Chiến lược truyền thông đóng vai trò vô cùng quan trọng trong marketing mix, giữtiếp cận khách hàng tiềm năng và thúc đẩy trạng thái mua hàng hoặc lựa chọn dịch vụ của khách hàng. Do đó, bạn cần phải nắm vững quy trình xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả nhất.
Chiến lược truyền thông là gì?
Về bản chất truyền thông là một phương thức giao tiếp nhằm mục đích mô tả sự tập hợp của quá trình truyền đạt và trao đổi thông tin vì sự tín nhiệm tạo nền tảng vững chắc để hợp tác giữa bên gửi và bên nhận thông tin.
Chiến lược truyền thông còn được gọi với tên khác là chiến lược Marketing được doanh nghiệp đề ra để thể hiện các thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải nhằm tiếp cận được với các đối tượng khách hàng tiềm năng hoặc giúp khách hàng đưa ra quyết định mua sản phẩm/ dịch vụ nhanh chóng.
Tại sao phải xây dựng chiến lược truyền thông?
Việc xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp và khách hàng, cụ thể như sau:
- Một chiến lược marketing hiệu quả, đúng tâm lý khách hàng sẽ thu hút được nhiều sự quan tâm và ưu ái để khách hàng quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp đó nhiều hơn.
- Khi có được sự tín nhiệm cao của khách hàng thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí tuyển dụng và thu hút được nhiều nhân tài hơn.
- Chiến lược truyền thông hiệu quả còn giúp tiết kiệm chi phí quảng cáo cùng nhiều chi phí khác.
- Chiến lược truyền thông thành công sẽ giúp định hình giá trị thương hiệu với cộng đồng và giúp các đối tác, nhà đầu tư, ngân hàng tin tưởng hơn.
Các hình thức xây dựng chiến lược truyền thông
Tùy theo từng ngành hàng và quy mô thương hiệu mà các doanh nghiệp sẽ nghiên cứu và đưa ra chiến lược truyền thông phù hợp. Tuy nhiên, về cơ bản thì có 2 loại hình thức xây dựng chiến lược marketing thường hay được các doanh nghiệp áp dụng nhất là:
- Chiến lược Marketing phi cá thể: Mục đích là để quảng bá sản phẩm, dịch vụ thông qua những phương thức quảng cáo hoặc trưng bày sản phẩm tại những địa điểm bán hàng, các mối quan hệ cộng đồng, truyền thông điện tử hoặc là phát triển bán hàng…
- Chiến lược Marketing cá thể: Với hình thức truyền thông này, doanh nghiệp sẽ cần phải gặp trực tiếp khách hàng và có thể triển khai hoạt động bán hàng tại những điểm trưng bày hay bán hàng thông qua mạng internet.
Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả
Để có thể xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả thì bạn cần phải lên kế hoạch thật cẩn thận và không nên bỏ qua bất kỳ bước nào trong quy trình xây dựng chiến lược marketing chuẩn như sau:
Xác định mục tiêu nhận
Đây là vấn đề mà bạn cần phải quan tâm hàng đầu khi xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả. Nếu như bạn xác định được mục tiêu càng rõ ràng, chuẩn xác thì việc thực hiện các bước sau sẽ trở nên đơn giản và đúng đắn hơn rất nhiều.
Xác định mục tiêu truyền thông
Với mỗi một chiến lược truyền thông sẽ có một mục tiêu riêng, có thể là mục tiêu dài hạn hoặc ngắn hạn nhưng phải đảm bảo mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.
Ví dụ như khi công ty sắp ra sản phẩm mới thì có thể thực hiện các chiến lược truyền thông để quảng cáo sản phẩm giúp khách hàng định hình về những tính năng hoặc đặc điểm nổi bật mà sản phẩm đó sẽ mang lại.
Thiết kế và xây dựng bộ tài liệu truyền thông
Doanh nghiệp cần chuẩn bị các ấn phẩm hoặc bản thiết kế sản phẩm ấn tượng nhất nhưng vẫn phải đảm bảo tính dễ hiểu, thân thuộc với khách hàng. Đồng thời các tài liệu truyền thông cũng phải thật chính xác đúng với những đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ.
Xem thêm: Xây dựng Tagline sao cho thu hút và ấn tượng trong chiến lược truyền thông của doanh nghiệp
Lựa chọn kênh truyền thông phù hợp
Mỗi một kênh truyền thông sẽ có những đặc điểm và đối tượng khách hàng khác nhau, do đó bạn cần phải cân nhắc để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Về cơ bản có 2 loại kênh truyền thông phổ biến nhất đó là kênh trực tiếp và kênh truyền thông gián tiếp.
Doanh nghiệp cần phải dựa trên mục tiêu đã xác định, các đối tượng khách hàng và khả năng của đơn vị mình để lựa chọn kênh truyền thông phù hợp. Doanh nghiệp cũng nên tích hợp nhiều phương tiện truyền thông khác nhau trong cùng một chiến dịch truyền thông để làm tăng khả năng hiệu quả hơn.
Xác định ngân sách truyền thông
Tùy theo hình hình của doanh nghiệp ở thời điểm đó mà bộ phận truyền thông sẽ phải lên kế hoạch truyền thông phù hợp với ngân sách nhằm đảm bảo tiết kiệm chi phí nhưng vẫn phải cho hiệu quả tốt nhất.
Xây dựng hệ thống truyền thông
Hệ thống truyền thông sao cho khoa học, hiệu quả và hoạt động tốt nhất luôn là chủ đề được các doanh nghiệp quan tâm, bao gồm các yếu tố như: cơ sở, con người, thiết bị…
Nếu như doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này thì có thể nhờ một đơn vị thứ 3 chuyên làm truyền thông để tư vấn, đưa ra giải pháp xây dựng tối ưu nhất.
Đo lường kết quả và hiệu chỉnh
Việc đánh giá hiệu quả sau mỗi chiến dịch truyền thông là bước không thể thiếu. Để đo lường hiệu quả chiến dịch chính xác nhất thì doanh nghiệp cần dựa trên các mục tiêu truyền thông đã xác định ban đầu để đánh giá xem chiến dịch truyền thông có thực sự hiệu quả hay không.
Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể đo lường dựa trên mức chi phí bỏ ra cho những phương tiện truyền thông với hiệu quả thu về để thực hiện đánh giá hiệu quả. Từ những số liệu đã phân tích doanh nghiệp sẽ những phương án hiệu chỉnh để đảm bảo tính phù hợp hơn cho các chiến dịch sau.
Trên đây là những chia sẻ về chiến lược truyền thông, hy vọng đã giúp bạn nắm được các thông tin hữu ích để xây dựng kế hoạch truyền thông cho các sản phẩm hoặc dịch vụ của mình phù hợp. Ngoài ra, nếu như bạn còn bất kỳ vấn đề gì về marketing muốn được chúng tôi tư vấn, hỗ trợ thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé.
Tham khảo các bài viết liên quan:
Chiến lược kinh doanh – Nguyên tắc và quy trình xây dựng hiệu quả
Kế hoạch Marketing là gì? 10 bước lập kế hoạch marketing hiệu quả
ACCESS D2C được vinh danh Giải pháp Quảng cáo, tiếp thị và truyền thông số tốt nhất 2022