EVP là gì? Vai trò của EVP đối với doanh nghiệp và 6 bước xây dựng EVP

EVP là gì? Tại sao trong các doanh nghiệp không thể thiếu? Cần làm những gì để xây dựng một EVP sắc bén nhất cho doanh nghiệp của bạn? Cùng chúng tôi tìm hiểu rõ về điều này ngay trong phần chia sẻ dưới đây. 

EVP là gì?

EVP (Employee Value Proposition) là một khái niệm vô cùng quen thuộc trong các doanh nghiệp và đóng vai trò không nhỏ cho sự phát triển của doanh nghiệp đó. 

Khái niệm

EVP được định nghĩa là tập hợp các thuộc tính và lợi ích khác biệt của doanh nghiệp tạo động lực khuyến khích các ứng viên ứng tuyển và nhân viên có sự gắn kết hơn doanh nghiệp. Hay hiểu một cách đơn giản hơn thì nó là giá trị định vị của nhà tuyển dụng. 

evp-la-gi

Các yếu tố cấu thành

EVP cũng tương tự như thương hiệu thương mại, được cấu thành từ những yếu tố cụ thể sau: 

  • Có vị thế chiến lược rõ ràng (xác định mình đứng đâu trên thị trường lao động, tài năng mục tiêu của chúng ta là gì, ai là đối thủ cạnh tranh của chúng ta)
  • Có cái nhìn sâu sắc dựa trên sự hiểu biết thấu đáo về mục tiêu và nhu cầu cũng như động lực để nhân sự hiện tại phát triển hơn
  • Có những cam kết hấp dẫn và khác biệt 
  • Hệ thống nhận diện phức hợp giữa nhân viên bên trong và ứng viên bên ngoài. 

Nhìn chung, một EVP cần cung cấp một cách cô đọng, ngắn gọn và rõ ràng về những gì tạo nên điểm riêng biệt của chính nhà tuyển dụng. Cùng với đó là sự hứa hẹn mang lại môi trường làm việc tuyệt vời khiến những ứng viên hoặc nhân viên của doanh nghiệp sẽ không thể từ chối. Nó không được nhìn nhận như một thương vụ giao dịch 2 chiều mà nó phải là một bộ bao hàm toàn diện những đề nghị của bên tuyển dụng. 

Employee-Value-Proposition
EVP là một bộ bao hàm toàn diện các thông tin

Phân biệt EVP và thương hiệu tuyển dụng

EVP và thương hiệu tuyển dụng thực ra có mối liên hệ chặt chẽ với nhau nhưng về mục đích hướng tới thì lại khác nhau. EVP sẽ tập trung vào những lợi ích và cơ hội riêng biệt mà công ty cung cấp cho nhân viên – nghĩa là những điều nhân viên sẽ nhận được khi họ đóng góp công sức lao động của mình cho công ty. 

Còn ngược lại, thương hiệu nhà tuyển dụng là những hình ảnh, danh tiếng của công ty để giúp ứng viên nhìn nhận doanh nghiệp như một nơi làm việc lý tưởng. Thương hiệu tuyển dụng sẽ được xây dựng dựa trải nghiệm của nhân viên, chính sách của công ty và nhận thức của thị trường thông qua hệ thống điểm chạm (touchpoints). 

Vai trò của EVP đối với doanh nghiệp

Khi hiểu được EVP là gì bạn sẽ hiểu EVP chính là USP (Unique Selling Point) – lợi điểm bán hàng độc nhất của doanh nghiệp. Vì khi xây dựng EVP xuất sắc sẽ giúp doanh nghiệp

  • Tạo ấn tượng với ứng viên thuộc các nhóm khác nhau: EVP hiệu quả sẽ đánh trúng vào tâm lý của từng nhóm lao động mấu chốt. Chẳng hạn, chế độ thu hút ứng viên là nhà thiết kế sẽ không nhất thiết phải giống với chế độ mà bạn dành cho nhân viên kỹ sư. 
  • Dễ dàng tiếp cận với ứng viên bị động: khi xây dựng EVP chất lượng, thương hiệu doanh nghiệp lên tầm cao mới, trở thành “miền đất hứa” do nhiều ứng viên. 
EVP-la-cau-noi-vung-chac-giua-doanh-nghiep-va-ung-vien-tiem-nang
EVP là cầu nối vững chắc giữa doanh nghiệp và ứng viên tiềm năng
  • Củng cố tinh thần văn hóa doanh nghiệp: để xây dựng được EVP đẹp cần có sự hỗ trợ của nhân viên cũ. Doanh nghiệp sẽ lắng nghe những phản hồi của nhân viên để hiểu được những điều gì là quan trọng với họ. Từ đó, doanh nghiệp vừa xây dựng được thương hiệu EVP uy tín, vừa củng cố niềm tin với nhân viên cũ, tạo sự cam kết vững chắc về tương lai. 
  • Giảm sự cạnh tranh về lương: khi doanh nghiệp có EVP giá trị, những ứng viên sẽ muốn cống hiến sức mình cho doanh nghiệp và bớt coi trọng về mức lương cao. Nghĩa là ngay cả khi bạn không đề nghị họ mức lương cao thuộc top trên thị trường nhưng với EVP chất lượng bạn vẫn có thể chinh phục ứng viên khiến họ sẵn sàng đầu quân cho doanh nghiệp của bạn.
  • Lọc chất lượng nhân viên tuyển dụng: khi xây dựng EVP các doanh nghiệp phải tiếp cận đào sâu vào những nhu cầu quan trọng của nhân viên. Một khi đã nắm được các thông tin đó, bạn sẽ định hướng được công tác tuyển dụng, từ đó có được những đề nghị hấp dẫn cho ứng viên. 

