Tagline là gì? 6 bước xây dựng một Tagline thu hút và ấn tượng

Tagline đóng góp vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Một Tagline hay sẽ giúp doanh nghiệp thu hút được vô số khách hàng. Tuy nhiên, để tạo ra một Tagline thật sự ấn tượng thì cần phải trải qua rất nhiều bước và lưu ý rất nhiều điều. Trong bài viết này, ACCESSTRADE sẽ giải đáp kỹ lưỡng về khái niệm “Tagline là gì” và các bước để xây dựng một Tagline thật thu hút. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu về Tagline, vậy hãy theo dõi đến cuối bài viết nhé! 

Tagline là gì?

Tagline là một phần trong content marketing, đây là cụm từ hoặc một câu nói ngắn, dùng để biểu đạt một ý nghĩa có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người xem và người nghe. Trong ngành Marketing, Tagline là thuật ngữ chuyên môn dùng để định vị giá trị sản phẩm hoặc thể hiện triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nói cách khác dễ hiểu hơn, Tagline là 1 hoặc 2 cụm từ nhấn mạnh sứ mệnh, mục đích hoặc đặc trưng của một thương hiệu.

Tagline thường xuất hiện ở cuối các mẫu quảng cáo, các đoạn clip giới thiệu doanh nghiệp hoặc giới thiệu sản phẩm. Chúng sẽ lặp đi lặp lại, “ám” vào đầu người xem, người nghe và tạo ấn tượng thật mạnh mẽ để mỗi khi nhắc đến Tagline là người dùng sẽ nhớ ngay đến thương hiệu.

Tagline là gì

Tagline là gì?

Một số câu Tagline của các thương hiệu đã đi vào huyền thoại trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng như:

  • “Just do it” – Nike
  • “Think Different” – Apple
  • “Nâng niu bàn chân Việt” – Biti’s
  • “Hãy nói theo cách của bạn” –  Viettel

Sự khác biệt giữa Slogan và Tagline là gì?

Phần trên ACCESSTRADE đã giải thích cho bạn về định nghĩa “Tagline là gì”. Tuy nhiên, để có thể hiểu rõ hơn và phân biệt được hai khái niệm Tagline và Slogan, bạn cần phải biết “Slogan là gì”.

Slogan là một cụm từ hoặc một câu nói ngắn thể hiện lời hứa, giá trị cốt lõi hoặc tính chất, hướng phát triển cho một sản phẩm, một chiến dịch chứ không phải của cả thương hiệu. 

Slogan được dùng để mô tả và thuyết phục khách hàng tin vào sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu. Nó có thể chứa đựng cả một câu chuyện dài hay một chiến lược kinh doanh. Trong khi đó, Tagline thường ngắn gọn hơn và được sử dụng với mục đích củng cố niềm tin với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu đó.

Khác với Tagline chỉ có duy nhất, các nhãn hàng hoặc thương hiệu thường sẽ có nhiều Slogan đi theo từng chiến dịch hoặc dòng sản phẩm để khách hàng đỡ nhàm chán cũng như có thể nắm rõ hơn về tính chất của từng dòng sản phẩm, dịch vụ. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt này, bạn có thể xem qua trường hợp của Oppo:

  • Tagline thương hiệu: “Designed For Life” (Thiết kế cho cuộc sống)
  • Slogan cho sản phẩm OPPO F1s 2017: “Lưu trọn cả bầu trời dữ liệu” – Mục đích quảng bá và làm nổi bật bộ nhớ vừa được nâng cấp từ phiên bản trước đó.
  • Slogan cho sản phẩm OPPO F11 Series: “Chuyên gia chân dung” – Quảng bá chiếc camera chụp chân dung vượt trội so với nhiều đối thủ.

Tagline là gì

Sự khác biệt giữa Slogan và Tagline là gì?

Tagline là gì đối với mỗi doanh nghiệp?

Đối với các doanh nghiệp, Tagline có vai trò như một khẩu lệnh định hướng hình ảnh và bản sắc của thương hiệu. Đặc biệt, Tagline sẽ làm khách hàng nhớ đến doanh nghiệp và phân biệt được doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh.

Bên cạnh đó, Tagline còn giúp doanh nghiệp kết nối cảm xúc với người dùng, từ đó được xây dựng lòng tin và gia tăng độ uy tín của thương hiệu. 

