IMC Plan là gì? 5 bước xây dựng kế hoạch truyền thông tích hợp hiệu quả

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc xây dựng một IMC plan là chìa khóa giúp doanh nghiệp trở nên nổi bật và thu hút khách hàng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp phải những thách thức như thiếu kiến thức, thời gian, nguồn lực, và khó khăn trong việc đo lường hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về IMC plan, tầm quan trọng của nó, và cách xây dựng một kế hoạch hoàn chỉnh để giải quyết các vấn đề trên.

IMC Plan là gì? Tầm quan trọng của IMC Plan đối với doanh nghiệp

IMC Plan là viết tắt của Integrated Marketing Communications Plan hay còn được gọi là kế hoạch truyền thông marketing tích hợp. Đây là chiến lược giúp doanh nghiệp có thể đồng bộ hóa các hoạt động marketing nhằm truyền tải thông điệp tới khách hàng một cách nhất quán. IMC Plan không chỉ là một kế hoạch truyền thông thông thường mà còn là một giải pháp tổng thể giúp doanh nghiệp tối ưu hóa hiệu quả, tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo ra lợi thế cạnh tranh.

imc-plan-la-gi

Vai trò quan trọng của IMC Plan trong doanh nghiệp

  • Tạo sự nhất quán trong truyền thông: IMC Plan giúp doanh nghiệp đảm bảo thông điệp được truyền tải một cách thống nhất, đồng bộ trên các kênh truyền thông, từ quảng cáo, PR, social media, digital marketing đến bán hàng trực tiếp. Điều này không chỉ xây dựng niềm tin mà còn củng cố hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng một cách hiệu quả.
  • Tối ưu hóa ngân sách: Thay vì chỉ đầu tư rải rác vào các kênh riêng lẻ, IMC Plan giúp doanh nghiệp phân bổ ngân sách một cách thông minh và hiệu quả. Bằng cách tích hợp các kênh truyền thông, doanh nghiệp có thể tránh lãng phí và tập trung nguồn lực vào những hoạt động mang lại giá trị cao nhất.
  • Tăng khả năng cạnh tranh: IMC Plan giúp doanh nghiệp trở nên “nổi bật” thông qua việc kết hợp sức mạnh của các kênh truyền thông, thu hút sự chú ý và tạo ấn tượng mạnh với khách hàng.
  • Dễ dàng đo lường và điều chỉnh: Một trong những thách thức lớn nhất của doanh nghiệp là đo lường hiệu quả chiến dịch. Một IMC Plan hoàn chỉnh sẽ có thể cung cấp các công cụ và chỉ số đo lường cụ thể, giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác hiệu quả của từng hoạt động và điều chỉnh kịp thời để đạt được mục tiêu đã đề ra.

Với những lợi ích vượt trội này, IMC Plan không chỉ là một công cụ truyền thông mà còn là chiến lược then chốt giúp doanh nghiệp phát triển bền vững trong thời đại số.

05 bước lập kế hoạch IMC

Bước 1: Xem xét kế hoạch marketing tổng thể

Để xây dựng được một bản kế hoạch IMC, doanh nghiệp cần xem xét lại mục tiêu và kế hoạch marketing tổng thể của mình. Điều này giúp đảm bảo IMC plan sẽ hỗ trợ và bổ sung cho chiến lược marketing hiện có.

Xác định mục tiêu marketing

xac-dinh-muc-tieu-marketing

Doanh nghiệp cần xác định mục tiêu chính của chiến dịch truyền thông. Một số mục tiêu phổ biến bao gồm:

  • Tăng doanh số bán hàng: Ví dụ, tăng 20% doanh thu từ kênh online trong vòng 6 tháng.
  • Xây dựng thương hiệu: Đạt 1 triệu lượt tiếp cận trên mạng xã hội trong quý 1.
  • Thu hút khách hàng mới: Tăng 30% lượng khách hàng tiềm năng qua website.

Việc xác định mục tiêu rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng lên kế hoạch triển khai các hoạt động IMC hiệu quả.

