Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh thì việc áp dụng mô hình chiến lược BSC là vô cùng quan trọng. Và để giúp các bạn hiểu được BSC là gì và cách xây dựng bản đồ chiến lược của BSC như thế nào thì chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé.
BSC là gì?
BSC là viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh là Balanced Scorecard, có nghĩa là thẻ điểm cân bằng. Đây được là một hệ thống quản lý chiến lược thông qua các kết quả đo lường và đánh giá thường được áp dụng với mọi tổ chức.
Hiểu theo cách đơn giản nhất, BSC chính là phương pháp chuyển đổi tầm nhìn và chiến lược của doanh nghiệp trở thành mục tiêu phấn đấu, chỉ tiêu đánh giá hoặc các hoạt động mới mang tính cụ thể.
Nó có vai trò giúp giải quyết hiệu quả những hạn chế của hước đo tài chính mang tính ngắn hạn và thể hiện kết quả quá khứ bằng việc bổ sung những giá trị được coi là động lực phát triển của một doanh nghiệp trong tương lai.
Tổng quan về mô hình BSC
Vào năm 1992, hai giáo sư của Đại học Harvard là Robert S. Kaplan và David Norton đã thực hiện công trình nghiên cứu BSC. Họ đã phát hiện những công ty hiện chỉ dựa quản lý đơn thuần vào chỉ số tài chính mà để kinh doanh tốt thì đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý chặt chẽ thông qua các chỉ số đo lường chính xác hơn.
BSC sau khi được nghiên cứu thành công đã giúp hàng ngàn các doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và nhiều tổ chức trên khắp nơi trên thế giới áp dụng, trong đó có cả Việt Nam.
Vào năm 2011, trong kết quả khảo sát toàn cầu về những công cụ quản lý tốt nhất do hãng tư vấn Bain công bố thì BSC đã chính thức đứng thứ 6 trong lọt vào top 10 công cụ quản lý đang được sử dụng phổ biến trên thế giới.
Tại sao BSC lại có ích?
Nhờ có các chỉ số đánh giá chính xác trong mô hình BSC mà các nhà quản lý doanh nghiệp có thể thực hiện những đợt đánh giá chính xác nhất về các bộ phận trong doanh nghiệp của mình có thể tạo ra được những giá trị có lợi lâu dài cho khách hàng và công ty hay không.
Từ đó, nhà quản lý sẽ đưa ra chiến lược điều chỉnh phù hợp để nâng cao khả năng nội bộ và sự đầu tư về cả yếu tố hệ thống và con người để cải tiến doanh nghiệp tối đa nhằm đạt hiệu quả tốt nhất trong kinh doanh ở tương lai.
BSC giúp bạn như thế nào?
Mô hình BSC phản ánh hiệu quả của các hoạt động sáng tạo có thể tạo ra các giá trị thiết thực bởi những người trong một tổ chức có các kỹ năng chuyên môn riêng và luôn được ban lãnh đạo khuyến khích phát triển tài năng của mình.
Khi quan tâm đến BSC sẽ giúp nâng cao các triển vọng tài chính, hiệu quả trong thời gian dài lâu và bộc lộ rõ những giá trị cốt lõi để định hướng, đánh giá hiệu quả tài chính cùng sự cạnh tranh dài hạn.
Áp dụng BSC tại đâu?
BSC có tính ứng dụng rất cao, bất kỳ đơn vị nào cũng có thể áp dụng mô hình BSC. Có thể là các tổ chức kinh doanh, các bộ phận, những tổ chức phi lợi nhuận và chính phủ dùng để định hướng hoạt động kinh doanh theo đúng tầm nhìn và chiến lược cùng mục tiêu đề ra.
Ai sẽ sử dụng Thẻ điểm cân bằng (BSC)?
Mô hình BSC sẽ mang lại nhiều lợi ích hấp dẫn cho toàn thể công ty và các khách hàng của doanh nghiệp đó. Người sử dụng thẻ điểm cân bằng là những người trong ban lãnh đạo của các doanh nghiệp, tổ chức chính phủ và tổ chức phi lợi nhuận.
Khi sử dụng thẻ cân bằng BSC thì các công ty hoặc tổ chức sẽ tập trung chủ yếu vào các tiến trình như sau:
- Làm rõ và truyền đạt những giá trị về tầm nhìn và chiến lược dài hạn.
