Ưu nhược điểm giữa Affiliate Platform và Digital Marketing Agency là gì? Lý do các Doanh nghiệp có xu hướng chọn Affiliate gần đây.
Xu hướng Marketing Online ngày nay
Đi cùng với xu hướng truyền thông ngày càng phổ biến trên mạng xã hội, Marketing Online đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược marketing của doanh nghiệp, nhờ chi phí không quá cao và độ phủ sóng mạnh mẽ tới đối tượng tiêu dùng chọn lọc.
Tuy nhiên, không phải công ty nào cũng có đội ngũ chuyên gia online marketing. Thế nên outsource agency là giải pháp tốt nhất, nhưng trên thị trường rộng lớn, không dễ tìm được một agency phù hợp với doanh nghiệp cả về chất lượng lẫn giá cả.
Đặc biệt ở các doanh nghiệp đang giai đoạn mở rộng quy mô thì mong muốn có được 1 giải pháp marketing chi phí thấp và tiết kiệm nguồn lực luôn là vấn đề sống còn. Các doanh nghiệp có thể dễ dàng bỏ qua nhiều tiêu chuẩn khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ, miễn là có mức giá rẻ và thậm chí không cam kết về chất lượng dịch vụ. Từ phát triển website để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, PPC, hay bán like ảo, rất nhiều công ty agency sẵn sàng lừa đảo (scams) để lấy tiền của khách hàng mà không đưa ra một kết quả thực tế nào. Trong bài này, ACCESSTRADE sẽ giúp các bạn có sự lựa chọn tối ưu hơn giữa 2 giải pháp: Affiliate Platform và Digital Marketing Agency.
Affiliate Marketing Platform là gì?
Affiliate Marketing Platform (tiếp thị liên kết) là hình thức tiếp thị dựa trên hiệu quả mang lại (Perfomance Marketing), theo đó Doanh nghiệp (còn gọi là Advertiser) chỉ phải trả phí dựa trên mỗi hành động thành công của người dùng như mua hàng, điền thông tin.
Affiliate Platform – Nền tảng tiếp thị liên kết là đơn vị trung gian kết nối Advertiser (Doanh nghiệp) và Publisher (Đối tác), thông qua nền tảng có thể đo lường và báo cáo chuyển đổi minh bạch theo thời gian thực. Tham gia hợp tác Affiliate, Publisher (Đối tác) sẽ nhận được hoa hồng hấp dẫn trên mỗi đơn hàng thành công, được ghi nhận và đối soát giữa 2 bên bởi Affiliate Platform.
Khách hàng (Client/Advertiser) cần đến giải pháp Affiliate Marketing khi nào?
Gần đây, thuật ngữ ROI (lợi tức đầu tư), Performance Marketing đang được các Marketer, CMO hay cả CEO được nhắc đến rất nhiều. Ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới hiệu quả chiến dịch Marketing, 1 đồng quảng cáo/marketing bỏ ra thì thu về được cái gì? Số lượng like, comment, view lớn như vậy liệu có giúp doanh nghiệp tăng trưởng khách hàng mới, doanh thu hay không? Làm sao để đo lường tracking được?
Bên cạnh với việc làm branding thông qua các media network, hay tự xây dựng team marketing in-house để thực hiện các chiến dịch Marketing Online thì doanh nghiệp nếu quan tâm tới hiệu quả có thể hợp tác với các Affiliate network để đảm bảo hiệu suất chiến dịch tốt nhất.
Affiliate Marketing là hình thức marketing dựa trên hiệu quả, nhãn hàng hay doanh nghiệp chỉ phải trả tiền cho công ty quảng cáo dựa trên những kết quả có thể đo lường được.
Đâu là điểm khác biệt giữa Digital marketing Agency và Affiliate Marketing Platform?