Phân tích khách hàng mục tiêu

Doanh nghiệp cần phân tích chân dung khách hàng (customer persona) với các thông tin chi tiết như:

  • Độ tuổi, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp.
  • Hành vi tiêu dùng, sở thích, các kênh truyền thông yêu thích.
  • Vấn đề họ đang gặp phải và cách sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết chúng.

Ví dụ: Nếu khách hàng mục tiêu là gen Z, doanh nghiệp nên tập trung vào nền tảng TikTok, Instagram thay vì email marketing.

Xây dựng thông điệp chính (Key Message)

Để lập kế hoạch IMC, việc truyền tải thông điệp là không thể thiếu. Doanh nghiệp cần đảm bảo thông điệp truyền tải phải thật rõ ràng và nhất quán với giá trị thương hiệu.

Ví dụ: “Nike – Just Do It” khuyến khích tinh thần thể thao và hành động ngay lập tức.

Bước 2: Phân tích, đánh giá bối cảnh và xác định vấn đề và cơ hội của IMC plan

phan-tich-swot

Ở bước này, doanh nghiệp cần phân tích môi trường bên trong và bên ngoài để xác định những cơ hội và thách thức mình cần phải đối mặt. Dưới đây là một số phương pháp phân tích phổ biến bao gồm:

  • Phân tích SWOT: Đây chắc chắn là phương pháp phân tích phổ biến nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng đã từng nghe qua. SWOT là phương pháp phân tích và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
  • Mô hình PESTEL: Khác với phương pháp kể trên, PESTEL là phương pháp phân tích liên quan đến các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, công nghệ, môi trường và pháp lý ảnh hưởng đến chiến dịch.

Việc phân tích và đánh giá bối cảnh có thể giúp doanh nghiệp biết được vị trí của mình trên thị trường, vị thế muốn đạt được và những hành động cần thực hiện để có thể đạt được vị thế đó.

Bước 3: Xác định mục tiêu và ngân sách của kế hoạch IMC

xac-dinh-ngan-sach-cho-imc-plan

Để lập được bản kế hoạch IMC, bạn cũng cần xác định mục tiêu thật cụ thể, đo lường được và phù hợp với chiến lược marketing tổng thể. Ví dụ:

  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Đặt mục tiêu tăng tỷ lệ nhận diện thương hiệu lên 20% trong 2 quý đầu năm 2025.
  • Thúc đẩy doanh số: Mục tiêu tăng 15% doanh số trong quý 2 năm 2025

Bên cạnh đó, việc phân bổ ngân sách hợp lý cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của IMC Plan, để tối ưu ngân sách và phân chia hợp lý, doanh nghiệp cần:

  • Phân tích chi phí – lợi ích: Có rất nhiều kênh truyền thông nhưng không phải kênh nào cũng phù hợp với mục tiêu và đem lại hiệu quả tương tự, vì vậy bạn cần đánh giá hiệu quả của từng kênh truyền thông, sau đó phân bổ ngân sách phù hợp.

Xem chi tiết 8 bước xây dựng chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu

Bước 4: Phát triển chương trình truyền thông marketing tích hợp

phat-trien-chuong-trinh-truyen-thong-marketing-tich-hop

Đây là bước quan trọng nhất khi xây dựng bản kế hoạch IMC, trong đó doanh nghiệp cần lựa chọn các công cụ truyền thông phù hợp như:

  • Quảng cáo (Advertising): Truyền tải thông điệp qua TV, radio, báo chí, digital ads.
  • Quan hệ công chúng (PR): Tạo dựng hình ảnh tích cực thông qua các sự kiện, bài PR, hoạt động cộng đồng.
  • Marketing trực tiếp: Email marketing, SMS, telemarketing để tiếp cận khách hàng,…
  • Social media: Tận dụng nền tảng mạng xã hội để tăng cường sự tương tác và chia sẻ.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng để IMC Plan đạt được mục tiêu như mong đợi, doanh nghiệp cần đảm bảo:

  • Đảm bảo tính nhất quán: Đây chính là yếu tố vô cùng quan trọng trong IMC, cần đảm bảo rằng thông điệp truyền tải, hình ảnh,… đồng bộ trên mọi kênh.
  • Sáng tạo: Tạo sự khác biệt để có thể thu hút được sự chú ý của khách hàng.
  • Phù hợp với đối tượng mục tiêu: Mỗi kênh truyền thông sẽ có lượng người truy cập và tệp khách hàng khác nhau. Vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý chọn lựa kênh truyền thông phù hợp với hành vi và sở thích của khách hàng.