Những yếu tố tạo nên một Tagline ấn tượng

Câu văn ngắn gọn: Một trong những yếu tố quan trọng nhất của Tagline là câu văn phải ngắn gọn và súc tích nhưng vẫn có thể truyền tải đầy đủ thông điệp đến khách hàng. Tagline giống như một nhãn dán, mô tả nhanh nội dung và truyền tải thông điệp trọn vẹn chỉ thông qua vài từ ngữ đơn giản.

Sử dụng động từ mạnh: Nên sử dụng những động từ mạnh để điều hướng người đọc suy nghĩ đến các vấn đề và thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải. Tránh việc sử dụng những từ ngữ, câu văn nhạt nhẽo và mơ hồ. 

– Thể hiện sự thân thiện và gần gũi: Để xây dựng một mối quan hệ lâu dài và bền vững với khách hàng thì rất cần sự thân thiện và gần gũi của doanh nghiệp. Việc sử dụng những từ ngữ chân thành một cách khéo léo sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra những Tagline chạm được đến cảm xúc của người tiêu dùng, khiến họ nhớ đến thương hiệu và có thể thuyết phục họ mua hàng. 

Từ ngữ đơn giản và dễ hiểu: Những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu sẽ giúp câu Tagline dễ tiếp cận người đọc và người xem hơn. Ngày nay, có rất ít khách hàng dành thời gian và sự kiên nhẫn để suy nghĩ và nghiên cứu những ẩn ý được lồng ghép trong các câu Tagline.

Tạo điểm nhấn đặc biệt: Một Tagline ấn tượng là một Tagline phải có điểm nhấn và khiến cho người đọc, người xem để mắt đến ngay từ lần đầu tiên nhìn thấy. Nhiệm vụ của Tagline là tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của khách hàng. Vậy nên hãy đầu tư thời gian và công sức để tạo được sự ấn tượng và điểm nhấn cho Tagline của bạn nhé.

– Kể một câu chuyện cụ thể: Câu chuyện có nội dung cụ thể sẽ giúp truyền đạt thông điệp một cách rõ ràng hơn. Do đó, Tagline được kể bằng một câu chuyện có nội dung ý nghĩa sẽ giúp thương hiệu tuyên truyền, cổ động và có được hiệu ứng quảng bá mạnh mẽ hơn.

Xem thêm: Đột phá 18 bí kíp viết content thu hút nhiều người xem

6 bước xây dựng Tagline ấn tượng thu hút nhiều khách hàng

Xác định thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải

Bước đầu tiên trong quá trình tạo ra một Tagline là bạn phải trả lời được câu hỏi “Tôi là ai, đây là đâu?”. Chỉ khi có được câu trả lời phù hợp nhất, bạn mới biết được thương hiệu của mình có điểm gì khác biệt và đang đứng ở vị trí nào trên thị trường. Việc tạo ra một Tagline cho sản phẩm, dịch vụ hay thương hiệu mà không biết được điểm mạnh và điểm khác biệt của nó thì rất khó để thành công và thu hút được khách hàng.

Đây là bước nắm giữ vai trò rất quan trọng trong việc thành công tạo ra một Tagline ấn tượng của doanh nghiệp. Mẫu Tagline này sẽ thể hiện sứ mệnh và mục tiêu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, hãy xác định chính xác giá trị vòng đời và giá trị thương hiệu để đem đến kết quả tốt hơn.

Một số câu hỏi bạn có thể tham khảo để xác định giá trị thương hiệu/sản phẩm của mình:

  • Thương hiệu/sản phẩm của bạn nổi bật nhất ở điểm nào?
  • Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp bạn là gì?
  • Tính cách, sứ mệnh và mục tiêu của thương hiệu?
  • Doanh nghiệp của bạn đang đứng ở đâu trên thị trường?
  • Khách hàng của doanh nghiệp là ai?
  • Khách hàng sẽ nhận được lợi ích và giá trị khác biệt gì khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp?
  • Doanh nghiệp của bạn tạo ra cho khách hàng những giá trị cảm xúc nào?

Biến đổi thông tin thành các từ khoá chính

Sau khi đã xác định được những giá trị mà thương hiệu và sản phẩm có thể mang lại cho khách hàng, bạn hãy tóm lược những thông tin này thành các từ khoá. Mục đích của từ khoá trong Tagline là giúp doanh nghiệp truyền tải đúng thông điệp đến khách hàng. Thông qua từ khoá chính, doanh nghiệp có thể tạo ra những chiến dịch truyền thông hỗ trợ để quảng bá sản phẩm đến khách hàng một cách rộng rãi hơn.

