Quản trị Marketing là gì? Vai trò của nhà quản trị Marketing trong doanh nghiệp

Trên thị trường kinh doanh vô cùng khốc liệt hiện nay, sự phát triển nhanh đến chóng mặt của khoa học – công nghệ, các chính sách thương mại mới được ban hành,…kéo theo đó là việc các doanh nghiệp chạy đua không ngừng nghĩ và quản trị marketing đóng vai trò hết sức quan trọng trong cuộc chạy đua này.

Tìm hiểu định nghĩa quản trị Marketing là gì

Quản trị marketing (Marketing Strategy) là việc đánh giá, phân tích và giám sát, dựa trên cách quá trình đó, các kế hoạch được phát triển để đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhằm đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp.

Marketing giải quyết các vấn đề dựa trên khái niệm trao đổi, mục đích là tạo ra sự hài lòng cho tất cả các bên có liên quan. Và đây cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hình ảnh và thương hiệu cũng là những vấn đề cần phải quan tâm.

Marketing gồm các giai đoạn nào?
Marketing gồm các giai đoạn nào?

Marketing là công cụ rất quan trọng trong một doanh nghiệp. Nó gồm nhiều giai đoạn khác nhau: Nghiên cứu thị trường, SEO, quảng cáo, tiếp thị,…Do đó, để quản lý và vận hành hiệu quả các khâu trên, cần có quản trị viên.

Đó là quá trình tìm cách tác động đến mức độ và đặc điểm của nhu cầu theo cách giúp tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Và quản trị marketing hay còn được biết đến là quản trị sức cầu của thị trường.

Nhu cầu tồn tại ở nhiều trạng thái khác nhau như: Nhu cầu phủ định, nhu cầu suy thoái,… và quản trị hoạt động Marketing là làm sao để tác động lên các trạng thái đó để biến đổi theo cách có lợi nhất cho việc phát triển của doanh nghiệp. 

Thông qua việc chỉ ra nhu cầu của khách hàng mục tiêu, áp lực của cạnh tranh hoạt động marketing lúc này giúp định hướng hoạt động cho doanh nghiệp. Với thị trường ngày càng đa dạng và phong phú, các nguồn lực cũng trở nên khan hiếm thì vai trò của quản trị hoạt động marketing cũng trở quan trọng.

Đặc điểm và nhiệm vụ quản trị Marketing trong doanh nghiệp

Đặc điểm của Quản trị Marketing

  • Mỗi một chiến dịch marketing sẽ có mục tiêu riêng biệt và các hoạt động marketing diễn ra lần lượt nối tiếp nhau.
  • Trọng tâm của các hoạt động marketing là khách hàng. Cần phải hướng đến mục tiêu đảm bảo giá trị thương hiệu của việc này.
  • Bản thân các hoạt động marketing rất dễ đánh giá kết quả và bám sát vào những con số thực tế đã đặt ra trong một khoảng thời gian nhất định.
Cốt lõi của các hoạt động marketing là hướng đến điều gì?
Cốt lõi của các hoạt động marketing là hướng đến điều gì?
  • Quản trị marketing cần theo dõi các ý tưởng hoạt động để đảm bảo chúng đến đúng thời hạn.
  • Trong một chiến dịch marketing, thành công nằm ở sự phân công và cộng tác của nhiều bộ phận với nhau.
  • Marketing mix 4P là một trong những nền tảng quan trọng của các hoạt động và chiến lược tiếp thị.

Nhiệm vụ chủ yếu trong quản trị Marketing

Nhiệm vụ đầu tiên phải kể đến đó là xây dựng, quản lý và khai thác hệ thống thông tin marketing. Bộ phận marketing có nhiệm vụ thu thập, tiến hành phân tích và sau đó lưu trữ tất cả những thông tin liên quan đến thị trường và môi trường kinh doanh.

Cuối cùng, sẽ cung cấp cho nhà quản trị cấp cao hơn trong doanh nghiệp để họ đưa ra các quyết định kinh doanh.

Quản trị marketing làm nhiệm vụ nghiên cứu thị trường, phục vụ quyết định marketing khác. Các hoạt động nghiên cứu đó có thể là: Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh,…

Các phòng ban marketing phải thiết kế tổng thể một chương trình marketing của doanh nghiệp. Trong đó, bao gồm như: Các chiến lược và kế hoạch marketing cho mỗi sản phẩm hoặc nhóm sản phẩm riêng biệt, trên từng khu vực, địa điểm cho mỗi năm.