- Truyền đạt và liên kết các mục tiêu chiến lược cùng những các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của mọi bộ phận trong công ty.
- Lập kế hoạch cụ thể, xác định đúng mục tiêu và liên kết các giải pháp chiến lược.
- Xúc tiến những phản hồi và học hỏi mang tính chất chiến lược.
Các khía cạnh của mô hình BSC phổ biến nhất
Về cơ bản thì một mô hình BSC sẽ bao gồm các khía cạnh phổ biến nhất như sau:
- Tài chính: Đây là khía cạnh quan trọng để xem xét hiệu quả tài chính của doanh nghiệp và việc sử dụng tất cả các nguồn tài chính.
- Khách hàng: Khía cạnh BSC này dùng để đánh giá hình ảnh của doanh nghiệp trong tiềm thức của khách hàng. Vì mọi doanh nghiệp đều muốn xây dựng hình ảnh tốt với khách hàng.
- Quy trình nội bộ: Đây là khía cạnh đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng mô hình BSC để xem xét hiệu suất của một tổ chức thông qua các lăng kính về chất lượng và đánh giá hiệu quả của sản phẩm hoặc dịch vụ của một công ty cùng các quy trình kinh doanh chủ chốt khác.
- Học hỏi phát triển: Đây được xem là thước đo hiệu suất làm việc của tổ chức thông qua nguồn nhân lực cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ, văn hóa và những giá trị năng lực cốt lõi khác có liên quan đến việc làm đột phá hiệu suất.
Lập bản đồ chiến lược xây dựng mô hình BSC
Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong phương pháp BSC là việc sử dụng bản đồ chiến lược để làm trực quan hóa và truyền đạt những giá trị cốt lõi của công ty. Bản đồ chiến lược chính là một đồ họa đơn giản thể hiện mối liên hệ logic, nguyên nhân và kết quả giữa những mục tiêu chiến lược.
Thông thường, để có thể lập bản đồ chiến lược xây dựng mô hình BSC thì nhà lãnh đạo cần phải căn cứ theo các mục như sau:
Tài chính
Đầu tiên, nhà lãnh đạo cần phải dự tính được các yếu tố tài chính như như chi phí cố định, chi phí khấu hao, lợi tức cho các khoản đầu tư, lợi nhuận thu về hằng tháng, tốc độ tăng trưởng của doanh thu,…
Tuy nhiên, không phải yếu tố tài chính nào nào cũng dễ dàng đo được ngay sau khi thực hiện, nhưng chúng cũng là sự xác nhận muộn cho hiệu quả của một hoạt động đó.
Quy trình hoạt động
Trên thực tế, không có bất kỳ một doanh nghiệp nào có thể tự hào về những thành tích đạt được nếu như không có những hành động để chứng minh được điều đó.
Quy trình hoạt động nội bộ sẽ giúp nhận định xem doanh nghiệp đang hoạt động tốt ở những mức nào giống như việc tự đánh giá, kiểm điểm để rút kinh nghiệm cho bản thân vậy.
Khách hàng
Các chiến lược marketing sẽ được đề ra như chiến lược gia tăng khả năng tìm kiếm khách hàng tiềm năng, xây dựng cộng đồng hoặc hệ sinh thái khách hàng để làm gia tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng cường hoặc giúp duy trì các hoạt động xúc tiến, mở thêm thị trường mới, xây dựng hệ thống các kênh phân phối,…
Trong bản đồ chiến lược xây dựng mô hình BSC cũng cần phải đánh giá các yếu tố về khách hàng như độ hài lòng của khách hàng với sản phẩm hoặc dịch vụ của công ty ở thời điểm hiện tại cùng nhiều yếu tố khác.
Năng lực
Việc cải thiện hiệu suất trong tất cả những khía cạnh và mục tiêu của mô hình BSC đều được tìm thấy trong bối cảnh Năng lực tổ chức cho phép tổ chức cải thiện phối cảnh trong quy trình nội bộ nhằm tạo ra những kết quả mong muốn cho tổ chức và khách hàng.
Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn cũng đã nắm được BSC là gì và các thông tin liên quan đến việc xây dựng mô hình chiến lược BSC thành công. Ngoài ra, nếu như bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về mô hình BSC thì hãy để lại bình luận trong phần bên dưới để nhanh chóng được chúng tôi hỗ trợ và giải đáp nhé.
Tham khảo các bài viết liên quan: