Một doanh nghiệp có thể duy trì và hoạt động tốt chắc chắn luôn tồn tại về bộ máy quản trị doanh nghiệp mang lại hiệu quả. Vậy thực chất quản trị doanh nghiệp là gì? Những nguyên tắc quan trọng với hình thức này được áp dụng trong doanh nghiệp ra sao, cùng ACCESSTRADE tìm hiểu ngay nhé!
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp được hiểu như là sẽ có 1 bộ phận quản lý toàn bộ việc kinh doanh, bao gồm cả kinh doanh online lẫn offline, quản trị các hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo doanh nghiệp được hoạt động theo các tiêu chí, mục tiêu đã đề ra để xây dựng, phát triển công ty. Về cơ bản thì việc quản lý doanh nghiệp sẽ liên quan đến các bộ phận như cổ đông, khách hàng, cộng đồng, các ban trong công ty, nhà cung cấp, quản lý,vv…
Xem thêm: Pareto chart là gì? Mô hình quản trị doanh nghiệp theo biểu đồ Pareto
4 chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp
Chức năng chính của quản trị doanh nghiệp là gì, đóng vai trò ra sao? Để biết chi tiết hơn về điều này chúng ta cùng nhau liệt kê các chức năng cơ bản dưới đây nhé.
Chức năng hoạch định chiến lược
Người quản lý trong việc quản trị doanh nghiệp sẽ có nhiệm vụ hoạch định ra các chiến lược và mục tiêu phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Đồng thời đưa ra các phương án giải quyết khi có những vấn đề xảy ra ngoài ý muốn trong quá trình thực hiện các dự án
Khi tiến hành thực hiện chức năng hoạch định chiến lược, nhà quản trị phải:
- Nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại.
- Hiểu được quy trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Xác định và xây dựng mục tiêu doanh nghiệp có thể đạt được trong thời gian tới.
- Phân công nguồn lực cụ thể và đưa ra công việc cụ thể để mỗi cá nhân, nhân viên thực hiện theo đúng tiến trình.
Chức năng tổ chức thực hiện
Về chức năng tổ chức thực hiện tại doanh nghiệp sẽ bao gồm 3 mảng chính:
- Tổ chức bộ máy hoàn chỉnh và xây dựng kết nối theo thứ tự cấp bậc, vị trí. Phân công và mô tả quyền hạn, trách nhiệm của mỗi vị trí sẽ đảm nhận thực hiện.
- Phân công nhân sự, nguồn lực cho các phòng ban trong doanh nghiệp/công ty. Việc phân bố này diễn ra theo cấp độ từ lớn đến nhỏ bao gồm doanh nghiệp => phòng ban => nhóm => cá nhân.
- Xây dựng và ban hành chính sách về quy trình, cơ chế phối hợp trong doanh nghiệp. Giúp đảm bảo các hoạt động được diễn ra liên tục và mang lại hiệu quả.
Chức năng quản lý, lãnh đạo
Khi doanh nghiệp đã có kế hoạch, mục tiêu đề ra để thực hiện chiến lược kinh doanh. Bộ phận quản trị sẽ tiếp tục theo dõi và quản lý quá trình hoạt động của các cấp dưới để đánh giá, hỗ trợ và khích lệ để các bộ phận, nhân viên có thể làm việc 1 cách tốt nhất.
Chức năng kiểm soát và điều chỉnh
Trong quá trình làm việc, người quản trị sẽ xem xét và theo sát quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Mục đích để đánh giá khách quan và có thể trao đổi để cải thiện về các vấn đề trong hoạt động, xây dựng cần điều chỉnh để phù hợp hơn với doanh nghiệp.