Vai trò của người quản trị Marketing

Nhà quản trị chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường. Các phương hướng được vạch ra trong các hoạt động marketing cần phải thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

Do đó, một nhà quản trị marketing phải có hiểu biết tốt về thị trường. Để làm tốt điều này, các nhà quản trị không ngừng nâng cao kiến ​​thức, trau dồi thêm những kỹ năng.

Những công việc mà một nhà quản trị marketing phải làm
Những công việc mà một nhà quản trị marketing phải làm

Còn là cầu nối liên kết các bộ phận trong doanh nghiệp lại với nhau. Hoạt động quản trị hoạt động marketing gồm nhiều công việc khác nhau từ phân tích, đánh giá, giám sát cho đến báo cáo tiến độ thực hiện các chiến lược marketing. Chính vì vậy, đây là bộ phận nắm rất rõ cách hoạt động của phòng ban khác.

Ngoài ra, việc thúc đẩy các bộ phận thực hiện đúng kế hoạch là điều mà quản trị marketing cần đạt được. Hoạt động giám sát và xúc tiến luôn được coi trọng trong công việc quản trị.

Các vấn đề liên quan đến chậm tiến độ hoàn thành, dự án trễ hạn là điều rất ít khi gặp phải nếu như doanh nghiệp sở hữu một nhà quản trị giỏi. Việc này góp phần cải thiện năng suất làm việc của các cá nhân trong mỗi phòng ban. Giúp nâng cao hiệu suất cho cả doanh nghiệp.

Quản trị Marketing trong kinh doanh thương mại là gì?

Thương mại là ngành nghề tập trung vào các hoạt động, công tác bán hàng. Công việc của các doanh nghiệp thương mại có tầm quan trọng trong sự phát triển kinh tế ngày nay. Để kinh doanh có hiệu quả thì không thể bỏ qua công tác quản trị marketing.

Trong các công việc kinh doanh, quản trị hoạt động marketing giúp thúc đẩy quá trình bán hàng, sản phẩm và dịch vụ đến tay người tiêu dùng. Marketing sẽ tạo ra và cung cấp các giá trị vượt trội ấy cho khách hàng với chi phí hợp lý. Tạo ra giá trị cho khách hàng đồng thời cũng tạo ra những giá trị cho các chủ sở hữu doanh nghiệp.

Quản trị Marketing định hướng giá trị là gì?

Quản trị marketing định hướng giá trị là việc nhấn mạnh vào quá trình xây dựng một hệ thống tiếp thị tích hợp. Trong đó tất cả các nỗ lực và quy trình marketing cần hướng tới việc tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng và  hướng tới việc tạo ra giá trị cho các chủ sở hữu doanh nghiệp. 

Quản trị marketing định hướng giá trị mục đích là chuyển giao các giá trị vượt trội hơn cho khách hàng với chi phí thấp. Trên cơ sở đó cũng giúp tạo ra giá trị cho doanh nghiệp trong ngắn hạn hoặc dài hạn

Các quan điểm quản trị Marketing có ưu và nhược điểm gì?

Quan điểm về sản xuất

Marketing về sản xuất được hiểu là việc khách hàng ưa chuộng sản phẩm có giá thành càng rẻ càng tốt. Để có thể thỏa mãn nhu cầu này của khách hàng, các doanh nghiệp cần mở rộng quy mô sản xuất và hệ thống phân phối phải rộng khắp.

Quan điểm marketing về sản xuất được ứng dụng khi cầu lớn hơn cung
Quan điểm marketing về sản xuất được ứng dụng khi cầu lớn hơn cung

Ưu điểm: Nhiều doanh nghiệp đã áp dụng khái niệm này để mở rộng sản xuất nhằm giảm chi phí sản xuất trên mỗi sản phẩm và đạt được thành công. Hầu hết trong số họ là những doanh nghiệp có sản phẩm cung cấp không đủ cầu. 

Nhược điểm: Nhiều doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc áp dụng khái niệm sản xuất cho các sản phẩm và hàng hóa của họ. Hiện nay, các mặt hàng Trung Quốc giá rẻ đang được ưa chuộng tại Việt Nam. Vậy tại sao các doanh nghiệp ở Việt Nam không thể cạnh tranh? Cung lớn hơn cầu gây khó khăn cho nhiều doanh nghiệp.

