CPM là gì? Phân biệt CPM vs CPC? Cách tối ưu chiến dịch CPM

CPM, hay Cost Per Mile là một trong những hình thức quảng cáo trong lĩnh vực Marketing. Tuy nhiên, đối với những người quảng cáo mới thì thuật ngữ này còn khá xa lạ. Vậy CPM là gì? Phân biệt CPM và CPC thế nào, hướng dẫn cách tối ưu CPM ra sao? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết sau đây:

Khái niệm CPM là gì?

CPM là gì? CPM là viết tắt của “Cost per 1000 impressions” (Chi phí cho mỗi 1000 lượt hiển thị), đây là một trong những thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực quảng cáo trực tuyến. Khi bạn triển khai chiến

Khái niệm CPM là gì?

dịch quảng cáo CPM, bạn sẽ đưa ra một mức giá mà bạn sẵn sàng trả cho mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo của bạn trên các nền tảng quảng cáo trực tuyến như Google.

Khác với CPC (Cost Per Click – Chi phí cho mỗi lượt nhấp chuột), trong chiến dịch CPM, bạn sẽ thanh toán dựa trên số lần quảng cáo của bạn được hiển thị trên màn hình người dùng. Mỗi lần quảng cáo xuất hiện trước mắt một người dùng, nó sẽ được tính là một lượt xem hoặc một lần hiển thị.

Ví dụ: Nếu bạn đặt một ngân sách tổng cộng là 1 triệu đồng cho chiến dịch quảng cáo CPM của bạn và chiến dịch này nhận được 20.000 lượt hiển thị quảng cáo, thì chi phí cho mỗi lượt hiển thị (CPM) của bạn sẽ được tính bằng cách chia tổng ngân sách cho số lượt hiển thị và sau đó nhân với 1000, tức là: 1 triệu / (20.000/1000) = 50.000 đồng cho mỗi 1000 lượt hiển thị.

Xem thêm: “CPA là gì?”

Ưu, nhược điểm của hình thức CPM là gì?

Hình thức quảng cáo CPM sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật mà bạn nên biết như sau:

  • CPM được đánh giá là dễ sử dụng và nhanh chóng đem lại hiệu quả. Đặc biệt, nó phù hợp với các doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường và đang trong quá trình xây dựng thương hiệu trong tâm trí của khách hàng.
Ưu, nhược điểm của hình thức CPM là gì?
  • Các công ty đã có độ phủ thương hiệu và thu hút nhiều lượt truy cập vào trang web của họ có thể tận dụng lợi thế về chi phí của quảng cáo CPM. Trong trường hợp này, chi phí quảng cáo theo lượt hiển thị có thể tiết kiệm hơn so với CPC.
  • CPM cũng mang lại lợi ích cho cả nhà quảng cáo và nhà cung cấp vị trí quảng cáo. Bằng cách xây dựng sự nhận diện cho trang web hoặc blog của bạn, bạn có thể thu hút nhiều nhà quảng cáo muốn đặt quảng cáo trên trang web của bạn và tạo ra nguồn doanh thu thụ động hàng tháng.

Ngoài những ưu điểm kể trên, CPM cũng còn một số nhược điểm như: 

  • Đối với các trang web có lượng truy cập thấp, việc chi tiền cho quảng cáo CPM có thể không hiệu quả cao.
  • Trên các website có lượng truy cập cao, cạnh tranh giữa các thương hiệu là rất lớn, dẫn đến việc tăng chi phí quảng cáo CPM mà không đảm bảo hiệu quả tương ứng.
  • Nếu quảng cáo CPM không được hiển thị cho đúng đối tượng mục tiêu của thương hiệu, điều này có thể làm lãng phí nguồn tài nguyên quảng cáo.

Sự khác nhau giữa CPM và CPC là gì?

Với quảng cáo CPC (Chi phí quảng cáo cho mỗi lần nhấp chuột), bạn có sẽ được kiểm soát số tiền bạn trả cho mỗi lượt nhấp vào quảng cáo, và số tiền này không bao giờ vượt quá giá thầu ban đầu mà đã đặt. Hiểu đơn giản, giá thầu của bạn là giá tối đa bạn sẽ trả cho mỗi lượt nhấp. 

Ví dụ, nếu bạn đặt giá thầu là 5.000 VNĐ, bạn sẽ không bao giờ phải trả hơn 5.000 VNĐ cho mỗi lần người dùng nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết của bạn. Số tiền thanh toán sẽ tỷ lệ thuận với số lần nhấp vào quảng cáo hoặc liên kết đó.

Trái ngược với CPC, CPM tính chi phí trên mỗi 1000 lượt hiển thị quảng cáo. Ví dụ, trong chiến dịch CPM, bạn có thể trả 50.000 VNĐ để hiển thị quảng cáo của bạn 1000 lần. Tuy nhiên, trong số 1000 lượt xem đó, có thể bạn chỉ thu được 100 hoặc 200 lượt nhấp vào quảng cáo.

Sự khác nhau giữa CPM và CPC là gì?

Cả hai hình thức quảng cáo CPC và CPM đều có ưu điểm và nhược điểm riêng. Sự lựa chọn giữa chúng phụ thuộc vào mục tiêu quảng cáo cũng như nguồn tài chính. 