Nguyên tắc quan trọng cần nhớ khi quản trị doanh nghiệp
Chuyên môn hóa/Phân công hóa lao động
Trong hệ thống quản trị doanh nghiệp, việc chuyên môn hóa sẽ mang lại cho doanh nghiệp tăng cường về năng suất và mang đến hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh. Cụ thể về chuyên môn hóa là hình thức phân công lao động bao gồm 1 nhóm hoặc cá nhân sẽ tập trung làm 1 lĩnh vực, nhiệm vụ nhất định.
Tập trung hóa
Tập trung hóa cũng là một trong các nguyên tắc cần đến trong việc quản trị doanh nghiệp giúp đảm bảo tính thống nhất, đồng thuận và làm việc theo đúng mục tiêu đã đề ra.
Thống nhất về mệnh lệnh
Nguyên tắc này sẽ được thực hiện từ hai phía khi người quản lý, cấp trên đưa ra yêu cầu, nhiệm vụ cần hoàn thành. Thì nhân viên, cấp dưới có nhiệm vụ tiếp nhận thông tin và hoàn thành tốt công việc đã được cấp trên giao.
Thống nhất về đường lối
Tuy mỗi phòng ban, các nhóm sẽ được phân công các công việc khác nhau nhưng mục tiêu chung là vẫn hướng về 1 kết quả đã được đề ra theo kế hoạch trước đó. Vì vậy, các đơn vị, phòng ban trong 1 doanh nghiệp cần thống nhất về đường lối để có thể phối hợp trong quá trình làm việc.
Thẩm quyền phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng
Đây được xem nguyên tắc quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp. Có nghĩa là người có thẩm quyền, chức vụ cao có thể đưa ra các mệnh lệnh và tối ưu nguồn lực giúp công việc được hoàn thành tốt nhất. Nhưng cũng đồng thời, nếu trong quá trình thực hiện xảy ra sai xót hay các vấn đề ngoài dự tính thì người quản lý cấp cao phải chịu trách nhiệm.
Lợi ích chung cần đặt lên trên hết
Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, tất cả các lợi ích chung của doanh nghiệp luôn cần đặt lên trên hết. Nếu mâu thuẫn về lợi ích xảy ra thì bộ phận quản trị doanh nghiệp sẽ là người hòa giải cho vấn đề này mang đến kết quả hài lòng nhất cho tất cả mọi người.
“Xích lãnh đạo”
“Xích lãnh đạo” có nghĩa là giữa lãnh đạo và nhân viên sẽ có mối quan hệ cân bằng và thấu hiểu nhau, không quá gần gũi và cũng không quá xa cách. Mối quan hệ này nên có sự rõ ràng, minh bạch và không lạm dụng chức quyền, chèn ép.
Trật tự
Quản trị doanh nghiệp cũng phải làm tốt nhiệm vụ giữ trật tự trong toàn doanh nghiệp. Cụ thể đó chính là việc phân công nhiệm vụ, bổn phận cho từng nhân viên trong bộ máy làm việc. Đảm bảo công việc đó phải phù hợp với mỗi cá nhân và đề cập đến vị trí ấy đóng vai trò như thế nào trong toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp.
Kỷ luật
Để 1 doanh nghiệp có thể hoạt động tốt, mang lại hiệu quả thì không thể không nhắc đến vấn đề kỷ luật. Kỷ luật sẽ bao gồm các tiêu chuẩn về hành động, quy tắc và các giá trị để nhân viên làm và thực hiện theo.
Sự công bằng
Về tổ chức, quản lý trong 1 doanh nghiệp đảm bảo được sự công bằng sẽ giúp doanh nghiệp luôn phát triển bền vững. Cũng như tạo sự tin tưởng, trung thành từ tất cả các nhân viên đang làm việc, cống hiến tại đơn vị.
Thù lao
Mức thù lao mà doanh nghiệp trả cho nhân viên của mình phải xứng đáng với những gì công sức mà nhân viên đã bỏ ra. Và nhân viên cảm thấy hài lòng về điều đó để cống hiến hơn nữa trong công việc của họ.