Hãy chuẩn bị một tờ giấy lớn và viết thật nhiều những từ khóa bạn có thể nghĩ ra ở nhiều khía cạnh, sau đó sàng lọc lại và chọn ra những từ khoá ấn tượng nhất. Việc chọn ra một từ khóa hay sẽ giúp bạn có được nguồn cảm hứng tạo ra những thông điệp chạm đến cảm xúc của người đọc. 

Một số ví dụ về từ khóa theo các khía cạnh như:

  • Về điểm nổi bật của sản phẩm: rau sạch nhà trồng, sữa gấp đôi DHA, chuẩn hàng Nhật…
  • Về vị trí của thương hiệu: hàng đầu, uy tín nhất, nhanh nhất, rẻ nhất…
  • Về đối tượng khách hàng: cho người Việt, cho phái mạnh, cho mẹ và bé…
  • Về giá trị cảm xúc: thể hiện đẳng cấp, nơi hạnh phúc, mang lại tự do…

Định hướng ý tưởng cho Tagline

Với bộ sưu tập các từ khoá và những giá trị thương hiệu bạn đã xác định được, từ đó có thể hình thành ý tưởng cho Tagline. Những ý tưởng này không cần phải quá hoàn hảo trong quá trình định hướng, chỉ cần phù hợp và bám theo mục đích ban đầu mà doanh nghiệp đặt ra. 

Bên cạnh đó, khi lựa chọn những ý tưởng cho Tagline, bạn cần lưu ý đến sự phù hợp với sản phẩm, dịch vụ cũng như đối tượng truyền thông của thương hiệu.

Cô đọng lại nội dung

Từ những từ khoá và những ý tưởng phù hợp với mục tiêu ban đầu đề ra, bạn sẽ kết nối chúng lại và triển khai thành các câu chữ để đưa đến cho khách hàng. Những từ ngữ đi kèm phải có liên kết với từ khoá, câu chữ sử dụng phải truyền tải đúng và đủ thông điệp đến khách hàng. 

Đặc biệt, bạn hãy cân nhắc đến việc rút gọn ý và lược bỏ bớt những từ ngữ không cần thiết. Cuối cùng, bạn sẽ lựa chọn được những cụm từ súc tích, cô đọng và đắt giá nhất cho Tagline của mình.

Chia sẻ để nhận được nhận xét và chỉnh sửa

Khi đã chọn ra được một vài câu Tagline ưng ý, hãy đưa cho các thành viên khác trong team đóng góp ý kiến và cùng nhau chọn ra câu Tagline hay nhất. Việc nghe ý kiến từ nhiều người sẽ giúp câu Tagline của bạn được hoàn thiện từ nhiều góc nhìn khác nhau và mang tính khách quan hơn. 

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, quá nhiều ý kiến trái chiều có thể sẽ gây khó khăn cho bạn trong việc đưa ra lựa chọn đâu là chia sẻ phù hợp nhất. Do đó, bên cạnh việc cởi mở tiếp thu ý kiến từ mọi người, bạn vẫn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng và tự đưa ra quyết định cuối cùng cho mình. 

Trình bày ý tưởng với cấp lãnh đạo

Tagline là thông điệp mà doanh nghiệp muốn truyền tải đến khách hàng. Chính vì vậy, sếp và các quản lý cấp cao sẽ là người xét duyệt cuối cùng và chốt lại Tagline trước khi công bố. Khi đưa lên cấp trên xét duyệt, bạn hãy đưa sản phẩm đã hoàn chỉnh và phù hợp nhất. Đồng thời trình bày rõ mục tiêu, thông điệp và lý do vì sao nên lựa chọn câu Tagline này để thuyết phục các cấp lãnh đạo.

Xem thêm: Chiến lược truyền thông là gì? Quy trình xây dựng chiến lược truyền thông hiệu quả

Ví dụ về những câu Tagline hay của các thương hiệu nổi tiếng

Một số thương hiệu thế giới

Nike – “Just do it”: Câu Tagline ngắn gọn nhưng rất súc tích và mang lại thông điệp vô cùng ý nghĩa đến cộng đồng của Nike. Bên cạnh việc khuyến khích hành động và vực dậy tinh thần, nó còn thể hiện được sự mạnh mẽ, ý chí và nghị lực đến người tiêu dùng.

