Phễu marketing được biết đến là một chiến lược tiếp thị chuyên nghiệp. Chiến lược đòi hỏi chúng ta cần phải sử dụng các chiến thuật tiếp thị khác nhau tùy vào giai đoạn của mỗi khách hàng. Vậy Phễu Marketing là gì? Hãy cùng Accesstrade tìm hiểu về mô hình của phễu marketing và tại sao cần đến phễu marketing trong bài viết sau đây.
Phễu marketing là gì?
Phễu marketing là mô hình mô tả quá trình từ giai đoạn tìm hiểu về thương hiệu đến giai đoạn mua hàng của khách hàng. Phễu Marketing đóng vai trò cực kì quan trọng trong quản trị Marketing. Với phễu marketing thì người tiêu dùng sẽ là trung tâm.
Phễu marketing là quá trình sàng lọc từ những đối tượng khách hàng tiềm năng, quan tâm đến sản phẩm dịch vụ rồi chuyển dần sang mua hàng và sau cùng là sử dụng sản phẩm dịch vụ đó.
Mô hình của phễu marketing
Vậy phễu marketing có mô hình và gồm các giai đoạn nào? Chúng ta hãy cùng Accesstrade tìm hiểu trong phần dưới đây.
Mô hình của phễu marketing
Mô hình của phễu marketing xây dựng như một sơ đồ hành trình của khách hàng. Như đã nói ở phần khái niệm, mô hình sẽ đi từ khách hàng tiềm năng, đang quan tâm đến sản phẩm.
Sau đó tiếp xúc, tiếp cận với quy trình bán hàng và các thông điệp truyền thông rồi trở thành khách hàng của doanh nghiệp. Khi khách hàng trung thành với sản phẩm dịch vụ đó rồi thì sẽ trở thành người truyền bá cho sản phẩm.
Một mô hình phễu marketing thường có 4 bước cơ bản: Nhận thức – quan tâm – mong muốn – hành động.
Bước đầu tiên là nhận biết sản phẩm: Bước này khách hàng mục tiêu chưa nhận thức gì về sản phẩm dịch vụ. Nên nhiệm vụ của marketing là làm khách hàng biết đến sản phẩm qua truyền thông, quảng cáo,…
Khi đã nhận biết được sản phẩm thì khách hàng sẽ so sánh, xem xét đánh giá sản phẩm cùng loại hoặc thay thế trên thị trường. Sau khi đã xem xét đánh giá về giá cả, mẫu mã,… thì khách hàng đi đến lựa chọn sản phẩm mình thích.
Khi khách hàng thích sản phẩm, ấn tượng với sản phẩm thì chúng ta đã đến bước thứ 3 trong mô hình phễu marketing. Lúc này khách hàng đã bắt đầu mong muốn sở hữu sản phẩm. Bạn cần đưa ra các chiến lược để đưa khách hàng đến quyết định mua.
Vì bất cứ quy trình nào đều có thể thất bại dù khách hàng đã thích sản phẩm rồi. Bạn nên có những chính sách lắp đặt, bảo hành,… để lôi kéo khách hàng. Đây là bước vô cùng quan trọng trong phễu marketing.
Khi khách hàng đã thấy thỏa mãn với những yêu cầu của bản thân họ sẽ đi đến quyết định mua hàng. Bạn hãy tạo điều kiện để việc mua hàng của khách thuận tiện để tiến vào bước 5 của mô hình đó là trung thành.
Khi khách hàng trung thành với sản phẩm thì họ sẽ truyền bá sản phẩm đến những người xung quanh. Và đó cũng chính là bước cuối cùng trong mô hình phễu marketing.
Xem thêm:
Local brand là gì mà “khuấy động” thị trường thời trang những năm gần đây?
Các giai đoạn trong phễu marketing
Các giai đoạn của phễu tiếp thị được hầu hết các nhà tiếp thị phân loại dựa trên mô hình AIDA gồm 4 giai đoạn phổ biến. Mô hình này sẽ theo dõi khách hàng bắt đầu từ thời điểm tương tác cho đến chuyển đổi.
Tuy nhiên, các giai đoạn có thể tùy chỉnh chia nhỏ, chi nhỏ thêm nếu cần để phễu tiếp thị phù hợp nhất. Một số nhà tiếp thị thì sử dụng mô hình phễu marketing ba bước, có nhà tiếp thị thì lại bổ sung thêm các giai đoạn khác nếu họ cần.
Tuy nhiên, mô hình phổ biến với 4 giai đoạn vẫn là AIDA và thường được tuân theo. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về 4 giai đoạn này nhé.
Awareness – Nhận thức
Mục đích chính của giai đoạn awareness là giới thiệu thương hiệu và sản phẩm của bạn đến với các khách hàng, đối tượng mong muốn. Trong giai đoạn này bạn cần tập trung tất cả các nỗ lực tiếp thị để thu hút và tiếp cận với nhiều người.