Ổn định nhiệm vụ
Hãy đảm bảo hệ thống quản trị doanh nghiệp của bạn luôn mang tính ổn định để nhân viên và cả các bộ phận cấp cao có thể thực hiện công việc của họ đều đặn.
Sáng kiến
Tạo điều kiện và khuyến khích để các cá nhân có thể đưa ra các sáng kiến cá nhân của mình giúp ích cho doanh nghiệp phát triển. Bất cứ ai cũng có thể thể hiện năng lực bản và được người khác công nhận.
Tinh thần đoàn kết
Tập thể là sức mạnh lớn nhất về sự đoàn kết vì vậy người quản trị doanh nghiệp luôn phải đảm bảo về các nguyên tắc, chính sách hợp lý. Để góp phần gắn kết mối quan hệ giữa các bộ phận, cá nhân trong doanh nghiệp được bền chặt hơn.
Phân biệt sự khác nhau giữa quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh
Như chúng tôi đã đề cập đến quản trị doanh nghiệp ở trên. Nhưng đối với quản trị kinh doanh là gì, khác nhau ra sao? Về quản trị kinh doanh đây là một tập hợp các hoạt động có sự tương tác chặt chẽ được chủ thể kinh doanh đưa ra. Mục đích tác động lên tập thể người lao động, nhân viên trong một tổ chức kinh doanh giúp thúc đẩy quá trình làm việc và sử dụng nguồn lực được hiệu quả tối ưu.
Dưới đây là bảng so sánh, phân biệt sự khác nhau giữa quản trị doanh nghiệp và quản trị kinh doanh mà bạn có thể tham khảo:
Tiêu chí | Quản trị doanh nghiệp | Quản trị kinh doanh |
Phạm vi | Là hệ thống các thiết chế, luật lệ, chính sách để định hướng và vận hành công ty.
Bao gồm nhiều mối quan hệ: Nội bộ (HĐQT, cổ đông…) và bên ngoài (khách hàng, cơ quan Nhà nước…). |
Bao gồm cả hoạt động quản trị doanh nghiệp và quản lý công ty.
Là việc tổ chức, quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh cũng như mọi nguồn lực để hướng tới mục tiêu chung. |
Đối tượng | Thường chủ yếu liên quan đến HĐQT, HĐTV, Ban Giám đốc, Ban Điều hành… chứ không liên quan đến công việc hằng ngày. | Tác động lên tất cả các thành viên trong công ty chứ không riêng một bộ phận nào cả. |
Đặc tính | Được xây dựng và liên tục cải tiến vì nhu cầu sức khỏe của công ty và sự lành mạnh của xã hội. | Mang tính tổng hợp và phức tạp, luôn tương thích với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. |
Mục đích | Đảm bảo công bằng quyền và lợi ích; xác định trách nhiệm của các bên liên quan (cả bên trong và ngoài công ty)… | Đảo bảo thực hiện và hoàn thành đúng hạn khối lượng công việc đã đưa ra; tạo thế vững vàng cho doanh nghiệp phát triển trong điều kiện thường xuyên biến đổi. |
Kết luận
Như vậy qua bài viết của ACCESSTRADE chia sẻ bạn cũng đã có thể nắm được thông tin đầy đủ hơn về quản trị doanh nghiệp là gì, các lợi ích cho đến nguyên tắc trong 1 hệ thống quản trị doanh nghiệp. Nếu bạn đang là người xây dựng, phát triển doanh nghiệp thì đừng nên bỏ qua bài viết quan trọng này nhé.
Tham khảo các bài viết liên quan sau:
Chia sẻ về kinh nghiệm kiếm tiền với Mobile app từ ACCESSTRADE
12 ý tưởng Kinh doanh kiếm tiền trong thời đại 4.0
Startup là gì? Những thông tin A – Z cần biết về startup
Tiềm năng của các chiến dịch Affiliate sàn TMĐT, con đường nào cho newbie?