Digital marketing một khái niệm đã trở nên quen thuộc trong lĩnh vực marketing. Ngày nay nếu một doanh nghiệp không xuất hiện trên internet, và không tìm kiếm khách hàng trên không gian mạng thì họ đã nhường cơ hội cho đối thủ của mình. Vậy Digital marketing là gì? Bao gồm những gì, và cần kỹ năng gì để trở thành 1 digital marketer? Chúng ta sẽ tìm hiểu một cách khái quát và tổng quát nhất về lĩnh vực này ngay trong bài viết này nhé.
Digital marketing là gì?
Digital Marketing
Đầu tiên chúng ta đến với định nghĩa về digital marketing, thứ mà nhiều người đang cảm thấy mơ hồ, thậm chí những người đang làm về digital cũng chưa hiểu một cách đúng nhất về định nghĩa này.
Digital Marketing( Tiếp thị kỹ thuật số) là một thuật ngữ chỉ việc xây dựng nhận thức và quảng bá thương hiệu hoặc sản phẩm dựa trên nền tảng kỹ thuật số.
Ưu điểm của digital marketing so với marketing truyền thống:
∎ Digital marketing đang ngày càng cho thấy những ưu điểm vượt trội của mình so với những phương thức marketing truyền thống trong việc tiếp cận và tương tác với khách hàng. Giúp khách hàng nhận biết thương hiệu dễ dàng hơn qua các hình ảnh, logo thương hiệu, hiện diện khắp nơi trên internet.
∎ Với digital marketing, các doanh nghiệp hỗ trợ khách hàng tốt hơn từ đó đưa về hiệu quả tốt về mặt doanh thu, và tiết kiệm chi phí.
∎ Sự tích hợp về công nghiệp số giúp ta có nhiều lựa chọn hơn để tương tác và tác động tới khách hàng: email marketing, social media, website…
∎ Dễ dàng phân tích và theo dõi: mỗi kênh quảng bá đều có công cụ để đo lường và chẩn đoán. Điều này giúp cho việc đánh giá công việc trở nên thuận lợi hơn.
Digital marketing gồm những gì?
Chúng ta thường nhắc đến digital marketing với những kênh quảng cáo trực tuyến đắc lực như Facebook Ads, Google Ads hay các chiến dịch email marketing, affiliate marketing mà quên rằng bản chất của digital marketing là tiếp thị trên nền tảng kỹ thuật số.
Digital marketing bao gồm 2 kênh chính:
∎ Digital online marketing: gắn liền với internet /electronics
∎ Digital offline marketing: kênh offline gắn liền với thiết bị điện tử /electromechanical energy
Digital online marketing được gồm 7 hình thức chính:
Email Marketing: Là cách tiếp cận, truyền đi một thông điệp thương mại (quảng bá sản phẩm/ dịch vụ, thông tin, bán hàng….) cho một nhóm người thông qua email
SEO –Search engine optimization: Là những phương pháp tối ưu nhằm nâng cao thứ hạng của website trên các trang kết quả tìm kiếm của các ông cụ tìm kiếm, mà phổ biến nhất ở đây là Google.
Các phương pháp tối ưu website bao gồm:
■ Tối ưu SEO onpage (tối ưu về mặt từ khóa, nội dung cấu trúc bài viết theo chuẩn SEO)
■ SEO offpage (xây dựng liên kết nội bộ, backlink)
Content Marketing: Là hình thức marketing dựa vào việc tiếp thị nội dung nhằm tạo và quảng bá nội dung với mục đích tạo ra nhận thức về thương hiệu, tăng trưởng lưu lượng truy cập, tạo khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng.
SEM (Search Engine Marketing): Đưa website lên đầu trang kết quả tìm kiếm bằng cách trả tiền đấu thầu từ khóa. SEM bao gồm cả Google Ads, Google Display Network (GDN), Youtube Ads . Nói cách khác SEM là tổng hợp của nhiều phương pháp marketing với mục đích giúp website hoặc nội dung của bạn xuất hiện nhiều hơn trên các công cụ tìm kiếm.
SMM – Social Media Marketing: là hoạt động marketing được thực hiện trên cách kênh mạng xã hội (social). Bao gồm tất cả mọi thứ mà bạn có thể làm để làm kinh doanh trên các kênh truyền thông xã hội của bạn – từ Facebook, Instagram, Zalo hay LinkedIn – tất cả các nơi mà bạn luôn kết nối với khách hàng trên phương diện thông tin xã hội.
PPC – Pay-per-click advertising: Là hình thức xuất hiện trên các trang tìm kiếm bằng hình thức trả phí. Chi phí cho mỗi khi có ai đó bấm vào quảng cáo được gọi là CPC (Cost Per Click). Với hình thức này bạn cần tối ưu sao cho chi phí bỏ ra trên mỗi lượt click là nhỏ nhất.
Affiliate Marketing (Tiếp thị liên kết): Là hình quảng bá sản phẩm dịch vụ. Trong đó nhà phân phối – được gọi là Publisher sẽ thực hiện tiếp thị, thu hút khách hàng mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của nhà cung cấp. Với mỗi đơn hàng thành công publisher sẽ nhận được hoa hồng từ nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ.
Digital Offline Marketing
Còn về Digital Offline Marketing: là các kênh tiếp thị số không dùng internet: Tivi, bảng quảng cáo điện tử (LED), SMS, biển bảng sử dụng kỹ thuật số (bao gồm cả trong nhà và ngoài trời).
Với rất nhiều hình thức như vậy, ta nên bắt đầu từ đâu để có thể triển khai kế hoạch digital marketing? Hãy cùng ACCESTRADE đến với phần tiếp theo.