Quan điểm hoàn thiện sản phẩm

Người tiêu dùng chuộng những sản phẩm chất lượng cao. Hiểu tâm lý đó, doanh nghiệp không ngừng nỗ lực để hoàn thiện sản phẩm hơn.

Chất lượng sản phẩm luôn là thứ mà khách hàng quan tâm
Chất lượng sản phẩm luôn là thứ mà khách hàng quan tâm

Ưu điểm: Quan điểm hoàn thiện sản phẩm này được khá nhiều doanh nghiệp sử dụng và đã thành công, các sản phẩm với độ bền cao cùng nhiều tính năng ưu việt được người tiêu dùng quan tâm và yêu thích.

Nhược điểm: Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi. Nếu doanh nghiệp chỉ chăm chăm vào việc nâng cấp sản phẩm mà không tìm hiểu nhu cầu thật sự của người tiêu dùng thì chẳng mấy chốc sẽ thất bại.

Quan điểm Marketing về bán hàng

Đó chính là việc khách hàng có sự đắn đo trong việc mua sắm sản phẩm. Vì thế, doanh nghiệp cần thúc đẩy hành vi mua hàng mới có thể mang lại thành công.

Với quan điểm này, thì doanh nghiệp sản xuất trước rồi mới thúc đẩy tiêu thụ. Lúc này, doanh nghiệp chú trọng vào việc đào tạo nhân viên, đưa ra các chương trình khuyến mãi,…

Ưu điểm: Với quan điểm marketing này, nhiều doanh nghiệp đã có sự thành trên thị trường với doanh số tăng nhanh đến chóng mặt.

Nhược điểm: Cốt lõi vẫn là sản phẩm nên chớ mải mê với những hoạt động tiếp thị mà quên đi mất giá trị mà sản phẩm mang lại cho người tiêu dùng. Hãy luôn quan tâm đến chất lượng của sản phẩm để giữ vững được sự thành công.

Quan điểm Marketing về khách hàng

Để có được thành công thì việc xác định chính xác nhu cầu và mong muốn của thị trường mục tiêu là điều vô cùng quan trọng. Mang đến sự hài lòng cho khách hàng cao hơn những đối thủ cạnh tranh khác. Để làm được điều này cần phải:

  • Nhằm đúng vào thị trường.
  • Nắm được tâm lý và nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
  • Sử dụng kết hợp các công cụ, marketing với nhau.
  • Tăng doanh số dựa trên cơ sở tạo nên sự thỏa mãn cho khách hàng.
Dựa trên tâm lý khách hàng để làm thỏa mãn nhu cầu của họ
Dựa trên tâm lý khách hàng để làm thỏa mãn nhu cầu của họ

Quan điểm marketing hướng về khách hàng phải đáp ứng được cả việc tạo sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ, xây dựng chính sách kinh doanh hợp lý giúp doanh nghiệp có lợi thế hơn đối thủ đồng thời vẫn tiết kiệm chi phí.

Quan điểm Marketing trách nhiệm xã hội

Đây là quan điểm marketing vô cùng mới mẻ và chúng đòi hỏi sự phối hợp hài hòa giữa ba lợi ích: Lợi ích khách hàng, doanh nghiệp và xã hội. Sản phẩm tạo ra phải giúp khách hàng cải thiện được cả về chất lượng cuộc sống cũng như đời sống vật chất.

Đạo đức xã hội là việc nêu cao giá trị sản phẩm nhằm bảo vệ đến môi trường sống xung quanh chúng ta, bảo vệ chính con người,… và được nhiều người dân ủng hộ vì đây là những giá trị tạo nên cộng đồng.

Nói đến marketing thì không thể nào không nhắc đến công tác quản trị. Để trở thành một nhà quản trị marketing giỏi, bạn cần không ngừng trau dồi vốn kiến thức và hiểu biết của mình. Cùng theo dõi Accesstrade Việt Nam để có biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé.

Tham khảo các bài viết liên quan:

Affiliate Marketing là gì? Khái niệm, cách thức vận hành, lưu ý

Digital Marketing là gì? Tổng quan kiến thức căn bản nhất về Digital Marketing

Chiến lược Mobile App Marketing và 9 “bí kíp” mà bạn không nên bỏ qua

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x