Ví dụ, nếu mục tiêu là tăng nhận thức về thương hiệu và tiếp cận nhiều khách hàng nhất có thể, thì quảng cáo CPM là gì có thể là sự lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp tập trung vào mục tiêu chuyển đổi để tạo ra doanh số, thì việc sử dụng cả hai hình thức quảng cáo CPC và CPM có thể là lựa chọn tối ưu.

Cách tối ưu CPM hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo

Trong các chiến dịch quảng cáo, truyền thống, để tối ưu CPM là gì hiệu quả bạn cần thực hiện một số cách như sau:

Cách tối ưu CPM hiệu quả trong chiến dịch quảng cáo

Xác định mục tiêu chiến dịch Marketing

Để đảm bảo hiệu quả trong bất kỳ hình thức quảng cáo nào, việc xác định mục tiêu chiến dịch Marketing và truyền thông là bước vô cùng quan trọng. Bằng cách xác định rõ nhu cầu, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về đối tượng khách hàng, mục tiêu kinh doanh và các yếu tố khác như ngân sách, thị trường, đối thủ cạnh tranh,…

Trước khi lựa chọn hình thức quảng cáo, việc nghiên cứu và đánh giá các tùy chọn là điều quan trọng. Tùy thuộc vào mục tiêu của chiến dịch, nguồn tài chính có sẵn, và đối tượng mục tiêu, bạn có thể lựa chọn giữa quảng cáo CPC, CPM hoặc sự kết hợp của cả hai để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, cần lên kế hoạch chi tiết về thời gian, nội dung, và địa điểm đặt quảng cáo để đảm bảo sự thành công. Điều này đòi hỏi sự phối hợp hài hòa giữa nội dung quảng cáo, vị trí đặt quảng cáo, và mục tiêu của doanh nghiệp. Sử dụng các công cụ đo lường hiệu quả quảng cáo giúp bạn đánh giá kết quả của chiến dịch và điều chỉnh phù hợp.

Triển khai đa nền tảng quảng cáo

Ngoài Google Adwords, quảng cáo CPM cũng có thể được triển khai trên nhiều nền tảng khác. Thực tế, mảng này đang chứng kiến sự cạnh tranh giữa các đối thủ, khiến cho giá quảng cáo có thể tăng lên nhanh chóng. Người làm marketing ngày nay cần xem xét việc triển khai chiến dịch trên các nền tảng mới như Google Display Network, Ad Network, cpm facebook là gì,…

Không có nền tảng nào tốt nhất hoặc tệ nhất, sự lựa chọn nền quảng cáo phụ thuộc vào góc nhìn của nhà quảng cáo về sự phù hợp với từng giai đoạn của sản phẩm và lộ trình phát triển của thương hiệu. 

Điều quan trọng là nghiên cứu sâu về các nền tảng quảng cáo này để hiểu rõ các tính chất khác biệt của chúng. Chỉ từ đó, bạn mới có thể tận dụng chúng một cách hiệu quả và tối ưu nhất cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng chỉ số CPM là gì?

Để tối ưu CPM trong chiến dịch quảng với chi phí thấp nhất, bạn cần cân nhắc những yếu tố ảnh hưởng đến chỉ số này như:

Cân nhắc các yếu tố ảnh hưởng chỉ số CPM là gì?
  • Nội dung quảng cáo: Nội dung quảng cáo cần phải hấp dẫn và chất lượng để thu hút sự quan tâm của khách hàng. Nếu nội dung quảng cáo được thiết kế sao cho người xem có xu hướng ở lại đọc và tương tác, công cụ quảng cáo sẽ hiển thị nó cho nhiều người dùng hơn, đóng góp tích cực vào tối ưu chỉ số CPM.
  • Nhắm đúng đối tượng mục tiêu: Nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu là một yếu tố quan trọng. Điều này giúp quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người dùng có khả năng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Ngược lại, trường hợp lựa chọn sai đối tượng mục tiêu có thể làm tăng chi phí CPM, vì công cụ quảng cáo đánh giá quảng cáo của bạn không phù hợp với người dùng và hạn chế hiển thị quảng cáo của bạn.
  • Thời điểm hiển thị: Thời điểm hiển thị quảng cáo cũng đóng vai trò quan trọng trong chỉ số CPM. Bạn nên đặt quảng trong khoảng thời mà khách hàng mục tiêu hướng tới thường sử dụng internet, như thế sẽ góp phần tối hiệu hiệu quả tốt hơn.

Kết hợp linh hoạt các công cụ marketing khác

Khi bước chân vào lĩnh vực quảng cáo CPM là gì, nhiều người mới thường có xu hướng tập trung quá mức vào chiến dịch quảng cáo mà quên rằng hiệu quả thực sự đến từ sự kết hợp hài hòa giữa các công cụ marketing khác nhau. Đừng lạm dụng quảng cáo CPM mà bỏ qua các yếu tố quan trọng khác như bán hàng cá nhân, khuyến mại, hoặc xây dựng thương hiệu.

Một lời khuyên quan trọng dành cho những người mới là hãy chủ động học hỏi từ những chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực marketing và quảng cáo, không chỉ riêng quảng cáo CPM. Nếu cần, bạn có thể tìm đến các công ty tư vấn chiến lược marketing để nhận được sự tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp.

Lời kết

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về quảng cáo CPM là gì và cung cấp kiến thức bổ ích để áp dụng vào công việc kinh doanh hoặc doanh nghiệp của bạn một cách hiệu quả. Hãy cân nhắc việc sử dụng CPM hoặc CPC sao cho phù hợp nhằm đảm bảo chiến dịch marketing thành công nhất.

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x