Bước 5: Theo dõi, đánh giá, và kiểm soát chương trình truyền thông

thiet-lap-kpi-ro-rang

Khi lập bản kế hoạch IMC, doanh nghiệp chắc chắn không thể bỏ qua bước theo dõi, đánh giá và kiểm soát chương trình truyền thông. Đây là bước giúp doanh nghiệp xác định được liệu rằng mình đã đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó hay chưa, nhìn nhận lại tình hình và rút ra kinh nghiệm cho những chiến lược kế đến. Doanh nghiệp cần: 

  • Thiết lập KPIs rõ ràng: Bạn đánh giá hiệu quả của bản kế hoạch IMC dựa trên những tiêu chí nào? KPI ra sao? Lượng tương tác, tỷ lệ chuyển đổi, doanh số,… để đo lường hiệu quả,…?
  • Sử dụng công cụ phân tích: Google Analytics, Facebook Insights, CRM,… để theo dõi dữ liệu và hiệu suất.

Tổng hợp một số IMC plan mẫu mà các marketer nên biết

Để giúp các marketer dễ hình dung về cách xây dựng một kế hoạch truyền thông tích hợp, ACCESSTRADE sẽ giới thiệu đến bạn 2 dạng IMC plan:

  • IMC Plan Template – Cấu trúc một IMC Plan chuẩn để bạn có thể áp dụng ngay.
  • IMC Plan của doanh nghiệp thực tế – Ví dụ về các thương hiệu đã áp dụng chiến lược IMC thành công.

IMC Plan Template

Action Plan trong IMC

action-plan-trong-imc

Action Plan là phần chi tiết hóa kế hoạch hành động để triển khai IMC. Action plan được thực hiện trong 3 giai đoạn: Trigger, Engage, Amplify.

Action Plan thường bao gồm các thông tin như:

  • Các hoạt động cụ thể: Quảng cáo, sự kiện, PR,…
  • Thời gian thực hiện: Lên lịch chi tiết cho từng hoạt động.
  • Người phụ trách: Phân công rõ ràng để đảm bảo trách nhiệm.

Download Action Plan trong IMC ngay TẠI ĐÂY

IMC Plan mẫu dạng thu gọn

imc-plan-mau-dang-thu-gon

Mẫu kế hoạch dạng thu gọn sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Một bản kế hoạch IMC mẫu dạng thu gọn thường bao gồm đầy đủ các thông tin sau:

  • Tóm tắt IMC plan
  • Phân tích thị trường
  • Xác định đối tượng mục tiêu
  • Xác định USP
  • Liệt kê các công cụ và chiến thuật Marketing
  • Xây dựng ngân sách cho từng chiến thuật
  • Đặt lịch trình
  • Đánh giá.

Download IMC Plan mẫu dạng thu gọn ngay TẠI ĐÂY

IMC Plan của doanh nghiệp thực tế

IMC Plan mẫu của OFÉLIA

imc-plan-ofelia

IMC Plan của OFÉLIA tập trung vào việc kết hợp giữa digital marketing và influencer/KOL/KOC,…. Một số thông tin cơ bản trong kế hoạch IMC của OFÉLIA bao gồm:

  • Tổng quan về thương hiệu
  • Phân tích môi trường
  • Định vị thị trường 
  • Phân tích thục trạng
  • Đề xuất hoạt động truyền thông

Download IMC Plan mẫu của OFÉLIA ngay TẠI ĐÂY.

IMC Plan mẫu của HEINEKEN ORIGINAL

imc-plan-heineken

HEINEKEN triển khai IMC plan với sự kết hợp mạnh mẽ giữa quảng cáo truyền thống và digital marketing. Một số thông tin cơ bản trong kế hoạch IMC của HEINEKEN phải kể đến bao gồm:

  • Tổng quan doanh nghiệp
  • Phân tích đánh giá bối cảnh
  • Marketing 4Ps
  • Chiến lược tái định vị thương hiệu

Download IMC Plan mẫu của HEINEKEN ngay TẠI ĐÂY.