Các bước cơ bản xây dựng EVP

Để xây dựng EVP hoàn hảo, các bạn cần lần lượt xây dựng theo 6 bước cơ bản dưới đây: 

Bước 1: Tìm kiếm và thu thập thông tin của ứng viên

Khi xây dựng EVP bạn cần phải đặt mình vào vị trí của ứng viên để lần lượt đưa ra các lợi ích, chế độ mà mình mong muốn doanh nghiệp đáp ứng. Bạn có thể đặt câu hỏi “Tại sao mình nên làm việc cho doanh nghiệp này?” Sau đó lần lượt đưa ra các câu trả lời. Bạn có thể tự trả lời hoặc hỏi các nhân sự hiện tại trong công ty để tổng hợp thông tin. Chẳng hạn như: 

  • Vì doanh nghiệp đóng bảo hiểm đầy đủ
  • Vì doanh nghiệp sẽ cung cấp các thiết bị làm việc từ điện thoại, máy tính,..
  • Vì doanh nghiệp có chế độ đãi ngộ tốt, có phòng nghỉ trưa, có phòng tập gym,…
  • Vì doanh nghiệp có hợp tác với nhiều doanh nghiệp nước ngoài, mở ra cơ hội được dự hội thảo, sự kiện quốc tế
  • Vì môi trường làm việc năng động, cởi mở, trẻ trung
  • Văn hóa làm việc giữa nhân viên và lãnh đạo rất cởi mở
tim-kiem-nhu-cau-cua-ung-vien
Tìm kiếm nhu cầu của ứng viên

Đối với những doanh nghiệp làm về lĩnh vực dịch vụ cộng đồng, có thể các ứng viên còn quan tâm tới yếu tố lịch sử thành lập, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. Còn đối với những doanh nghiệp về công nghệ, các yếu tố EVP cần nghiêng về bên lợi ích hữu hình mà ứng viên muốn như cung cấp đủ các trang thiết bị làm việc, nền tảng công nghệ hiện đại,…

Bước 2: Phân tích, nghiên cứu dữ liệu

Khi đã có các dữ liệu trên các bạn cần nghiên cứu, “mổ xẻ” các vấn đề để tạo được bản EVP thu hút ứng viên tiềm năng. 

Ngoài việc đặt câu hỏi với nhân viên cũ, các bạn có thể nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Để từ đó tìm ra sự khác biệt để ứng viên sẵn sàng chọn lựa bạn thay vì chọn lựa công ty đối thủ. 

Bạn có thể nghiên cứu thông tin bằng cách tìm hiểu qua website của doanh nghiệp đối thủ, tìm hiểu bài tuyển dụng, bài đăng của họ để có được các thông tin hữu ích nhất. 

xay-dung-EVP-doanh-nghiep
Xây dựng định hướng EVP doanh nghiệp

Bước 3: Nghiên cứu và xây dựng thông điệp EVP cơ sở

Khi đã đào sâu và phân tích các dữ liệu bạn sẽ bắt đầu hình thành phiên bản EVP cơ sở cùng với biến thể nhắm vào các đối tượng tiềm năng. Bạn luôn luôn phải nêu bật được các yếu tố: 

  • EVP phù hợp với giá trị cốt lõi, tầm nhìn và sứ mệnh của doanh nghiệp
  • EVP có đáp ứng với kỳ vọng của nhân viên và ứng viên tiềm năng 
  • EVP có giúp doanh nghiệp của bạn nổi bật hơn so với đối thủ không?
  • EVP rõ ràng, hấp dẫn và truyền cảm hứng với nhân viên hay không?
  • EVP có mô tả sát thực về việc làm ở tổ chức của bạn không?

Bước 4: Truyền thông mở rộng EVP doanh nghiệp

Khi đã có bản EVP riêng của doanh nghiệp, cần bắt tay vào đẩy mạnh truyền thông cho chính doanh nghiệp của bạn. Hãy luôn show ra những điểm mạnh, những lợi thế mà doanh nghiệp bạn sở hữu, để thu hút các nhân sự tiềm năng đầu quân và làm việc. 

truyen-thong-evp-thu-hut-ung-vien-tiem-nang
Truyền thông thu hút ứng viên tiềm năng

Bước 5: Đánh giá EVP đã triển khai

Sau khi bạn truyền thông bản EVP doanh nghiệp, bạn cần đánh giá bản EVP đó có thực sự thành công hay không bằng cách phân tích chất lượng hồ sơ nhân sự gửi về. Đồng thời luôn luôn phải áp dụng EVP trong mỗi giai đoạn phỏng vấn, onboaring, ký kết hợp đồng chính thức,…để càng ngày càng giữ chân được nhiều nhân sự chất lượng hơn. 

Bước 6: Sửa đổi

EVP muốn đạt hiệu quả cao cần phải luôn luôn sửa đổi để phù hợp với hiện tại. Các doanh nghiệp có thể không ngừng nâng cấp chất lượng đãi ngộ tốt nhất cho các nhân viên. Doanh nghiệp có thể dựa vào những cuộc khảo sát nội bộ định kỳ hàng năm để đo lường hiệu quả của EVP. Từ đó cũng sẽ cho ra được những yếu điểm cần nâng cấp, thay đổi để đáp ứng sự minh bạch trong quản lý và giữ mối quan hệ với nhân viên. 

Lời kết 

EVP hiệu quả chính là thế mạnh phát triển của các doanh nghiệp lớn nhỏ. Hy vọng với những chia sẻ về EVP là gì ở trên các bạn đã có cái nhìn sâu rộng hơn. Đồng thời biết được cách xây dựng EVP doanh nghiệp hiệu quả nhất để sở hữu được những nhân sự chất lượng. 

 

Pop Event


global summit

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Đăng ký

This will close in 25 seconds

x