Số lượng khách hàng tiềm năng mà bạn có thể hướng đến sẽ phụ thuộc mật thiết đến giai đoạn này. Giai đoạn này càng thành công thu hút càng nhiều người thì khách hàng tiềm năng sẽ càng nhiều.
Interest – Quan tâm
Giống như cái tên của giai đoạn, tại đây mọi người thực sự bắt đầu quan tâm đến sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu của bạn. Họ sẽ đánh giá và so sánh sản phẩm của bạn với sản phẩm của thương hiệu khác về tính năng và lợi ích của chúng.
Từ góc nhìn của người tiếp thị, thông báo đến khách hàng tính năng, lợi ích của sản phẩm so với sản phẩm khác là mục tiêu ở giai đoạn này. Vì đây chính là điều giúp mang lại sự hấp dẫn khách hàng đối với sản phẩm của bạn.
Desire – Mong muốn
Desire là một giai đoạn trong hành trình của người mua, vì đây là nơi mà học thực sự muốn mua sản phẩm dịch vụ và ý định mua hàng là cao nhất. Về cơ bản thì giai đoạn này là sự thay đổi suy nghĩ từ thích sang muốn của người mua.
Đối với nhà tiếp thì, trong giai đoạn này bạn cần đảm bảo cung cấp đủ động lực để chuyển khách hàng tiềm năng có mục đích cao này sang thành khách hàng của mình.
Action – Hành động mua
Giai đoạn cuối cùng trong phễu marketing là action – hành động. Tại đây người mua sẽ chuyển từ mong muốn sang muốn sở hữu và sẽ mua sản phẩm của bạn.
Cách ”Gia cố” Phễu marketing
Vậy cách làm sao để gia cố phễu marketing hiệu quả. Hãy cùng chúng tối tìm hiểu trong phần này nhé.
Xác định nhu cầu của khách hàng
Bạn cần phải xác định nhu cầu, mong muốn của khách hàng để đưa khách hàng vào giai đoạn đầu tiên của phễu. Từ đó bạn sẽ bắt đầu giải quyết nhu cầu mong muốn đó của khách hàng.
Làm như vậy sẽ giúp cho tỷ lệ để người mua bước vào giai đoạn tiếp theo của phễu marketing sẽ cao hơn và có khả năng trở thành khách hàng trung thành.
Nghiên cứu thông tin
Khi có vấn đề tồn tại để tìm ra các giải quyết bạn cần phải nghiên cứu dựa trên các thông tin bạn có. Để xây dựng giải pháp có nội dung thu hút hấp dẫn. Trong bước này thì nội dung sẽ là điều mà khách hàng sẽ tập trung vào.
Đưa ra phương án triển khai
Bạn cần kiểm tra và so sánh tính hiệu quả của các phương án chiến lược trong kế hoạch của bạn. Sau đó hãy lựa chọn phương án triển khai có tính khả thi và hiệu quả nhất. Trong xây dựng phễu marketing thì việc kiểm tra so sánh là cần thiết.
Giai đoạn khách hàng mua sắm
Nếu khách hàng đã xem sản phẩm và đã so sánh với các sản phẩm khác từ thương hiệu khách. Ở bước này khách hàng bắt đầu lựa chọn mua sản phẩm. Kết quả sẽ quyết định ở việc chiến lược tiếp thị có thuyết phục hay không.
Hành vi sau mua hàng
Bạn không được bỏ qua việc chăm sóc khách hàng ngay cả khi khách hàng đã mua sản phẩm của bạn. Cần có những chính sách ưu đãi, bảo hành chăm sóc kèm theo để khách hàng trung thành và tiếp tục mua sản phẩm bên bạn.
Tại sao phải cần phễu marketing
Vậy thì với mô hình như vậy phễu marketing có thực sự cần thiết hay không? Và những lý do nào mà chiến lược tiếp thị này là cần thiết đối với hoạt động tiếp thị đến khách hàng của doanh nghiệp.
Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì phễu marketing cung cấp cấu trúc tiếp thị cũng như giúp cho doanh nghiệp tiếp cận khách hàng mục tiêu theo hướng nhanh và hiệu quả nhất.
Dựa theo từng giai đoạn của kênh, bạn sẽ có các cách tiếp thị hiệu quả hơn đến với khách hàng mục tiêu. Ví dụ với những khách hàng ở đầu phễu, họ thuộc những người chưa biết đến sản phẩm của bạn, nên bạn không thể đơn giản muốn họ mua hàng.
Chính vì vậy, bạn cần đến phễu marketing để có những chiến lược hiệu quả cho từng giai đoạn để biến họ thành khách hàng tiềm năng, khách hàng trung thành. Cách xây dựng phễu thì chúng tôi đã giới thiệu ở trên bạn có thể tham khảo nhé.
Như vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về phễu marketing cùng với những thông tin cụ thể khác như: các giai đoạn, mô hình cũng như sự cần thiết của nó. Hy vọng rằng với những chia sẻ của Accesstrade sẽ mang lại nhiều lợi ích trong việc kinh doanh của cá nhân hay doanh nghiệp của bạn nhé.