Mô hình C2C – Xu hướng tương lai trong ngành thương mại điện tử

C2C (Consumer To Consumer) là hình thức giao dịch thương mại trực tuyến thông qua một sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Sendo, Chợ Tốt… Thị trường C2C này được dự đoán sẽ là xu hướng phát triển mới trong tương lai vì tính tiện dụng và sự tối ưu về chi phí mà nó mang lại.

Xem thêm: 6 cách kiếm tiền không cần vốn bạn nên biết trong năm 2022

Mô hình Consumer to Consumer là gì?

mo-hinh-c2c

C2C là cụm từ viết tắt của Consumer to Consumer trong tiếng Anh. Đây là một mô hình kinh doanh bán hàng trực tiếp giữa các người tiêu dùng thông qua một bên thứ 3 như là trang web, sàn thương mại điện tử…

Khi sử dụng mô hình này, người bán có thể tiết kiệm được nhiều khoản chi phí vì lược bỏ được các khâu trung gian và người mua sẽ được hưởng lợi từ sự cạnh tranh giá cả vì không có các nhà bán lẻ hay các đại lý phân phối.

Tiềm năng phát triển của mô hình C2C

Sau đợt dịch Covid-19, thói quen người tiêu dùng đã bị thay đổi hoàn toàn. Họ trở nên yêu thích việc mua sắm trực tuyến hơn, ưu tiên chọn lựa những mặt hàng chất lượng có giá cả phù hợp cũng như thường xuyên săn hàng khuyến mãi, giảm giá trên các trang thương mại điện tử.

Từ đó có thể nhận thấy, mô hình Consumer to Consumer đang bước vào giai đoạn thịnh vượng, điển hình như các trang thương mại điện tử như Shopee, Lazada… và gần đây nhất đó chính là TikTok Shop đang phát triển cực kỳ mạnh mẽ với hàng trăm triệu lượt truy cập mỗi tháng. Với số lượng người tiêu dùng tăng đột biến cùng với sự thay đổi về thói quen mua sắm trực tuyến đã tạo điều kiện cho những cá nhân, người bán lẻ lấn sân và tạo đột phá doanh thu trên thị trường C2C (Consumer to Consumer).

Lợi ích khi áp dụng mô hình C2C

loi-ich-cua-mo-hinh-c2c

Khi bạn hiểu được C2C là gì thì có thể thấy được mô hình này rất có lợi cho người mua và người bán, điển hình như:

  • Dễ dàng đăng bán sản phẩm không giới hạn: Người bán có thể đăng sản phẩm, rao bán trên các sàn thương mại điện tử C2C, với lượng truy cập cực lớn mỗi tháng, người bán có thể tiếp cận số lượng lớn người tiêu dùng, từ đó dễ dàng tăng doanh số hơn.
  • Tăng khả năng kết nối: Với mô hình C2C, người bán có thể dễ dàng tiếp cận người mua hơn và ngược lại. Họ có thể đăng tin tìm kiếm sản phẩm trên các trang web, từ đó mà tăng được khả năng người bán tìm được khách hàng phù hợp, còn người mua tìm được những sản phẩm mà mình mong muốn.
  • Giảm được chi phí ở các khâu trung gian: Khi không còn các khâu phân phối, nhà bán lẻ, đại lý… Người mua và người bán sẽ được kết nối trực tiếp với nhau, nhờ vậy sẽ mang lại lợi ích cho cả hai bên. Người bán sẽ không phải tốn quá nhiều chi phí vận hành, chiết khấu cho bên thứ 3, từ đó sẽ nâng được mức lợi nhuận lên cao hơn. Về phía người mua cũng được hưởng lợi vì giá thành sẽ rẻ hơn, nhiều chương trình ưu đãi hơn.
  • Tận dụng được tối đa giá trị sản phẩm: Mô hình C2C (Consumer to Consumer) giúp người mua và người bán trao đổi hàng hoá với nhau, từ đó tận dụng được tối đa giá trị sản phẩm, không để bị bõ lãng phí. Nếu bạn không còn nhu cầu sử dụng những sản phẩm đó bạn có thể bán chúng cho những người có mong muốn sở hữu chúng. Thậm chí có những sản phẩm còn được săn lùng vì độ “hiếm có” của nó, có thể vì nó được sản xuất quá ít hoặc không còn sản xuất.

Một số ví dụ về mô hình C2C (Consumer to Consumer)

mo-hinh-consumer-to-consumer-c2c

  • Đấu giá: Hiện nay có rất nhiều trang thương mại điện tử cho phép người bán bán hàng dưới dạng đấu giá như: eBay, Amazon… người mua có thể mua được sản phẩm/dịch vụ nếu đấu thầu với giá cao nhất.
  • Giao dịch trao đổi: Bạn có thể trao đổi thông tin với nhau để thực hiện mua bán
  • Dạng dịch vụ hỗ trợ: Sẽ có nhiều rủi ro về chất lượng, thanh toán, gian lận do mô hình C2C (Consumer to Consumer) là hoạt động cá nhân giữa người mua, người bán và không có gì đảm bảo. Vì thế để an toàn hơn, bạn có thể nhờ dịch vụ hỗ trợ đáng tin cậy như Paypal để tránh những rủi ro đó.
  • Bán tài sản ảo: Hình thức này sẽ khá phổ biến đối với các gamer, họ sẽ chiến đấu trong game, tìm kiếm những vật phẩm có độ hiếm và giá trị cao, sau đó sẽ đem những phần thưởng đó ra trao đổi, buôn bán.

Xem thêm: MÁCH BẠN CÁC THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ CHIẾN LƯỢC MARKETING TRONG NĂM NAY

Hy vọng qua bài viết trên của accesstrade.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình C2C (Consumer to Consumer). Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x