IMC Plan mẫu của Toyota Prius

Đây là mẫu IMC Plan cho sản phẩm xe Toyota Prius ra mắt tại thị trường Anh quốc. Bản kế hoạch được xây dựng đầy đủ và chi tiết với các phần:

  • Phân tích thị trường
  • Phân tích SWOT
  • Marketing mix
  • Xác định kênh truyền thông
  • Xác định ngân sách

Download IMC Plan mẫu của Toyota Prius ngay TẠI ĐÂY.

Case study IMC – Mirinda “Chuyện cũ bỏ qua”

Chiến dịch “Chuyện cũ bỏ qua” của Mirinda là một trong những ví dụ điển hình về việc áp dụng thành công IMC Plan. Đây không chỉ là một chiến dịch truyền thông đơn thuần mà còn là một câu chuyện truyền cảm hứng, giúp Mirinda tạo được tiếng vang lớn và kết nối sâu sắc với khán giả trẻ.

Phân tích, đánh giá bối cảnh và Insight khách hàng

Mirinda là một thương hiệu nước giải khát có gas thuộc tập đoàn PepsiCo. Trước khi thực hiện chiến dịch này, Mirinda đang đối mặt với những thách thức lớn:

  • Áp lực cạnh tranh trong ngành nước giải khát: Các thương hiệu như Coca-Cola, Pepsi,.. đang phát triển vô cùng mạnh mẽ và giành lấy phần lớn thị phần thị trường
  • Thị hiếu của giới trẻ thay đổi nhanh: Khách hàng mục tiêu của Mirinda chủ yếu là giới trẻ, những người dễ bị thu hút bởi các xu hướng mới trên mạng xã hội.
  • Cần một chiến dịch khác biệt và gắn kết với người tiêu dùng: Không chỉ dừng lại ở quảng bá sản phẩm, Mirinda cần một câu chuyện có ý nghĩa, tạo cảm xúc và thu hút sự tham gia của khách hàng.

Insight khách hàng:

  • Dịp Tết là thời điểm dễ xảy ra mâu thuẫn trong gia đình (tranh cãi, hiểu lầm).
  • Giới trẻ thích nội dung hài hước, sáng tạo, dễ chia sẻ trên mạng xã hội.
  • Các MV ca nhạc, trend TikTok có sức lan tỏa mạnh trong dịp Tết.

Từ việc phân tích, đánh giá bối cảnh và Insight khách hàng, Mirinda đã xây dựng chiến dịch “Chuyện cũ bỏ qua” với thông điệp khuyến khích mọi người bỏ qua những chuyện không vui, tận hưởng một cái Tết trọn vẹn.

Xác định mục tiêu

  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Thu hút sự chú ý của giới trẻ thông qua thông điệp ý nghĩa và sáng tạo. Gắn kết thương hiệu Mirinda với hình ảnh vui vẻ, lạc quan, tích cực trong tâm trí khách hàng.
  • Thúc đẩy doanh số dịp tết: Tạo ra sự quan tâm và yêu thích đối với sản phẩm Mirinda, đồng thời kích thích nhu cầu mua hàng thông qua các chiến dịch khuyến mãi, quà tặng đi kèm. Từ đó giúp tăng mức độ hiện diện của sản phẩm trong các bữa tiệc sum vầy ngày Tết.
  • Tạo hiệu ứng lan truyền trên mạng xã hội: Mirinda đã tạo hiệu ứng lan truyền trên mạng xã hội thông qua việc khuyến khích người dùng tham gia thử thách, chia sẻ nội dung liên quan đến chiến dịch. Đồng thời hợp tác với các Influencers như: Bích Phương, Trúc Nhân,.. giúp tăng độ phủ sóng

Xem chi tiết cách xây dựng chiến lược Influencer Marketing và các loại hình Influencer

Phát triển chương trình truyền thông marketing tích hợp

case-study-mirinda-chuyen-cu-bo-qua

Thông điệp chính: Mirinda đã gửi gắm thông điệp “Chuyện cũ bỏ qua”, khuyến khích mọi người gạt bỏ những mâu thuẫn cũ để tận hưởng niềm vui ngày Tết.

