửa mới cho cuộc sống của chúng ta. Hy vọng rằng OpenAI sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, mang lại những giải pháp thông minh và hiệu quả cho thế giới.