Hybrid working được rất nhiều người đánh giá là phương thức làm việc thời công nghệ số được phát triển ở rất nhiều quốc gia nhưng tại Việt Nam còn khá mới mẻ. Cụ thể thì hybrid working là gì? Cách làm việc theo hybrid working model có ảnh hưởng tới lợi ích của doanh nghiệp và chính người lao động hay không? Hãy cùng chúng tôi đánh giá những vấn đề này trong phần chia sẻ dưới đây.
Hybrid working là gì?
Để trả lời cho câu hỏi Hybrid working là gì thì đầu tiên ban phải hình dung được mô hình Hybrid working là mô hình cho phép nhân viên kết hợp linh hoạt giữa làm việc ở văn phòng và làm việc từ xa. Để vận hành hybrid working model linh hoạt, doanh nghiệp và người lao động sẽ thỏa thuận quy trình nghiệp vụ, thống nhất về lịch trình làm việc sao cho phù hợp với cả hai bên. Người lao động sẽ phải cam kết với doanh nghiệp số ngày lên văn phòng làm việc nhất định và số ngày còn lại sẽ làm việc tại nhà. Thông thường khi chọn lựa hybrid working thì doanh nghiệp sẽ chủ động đưa ra mô hình làm việc cụ thể để đảm bảo tiến độ và hiệu quả của công việc.
Hybrid working là hình thức đặc biệt hiệu quả và được rất nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng như Google, Facebook,…So với mô hình việc làm tại nhà khác như Remote job và Work from Home thì mô hình Hybrid Working lại được người lao động yêu thích hơn.
Trên thế giới thì mô hình này khá phổ biến, nhưng mô hình Hybrid working tại Việt Nam chỉ trở nên phổ biến thời điểm dịch Covid bùng phát. Trong dịch Covid phải cách ly, thị trường lao động gặp nhiều biến đổi, người lao động khắp nơi phải làm việc tại nhà. Nên các doanh nghiệp đã thực hiện mô hình Hybrid working và giúp doanh nghiệp phát triển ổn định hơn.
Dù thế, mô hình hybrid working tại Việt Nam vẫn còn nhiều thiếu sót từ lộ trình tiếp cận tới hệ thống truyền thông, quản trị dữ liệu,…Và đặc biệt, tại Việt Nam các doanh nghiệp SMEs vẫn đặt nặng đặc tính làm việc tại văn phòng và chấm công hàng ngày. Và đó là khái quát về thuật ngữ “Hybrid working” là gì, cùng mình tiếp tục tìm hiểu mô hình này có bao nhiêu hình thức ở ngay phần dưới.
Những mô hình Hybrid working phổ biến
Khi đã hiểu hybrid working là gì chắc hẳn bạn sẽ quan tâm hơn những mô hình hybrid working đang được sử dụng phổ biến. Hiện nay có 4 hình thức hybrid được sử dụng rộng rãi gồm:
- Hybrid at – will: đây là mô hình mà người làm việc sẽ là người quyết định thời gian họ đến văn phòng và thời gian họ làm việc từ xa, tại nhà.
- Hybrid split – week: công ty sẽ dựa vào công việc của từng nhân viên, phòng ban để xây dựng thời gian biểu làm tại công ty và làm ở nhà phù hợp.
- Hybrid manager-scheduling: người trực tiếp quản lý nhân viên sẽ là người phụ trash sắp xếp thời gian, nơi làm việc của từng nhân viên.
- Hybrid mix: kết hợp linh hoạt ba hình thức trên để nâng cao chức năng, công việc.
Ưu nhược điểm của mô hình Hybrid working
Dù mô hình Hybrid working là gì thì đều có những ưu điểm và nhược điểm nhất định, cụ thể như sau:
Ưu điểm
Tạo sự linh hoạt trong không gian và thời gian làm việc
Mô hình hybrid working đem lại lợi ích win – win cho cả doanh nghiệp và người lao động. Những người lao động có thể chủ động sắp xếp thời gian lên công ty khi cần thiết. Việc không gò bó trong thời gian làm việc sẽ giúp người lao động giảm được áp lực tinh thần và giúp họ cảm thấy hạnh phúc hơn từ đó cũng đóng góp công việc đạt hiệu suất tốt nhất.