Tích hợp đa kênh truyền thông: Mirinda đã triển khai chiến dịch trên nhiều kênh khác nhau để đảm bảo thông điệp được lan tỏa rộng rãi và nhất quán như: TVC quảng cáo, Social Media, Influencer,…

  • TVC quảng cáo: Mirinda đã hợp tác với ca sĩ Bích Phương để ra mắt MV “Chuyện cũ bỏ qua” – một bài hát Tết vui nhộn, bắt tai, dễ lan truyền. Nội dung MV khai thác những tình huống thường gặp trong ngày Tết (gia đình tranh cãi, mâu thuẫn nhỏ nhặt…) và kết thúc bằng thông điệp hài hước “Chuyện cũ bỏ qua”. TVC được phát sóng trên truyền hình vào giờ vàng và trên các nền tảng số như YouTube, Facebook để tiếp cận tối đa khán giả.
  • Social Media: Mirinda khuyến khích người dùng sáng tạo video ngắn theo chủ đề “Chuyện cũ bỏ qua”, sử dụng bài hát của chiến dịch để làm nhạc nền. Thử thách này giúp thu hút hơn 1000 lượt tham gia và tạo độ viral tự nhiên.
  • Influencer Marketing: Mirinda hợp tác với các Influencer Marketing và các KOLs trong lĩnh vực giải trí, lifestyle tham gia thử thách “Chuyện cũ bỏ qua”.
  • PR & Báo chí: Chiến dịch được đưa tin trên nhiều trang báo lớn như Zing, VnExpress, Kenh14 để thu hút sự chú ý từ công chúng.

Kết quả chiến dịch

  • Lượt xem MV: Hơn 50 triệu lượt xem trên YouTube chỉ trong vài tuần. Tính đến thời điểm hiện tại, MV đã gần cán mốc 300 triệu view.
  • Tăng độ nhận diện thương hiệu: Chiến dịch giúp Mirinda củng cố hình ảnh thương hiệu trẻ trung, sáng tạo và gần gũi với giới trẻ. Đồng thời tăng độ nhận diện thương hiệu một cách mạnh mẽ
  • Gia tăng doanh số: Mirinda ghi nhận mức tăng trưởng doanh số cao trong dịp Tết, vượt xa kỳ vọng.
  • Hashtag Challenge trên TikTok: Hơn 200.000 video tham gia, tạo độ viral lớn.

Bài học rút ra từ chiến dịch IMC Plan của Mirinda

  • Tận dụng insight khách hàng: Mirinda đã khai thác một insight đơn giản nhưng mạnh mẽ – những mâu thuẫn nhỏ trong ngày Tết – để tạo ra thông điệp dễ đồng cảm và dễ viral.
  • Kết hợp đa kênh hiệu quả: Việc triển khai IMC Plan trên cả TVC, social media, influencer marketing và PR đã giúp chiến dịch có độ phủ tối đa.
  • Sáng tạo nội dung có tính lan truyền: Việc sử dụng MV kết hợp với hashtag challenge trên TikTok giúp chiến dịch dễ dàng được chia sẻ, nhanh chóng trở thành “trend” trên mạng xã hội.

Chiến dịch “Chuyện cũ bỏ qua” của Mirinda là case study cho thấy sức mạnh của một IMC Plan được xây dựng một cách hoàn chỉnh. Bằng cách kết hợp thông điệp ý nghĩa, đa kênh truyền thông,…, Mirinda đã không chỉ quảng bá sản phẩm mà còn tạo ra sự đồng cảm và gắn kết với khách hàng một cách hiệu quả. 

Lời kết

Bài viết vừa rồi của ACCESSTRADE đã cung cấp cho bạn toàn bộ những thông tin liên quan đến kế hoạch IMC.Hãy bắt đầu từ những bước cơ bản để xây dựng kế hoạch IMC hiệu quả và bền vững cho doanh nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công.

 

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x