- Người/đơn vị thực thi
Với Affiliate Marketing Platform, người thực thi là các Đối tác – còn gọi Publisher là các cá nhân sở hữu blog, cộng đồng,… có traffic phù hợp để quảng bá sản phẩm, dịch vụ cho các Doanh nghiệp. Qua đó, có thể chạm tới thị trường ngách, thị trường mới khi các hình thức marketing phổ biến không làm được.
Còn với Digital Marketing Agency, Team Marketing của Agency phụ trách toàn bộ chiến dịch Marketing. Trực tiếp thực hiện hoặc kết nối với các media network/affiliate network.
- Cách tính phí
Affiliate Marketing tính phí theo CPA – Cost per Action bao gồm:
– CPO: Cost per Order – Trả phí khi có Khách đặt hàng
– CPI: Cost per Install – Trả phí khi có Lượt tải ứng dụng
– CPQL: Cost per qualify Lead – Trả phí khi có Thông tin khách hàng chất lượng
Về Digital Marketing Agency:
Tuỳ từng Agency sẽ cung cấp các giải pháp Digital khác nhau. Tuy nhiên sẽ cung cấp nhiều hơn về các giải pháp branding, ít tập trung đẩy số lượng đơn hàng, lead chất lượng.
- Vấn đề thanh toán & đối soát
Affiliate Marketing: Đối soát và thanh toán sau khi đã có Khách hàng/Đơn hàng
Digital Marketing Agency: thông thường thanh toán/tạm ứng 1 phần ngay sau khi ký hợp đồng. Nhiều công ty agency đã đủ lợi nhuận sau đợt tạm ứng này nên chủ động rút ngắn hợp đồng và không còn làm việc hiệu quả nữa.
- Các ưu điểm khác biệt của kênh Affiliate Marketing:
Doanh nghiệp/sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp áp dụng hình thức Affiliate Marketing?
Về cơ bản, Affiliate Marketing phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp có mảng Marketing Online, có website/landing page tối ưu cho người dùng thao tác trực tuyến. Tại Việt Nam hiện nay, Affiliate được áp dụng phổ biến với các lĩnh vực như Thương mại điện tử, du lịch, tài chính, bảo hiểm, sản phẩm sức khỏe, ….
Các yếu tố quyết định tới chi phí CPA – Cost Per Action khi hợp tác Affiliate?
- Cost structure của doanh nghiệp: dựa trên mô hình kinh doanh là đơn vị sản xuất, đại lý, bán lẻ hay khác?
- Chiến lược của doanh nghiệp và độ nhận biết thương hiệu: Ví dụ nếu thương hiệu mới chưa được nhiều người biết đến thì CPA thường cao hơn (so với doanh nghiệp cùng ngành đã có thương hiệu tốt) do Publisher cần mất thời gian và công sức làm giai đoạn quảng bá thương hiệu, educate người dùng …
- Dựa trên mặt bằng chung của thị trường: ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp, các đối thủ của họ đang làm như thế nào? Chi phí Marketing trung bình bao nhiêu.
- Giá cả của sản phẩm dịch vụ: ví dụ một trong những tiêu chí dựa vào để tính CPA của ngành ngân hàng là chi phí thường niên.
Nếu bạn cần tìm hiểu và tư vấn thêm về hình thức Affiliate và cách hợp tác hiệu quả với kênh này thì hãy liên hệ tới ACCESSTRADE – nền tảng Affiliate Marketing của công ty Interspace Nhật Bản với hơn 20 năm kinh nghiệm tại thị trường Đông Nam Á (Nhật Bản, Thái Lan, Indonesia, Việt Nam, Singapore, Malaysia)
Riêng tại Việt Nam, ACCESSTRADE đang hợp tác với hơn 300 doanh nghiệp lớn các lĩnh vực TMĐT, du lịch, tài chính, dịch vụ online như Shopee, Tiki, FPTShop, Citibank, Shinhanbank, Vpbank, Viettravel, Mytour, Atadi, Booking,com, Agoda, California, …