Cách triển khai chiến lược digital marketing
Chiến lược Digital Marketing thực chất cũng là 1 chiến lược marketing, nhưng nó tận dụng sức mạnh kỹ thuật số để tối ưu hiệu quả. Với đặc thù có thể thu thập dữ liệu khách hàng và đo đạc kết quả, hiệu quả thực thi chiến lược digital marketing sẽ nhanh hơn, uyển chuyển hơn.
Mỗi doanh nghiệp có đặc trưng riêng, vậy nên chiến lược thực thi digital marketing cũng cần lập sao cho phù hợp, chứ không nhất thiết cần theo một khuôn mẫu nào. Tuy nhiên có 5 bước cơ bản để có thể lập nên một chiến lược digital marketing khá đầy đủ:
Xác định mục tiêu
Đầu tiên bạn cần xác định được chiến lược này lập lên nhằm mục đích gì: giúp lan tỏa thương hiệu mạnh mẽ tăng độ nhận diện, hay chiến lược giúp tiếp cận những khách hàng mới, thu hút họ mua hàng, tăng trưởng doanh thu từ những khách hàng có sẵn…Hiểu rõ mục tiêu cần đạt được là bước đầu tiên để có thể hoàn thành một chiến lược digital marketing.
Định vị khách hàng mục tiêu
Bạn cần phải nghiên cứu và định vị được khách hàng mục tiêu cho chiến lược digital marketing của mình, để có thể đưa ra thông điệp phù hợp thu hút họ.
Điều quan trọng nhất cần làm ở đây là: Xác định được khách hàng là ai, đặc điểm chung của họ là gì. Chọn cho nhóm khách hàng này một cái tên, một hình ảnh đại diện, với tính cách và điểm đặc trưng.
Hiểu về thương hiệu
Lý do để khách hàng lựa chọn thương hiệu của bạn thay vì đối thủ cạnh tranh là gì? Trả lời được câu hỏi đó chúng ta xác định được đặc trưng của doanh nghiệp mình, từ đó truyền tải những điều đó trong thông điệp truyền thông của mình.
Hiểu về đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ giống bạn, có thể phân thành 2 nhóm:
– Đối thủ cạnh tranh trực tiếp: Những doanh nghiệp cung cấp cùng loại hình sản phẩm.
– Đối thủ cạnh tranh gián tiếp: Những thương hiệu cung cấp sản phẩm khác nhưng giải quyết được vấn đề về địa điểm và ngân sách giống bạn.
Xác định những chỉ số đo lường
Xác định những chỉ số liên quan đến mục tiêu: views; engagement; click to CTA; Lead.. để sau khi kết thúc, bạn có thể dễ dàng đánh giá được hướng đi của mình đã chính xác chưa. Việc này giúp cho việc đánh giá sau chiến dịch được hiệu quả và chính xác, biết rõ hướng đi đã đúng chưa, để có thể đưa ra kế hoach digital marketing tốt hơn trong tương lai.
Tìm khóa học Digital Marketing ở đâu? Có thể tự học không?
Digital Marketing là ngành đã phát triển vài năm trở lại đây. Tuy nhiên với hệ thống giáo dục chậm thay đổi ở các trường đại học, ngành này vẫn chưa được phổ cập chính thức trong chương trình. Sinh viên hoặc người học phải tìm đến các khóa học Digital Marketing ở bên ngoài hoặc tự học, tự tìm hiểu qua các tài liệu trên mạng.
Với đặc thù ngành khá rộng và vẫn luôn thay đổi, mở rộng mỗi ngày, rất khó có khóa học nào bao quát đầy đủ mọi kỹ năng trong ngành, nếu có cũng chỉ ở mức cực kỳ cơ bản, lý thuyết. Khi lên đến trình độ nâng cao, mỗi kỹ năng sẽ được chia thành các khóa học riêng biệt, học phí thường dao động 4 triệu – 10 triệu/khóa học Digital Marketing, thậm chí mỗi kỹ năng còn chia thành nhiều khóa với nhiều cấp độ khác nhau. Điều này đôi khi khiến các học viên mới vào ngành rất dễ choáng ngợp bởi vô số kiến thức và tốn kém chi phí bên cạnh đó.
Quá nhiều kiến thức khiến học viên đi học đã khó, tự học còn nhiều trắc trở hơn. Tuy nhiên, không việc gì là không thể, nếu bạn học đúng cách và có đủ sự kiên trì, cố gắng, mọi tài liệu gần như đều có đầy đủ trên Internet. Khởi đầu, hãy tìm cho mình một người giới thiệu để hướng dẫn hoặc một khóa học Digital Marketing cơ bản để có cái nhìn tổng quan ban đầu. Từ những nền tảng đó, học viên sẽ hiểu được hướng đi mong muốn và tập trung tự học những kỹ năng cần thiết. Chỉ cần gõ vài chữ trên Google, mọi tài liệu cần thiết sẽ hiện ra, thậm chí có cả các bài giảng online, có thể tốn phí, nhưng chắc chắn vẫn ít tốn kém hơn các khóa học rất nhiều. Hành trình tự học Digital Marketing của bạn sẽ thuận lợi và được hệ thống khá tốt khi theo hướng này.
Nếu đang tìm những khóa học online miễn phí, bạn có thể đăng ký học tại nền tảng ACCESSTRADE Academy ngay bên dưới nhé.
Đăng ký tự học Digital Marketing
Lời kết
Digital Marketing là một mảng rất rộng với nhiều kênh khác nhau. Khi mới tiếp cận, bạn nên tìm hiểu tổng quan về tất cả các kênh mà Digital hiện đang có và từng kênh đó làm gì, mục đích là gì? Sau khi có kiến thức tổng quan, bạn có thể chọn một mảng để tập trung vào trước sau đó dần mở rộng ra các mảng khác.