Giúp giảm sự cô lập xã hội và tăng sự cân bằng trong công việc
Khi áp dụng mô hình làm việc hybrid working sẽ giúp cho nhân viên tự cân bằng được công việc và cuộc sống. Họ có thể chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình nhiều hơn mà vẫn đáp ứng tốt hiệu suất công việc. Điều này chính là điều mà mô hình work from home trước đó không thể nào làm được.
Tiết kiệm chi phí thuê mặt bằng làm văn phòng cho các doanh nghiệp
Khi vận hành mô hình hybrid working các doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoảng 30% chi phí vận hành liên quan tới thuê văn phòng. Đồng thời cũng hạn chế được việc phải trang bị thiết bị, đồ văn phòng phẩm cho nhân viên.
Khoản tiết kiệm này có thể giúp các doanh nghiệp tái đầu tư hơn vào máy móc, thiết bị. Có thể nâng cấp chất lượng sản phẩm, dịch vụ và đào tạo nhân viên chuyên nghiệp hơn.
Tuyển dụng nhân tài không giới hạn quốc gia
Đặc biệt nhất khi vận hành cách làm việc Hybrid sẽ giúp doanh nghiệp có thể tuyển được nhân tài từ khắp nơi trên thế giới. Điều này có nghĩa là công ty, doanh nghiệp sẽ có được nhiều nhân viên giàu chuyên, giúp ngắn thời gian xử lý công việc, nâng cao kết quả kinh doanh.
Ngoài những lợi ích lớn trên, Hybrid working model giúp gia tăng cơ hội xây dựng và kết nối đội nhóm trong doanh nghiệp. Nhân viên trong công ty có thể học tập, chia sẻ kinh nghiệm mọi lúc mọi nơi mà không hề bị giới hạn.
Nhược điểm
Dù đã hiểu Hybrid working là gì và những lợi ích không nhỏ mà chúng mang lại cho cả doanh nghiệp và nhân viên nhưng ta cũng cần phải hiểu mô hình này vẫn tiềm ẩn một số nhược điểm nhất định như sau:
Không phải ngành nghề nào cũng áp dụng được mô hình Hybrid working
Theo khảo sát của nền tảng truyền thông Slack, mô hình Hybrid working bị hạn chế trong một số lĩnh vực bao gồm:
- Quản lý sản phẩm
- Setup, quản lý chương trình và các dự án
- Công nghệ thông tin và bảo mật
- Dịch vụ chăm sóc sức khỏe và spa làm đẹp
- Ngành truyền thông in ấn
Nếu doanh nghiệp của bạn thuộc nhóm ngành trên thì có thể kiếm một số giải pháp quản lý công việc từ xa hiệu quả. Sau đó thiết lập lịch trình làm việc linh hoạt sẽ giúp quá trình vận hành suôn sẻ hơn.
Cần liên tục xây dựng kế hoạch dài hạn và ngắn hạn
Khi áp dụng mô hình làm việc Hybrid, các doanh nghiệp luôn luôn phải nắm bắt các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn của từng phòng ban. Để từ đó chủ động trong việc bố trí văn phòng họp bàn chiến lược thúc đẩy. Đồng thời nhà quản lý phải thường xuyên cập nhật tiến độ làm việc của các nhân viên để đảm bảo kết quả của chiến dịch đã đặt ra trước đó.
Đáp ứng tốt yêu cầu về tính năng bảo mật
Khi hiểu hybrid working là gì thì chắc chắn các doanh nghiệp và nhân viên sẽ biết rằng hầu như các trao đổi của nhân viên với quản lý, với doanh nghiệp đều được thực hiện online. Điều này cũng khiến cho các doanh nghiệp lo ngại về vấn đề rò rỉ tài liệu. Do đó, trước khi áp dụng mô hình hybrid các doanh nghiệp cần thiết lập chính sách bảo mật dữ liệu toàn diện.
