Những điểm mới nhất về quản lý thuế cập nhật 2024

Để hỗ trợ các doanh nghiệp và cá nhân thực hiện nghĩa vụ nộp thuế một cách hiệu quả và phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành, bài viết dưới đây của ACCESSTRADE sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến quản lý thuế và các câu hỏi thường gặp. Hãy cùng tìm hiểu để nắm rõ và thực hiện các nghĩa vụ thuế của mình đúng quy định.

Mục 1. Căn cứ pháp lý về việc quản lý thuế

Ai là người phải nộp thuế?

Theo khoản 1 Điều 1 Luật Quản lý thuế 2019 quy định: 

  1. Người nộp thuế sẽ bao gồm:

a) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế;

b) Tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước;

c) Tổ chức, cá nhân khấu trừ thuế.

Như vậy, đối tượng nộp thuế sẽ bao gồm:

– Các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp thuế đúng với quy định của pháp luật.

– Các tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân nộp các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.

– Tổ chức và cá nhân khấu trừ thuế.

Ví dụ:

Anh A tham gia chương trình affiliate marketing của ACCESSTRADE, hàng tháng anh nhận được hoa hồng từ việc giới thiệu sản phẩm là 15 triệu đồng. Theo quy định của Luật Quản lý thuế, anh Hùng phải kê khai và nộp thuế thu nhập cá nhân cho khoản thu nhập này. ACCESSTRADE, với vai trò là tổ chức chi trả hoa hồng, cũng có trách nhiệm khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả hoa hồng cho anh Hùng.

quan-ly-thue

Vậy các khoản thu khác là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

8 khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước do cơ quản quản lý thuế thu bao gồm:

Phí và lệ phí theo quy định của Luật Phí và lệ phí; Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước; Tiền thuê đất, thuê mặt nước; Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước; Tiền nộp ngân sách nhà nước từ bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công; Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế và hải quan; Tiền chậm nộp và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.

Xem thêm: 6 khoản thu khác không thuộc ngân sách nhà nước do cơ quan quản lý thuế thu tại đây

Cơ quan quản lý thuế là gì? Bao gồm những cơ quan nào?

Theo khoản 2 Điều 2 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

a) Cơ quan thuế: Tổng cục Thuế, Cục Thuế, Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực;

b) Cơ quan hải quan: Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan, Chi cục Hải quan.

Giải thích dễ hiểu: Cơ quan quản lý thuế là cơ quan nhà nước thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước. Cơ quan quản lý thuế gồm các cơ quan thuế và cơ quan hải quan.

Mục 2. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý thuế

Cơ quan quản lý thuế sẽ có bao nhiêu nhiệm vụ chính? Đó là những nhiệm vụ nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Quản lý thuế 2019, cơ quan quản lý thuế có 11 nhiệm vụ chính như sau:

  1. Tổ chức thực hiện quản lý thu thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước.
  2. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật về thuế.
  3. Giải thích, cung cấp thông tin liên quan đến nghĩa vụ thuế cho người nộp thuế.
  4. Bảo mật thông tin của người nộp thuế.
  5. Thực hiện việc miễn, giảm, xóa nợ, gia hạn nộp thuế, hoàn thuế.
  6. Xác nhận nghĩa vụ thuế của người nộp thuế khi có yêu cầu.
  7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến thuế.
  8. Giao biên bản, kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thuế.
  9. Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định.
  10. Giám định để xác định số tiền thuế phải nộp.
  11. Xây dựng hệ thống thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực thuế.

Mục 4: Khai thuế

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế cụ thể?

Theo Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo tháng, theo quý:

a) Chậm nhất ngày 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với khai và nộp theo tháng.

b) Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với khai và nộp theo quý.

2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo năm:

a) Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.

b) Chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm.

3. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế: chậm nhất ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

4. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khi chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp: chậm nhất ngày thứ 45 kể từ ngày xảy ra sự kiện.

thoi-han-nop-ho-so-khai-thue

Mục 5: Nộp thuế

Có thể nộp thuế ở đâu? Địa điểm cụ thể?