Apple – “Think Different”: Tagline này ra đời khi Apple và IBM đang có sự cạnh tranh với nhau. Sau khi câu Tagline được công bố, Apple đã có sự tăng trưởng rõ rệt, giúp công ty phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những doanh nghiệp sản xuất và phát triển sản phẩm công nghệ hàng đầu trên thế giới. 

McDonald’s – “I’m Lovin’ It”: McDonald’s sử dụng câu Tagline này để nhấn mạnh việc khách hàng chọn thương hiệu chính là đang chọn sự yêu thương. Nó mang đến thông điệp tích cực và tốt đẹp đến cộng đồng, đồng thời giúp xây dựng hình ảnh yêu thương cho doanh nghiệp.

KFC – “It’s finger-lickin’ good”: Ý nghĩa của câu Tagline này rất thú vị. Khi ăn gà của KFC, bạn có thể “liếm” hương vị thơm ngon còn sót lại của miếng gà rán trên các đầu ngón tay thay vì dùng khăn ăn để lau tay.

– Coca-Cola – “Things Go Better With Coke”: Tagline này hướng đến khách hàng, cho khách hàng biết rằng họ có thể thưởng thức mọi loại đồ ăn với thức uống có ga này.

– HSBC – “The world’s local bank”: Tagline này thể hiện việc ngân hàng muốn xây dựng mối quan hệ lâu dài và phát triển vững chắc cùng khách hàng.

– Airbnb – Belong Anywhere: Doanh nghiệp sử dụng câu Tagline này với mong muốn khách hàng sẽ cảm thấy gần gũi khi sử dụng dịch vụ của họ, dù đi du lịch hay công tác ở bất cứ đâu thì vẫn cảm nhận được sự quen thuộc.

Tagline là gì

Một số Tagline ấn tượng của các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới

Một số thương hiệu Việt Nam

Biti’s – “Nâng niu bàn chân Việt”: Biti’s sử dụng câu Tagline này để truyền tải thông điệp rằng đây là một thương hiệu Việt và mang giá trị của người Việt. Trải qua nhiều giai đoạn, thương hiệu vẫn ở đó để nâng niu những đôi chân của người Việt.

Trung Nguyên – “Khơi nguồn sáng tạo”: Với câu Tagline này, Trung Nguyên mong muốn xây dựng một thương hiệu cà phê khơi dậy khát vọng sáng tạo trong mỗi người dân Việt Nam, đồng thời truyền cảm hứng và thúc đẩy sự đổi mới cho những người thưởng thức cà phê.

Prudential – “Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu”: Mục đích của Prudential khi sử dụng câu Tagline này là để ngầm khẳng định việc doanh nghiệp luôn đặt khách hàng làm trọng tâm mỗi khi phục vụ.

Kangaroo – “Máy lọc nước hàng đầu Việt Nam”: Đây là loại Tagline so sánh nhất, dùng để khẳng định vị thế của doanh nghiệp.

Vietjet – “Bay là thích ngay”: Vietjet sử dụng câu Tagline này với hi vọng trở thành hãng hàng không đem đến trải nghiệm thực sự thú vị và tạo được sự hứng thú cho hành khách khi sử dụng.

Xì dầu Angon – “Người bạn đồng hành của hải sản”: Thương hiệu khi thực hiện Tagline này mong muốn khách hàng sẽ luôn nghĩ đến sản phẩm của họ mỗi khi ăn hải sản. Đây là loại Tagline cụ thể, làm nổi bật công dụng của sản phẩm.

Liên Thành – Tinh túy hương vị trăm năm: Thông qua Tagline này, Liên Thành muốn nhắn nhủ đến khách hàng sự lâu đời của thương hiệu, đồng thời nhấn mạnh việc dù hơn trăm năm nhưng thương hiệu vẫn giữ trọn vẹn sự tinh túy của nước mắm.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những thông tin để giải đáp cho câu hỏi “Tagline là gì?” và các bước để tạo ra một Tagline ấn tượng mà ACCESSTRADE muốn đem đến cho các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích và có thể giúp bạn ứng dụng được vào công việc của mình. Chúc các bạn thành công!

Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm về những kiến thức bổ ích và thú vị khác, bạn có thể truy cập ngay TẠI ĐÂY.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x