Có hệ thống quản lý năng xuất và báo cáo công việc định kỳ
Các doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí đầu tư phần mềm công nghệ để quản lý các công việc của nhân viên. Bởi nếu không có công cụ hỗ trợ quản lý năng xuất và báo cáo thì các cấp lãnh đạo sẽ khó kiểm soát được hiệu quả công việc, từ đó khó đi tới sự thành công và tăng trưởng doanh thu.
Phân biệt Hybrid working, Onsite work và Remote Working
Trong thời kỳ chuyển đổi số hiện nay, ngoài hybrid working là gì thì các khái niệm khác như Onsite work và Remote Working cũng được quan tâm. Vậy on-site working là gì? Remote Working là gì? So với Hybrid working thì 2 mô hình làm việc này khác nhau như nào?
Về khái niệm
On-site working là gì? Đây là mô hình làm việc cố định tại văn phòng. Nghĩa là nhân viên sẽ làm trong văn phòng của công ty, quản lý và nhân viên sẽ trực tiếp tương tác với nhau giúp hoàn thành công việc một cách tốt nhất.
Còn Remote Working là gì? Đây là mô hình làm việc từ xa cho phép nhân viên có thể làm việc tại bất cứ không gian nào theo nhu cầu cá nhân. Đó có thể là quán cafe, tại nhà,….mà vẫn đảm bảo được tiến độ công việc.
Từ 2 khái niệm On-site working là gì? và Remote Working là gì? và cả Hybrid working là gì thì ta có thể thấy rằng Hybrid working chính là mô hình làm việc kết hợp của cả hai mô hình trên. Nhân sự hoặc nhà quản lý sẽ trực tiếp sắp xếp thời gian làm việc tại nhà và thời gian làm việc tại văn phòng sao cho phù hợp với tiến độ công việc mà vẫn đảm bảo hoàn thiện kế hoạch đã đề ra.
Sự khác biệt của 3 mô hình làm việc Hybrid working, Onsite work và Remote Working
Để hiểu rõ hơn về cả 3 mô hình làm việc này các bạn có thể quan sát bảng so sánh dưới đây:
Tiêu chí so sánh | Onsite working | Remote working | Hybrid working |
Thời gian làm việc | Công ty quy định thời gian làm việc rõ ràng. Trung bình khoảng 8h/ngày | Chủ động linh hoạt theo thời gian biểu của cá nhân | Linh hoạt giữ những buổi làm việc từ xa, và những buổi phải lên văn phòng làm 8 tiếng/ngày |
Địa điểm làm việc | Văn phòng công ty | Tại nhà, quán cafe,…hoặc bất cứ nơi đâu mà nhân sự cảm thấy thoải mái nhất | Có sự linh hoạt giữa làm việc từ xa và làm việc tại văn phòng |
Chi phí vận hành | Tốn nhiều chi phí thuê văn phòng, phí phát sinh điện, nước, wifi hàng tháng | Giảm thiểu chi phí thuê mặt bằng cho doanh nghiệp và chi phí đi lại cho nhân viên. | Tối ưu được chi phí mặt bằng các các chi phí khác liên quan |
Nhân sự | Doanh nghiệp hạn chế trong săn đón người tài | Thu hút được nhiều nhân tài từ các vùng miền, quốc gia khác nhau | Thu hút được nhân tài và nhân sự có thể hoàn toàn trao đổi nhu cầu được làm từ xa với doanh nghiệp. |
Khả năng giao tiếp | Nhân viên và quản lý luôn được giao tiếp trực tiếp, giúp gắn kết các cá nhân với tập thể, | Hạn chế sự giao tiếp giữa nhân viên với nhân viên và nhân viên với quản lý. | Hạn chế về mặt giao tiếp |
An ninh – Bảo mật | An ninh bảo mật không phải vấn đề đáng lo lại | Cần bảo mật tốt, hạn chế rủi ro rò rỉ dữ liệu | Cần bảo mật tốt, để tránh chiêu trò đánh cắp dữ liệu. |
Lời kết
Hy vọng qua những chia sẻ trên các bạn đã có thể hiểu được Hybrid working là gì và hướng phát triển tiềm năng của mô hình này. Mong rằng trong tương lai gần mô hình Hybrid working tại Việt Nam sẽ được đẩy mạnh ứng dụng để tăng thêm hiệu quả phát triển cho các doanh nghiệp.