Theo khoản 1 Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 quy định Người nộp thuế nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại các địa điểm: 

a) Tại Kho bạc Nhà nước;

b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;

c) Thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;

d) Thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.

Giải thích dễ hiểu:

Người nộp thuế có thể nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước tại các địa điểm như Kho bạc Nhà nước, cơ quan quản lý thuế, tổ chức được ủy nhiệm thu thuế, ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng khác. Các tổ chức này có trách nhiệm đảm bảo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế và phải chuyển tiền thuế vào ngân sách nhà nước trong thời gian quy định.

Mục 6: Trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế

Khi doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sẽ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo Điều 67 Luật Quản lý thuế 2019:

  1. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các quy định liên quan.
  2. Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế khi doanh nghiệp phá sản được thực hiện theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật Phá sản.
  3. Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm nộp.
  4. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh chấm dứt hoạt động chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì chủ hộ, cá nhân phải chịu trách nhiệm nộp.
  5. Người nộp thuế có chi nhánh, đơn vị phụ thuộc chấm dứt hoạt động nhưng vẫn còn nợ thuế thì có trách nhiệm kế thừa các khoản nợ của chi nhánh, đơn vị phụ thuộc.

trach-nhiem-hoan-thanh-nghia-vu-nop-thue

Giải thích dễ hiểu:

Khi doanh nghiệp giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật. Nếu chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế, chủ sở hữu hoặc cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm nộp thuế còn lại. Các chi nhánh hoặc đơn vị phụ thuộc cũng phải kế thừa các khoản nợ thuế nếu có.

Mục 7: Hoàn thuế

Trường hợp nào sẽ được hoàn thuế?

Căn cứ Điều 70 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

  1. Cơ quan quản lý thuế thực hiện hoàn thuế đối với tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
  2. Cơ quan thuế hoàn trả tiền nộp thừa đối với người nộp thuế có số tiền đã nộp lớn hơn số phải nộp.

Ví dụ dễ hiểu:

Anh B tham gia chương trình affiliate marketing và ước tính thu nhập trong năm là 300 triệu đồng, nộp thuế thu nhập cá nhân tương ứng. Tuy nhiên, thu nhập thực tế của anh B chỉ là 250 triệu đồng. Do đó, số thuế anh B đã nộp thừa sẽ được cơ quan thuế hoàn trả lại sau khi kiểm tra và xác nhận hồ sơ khai thuế của anh.

Mục 8: Miễn Thuế

Trường hợp nào sẽ được miễn thuế?

Theo Điều 79 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

  1. Miễn thuế, giảm thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế và các trường hợp sau:

a) Hộ gia đình, cá nhân nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế hàng năm từ 50.000 đồng trở xuống.

b) Cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hàng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống.

cac-truong-hop-duoc-mien-thue

Giải thích dễ hiểu:

Nếu một cá nhân hoặc hộ gia đình có số tiền thuế sử dụng đất phi nông nghiệp hoặc thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công phải nộp trong năm không vượt quá 50.000 đồng, họ sẽ được miễn thuế cho các khoản này.

Lời Kết

Việc hiểu rõ và thực hiện đúng các quy định về quản lý thuế là rất quan trọng để đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra suôn sẻ và tuân thủ pháp luật. Hy vọng rằng bài viết này của ACCESSTRADE đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về quản lý thuế theo Luật Quản lý thuế 2019. Mọi thông tin thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về quản lý thuế, các Publisher vui lòng liên hệ đội ngũ hỗ trợ ACCESSTRADE tại: 

  • Inbox Fanpage ACCESSTRADE Vietnam
  • Điền thông tin thắc mắc theo đường liên kết sau: Link form
  • Email: support@accesstrade.vn 
  • Hotline: 024 666 22447

 

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x