Vì sao cần phải đề ra các mục tiêu trong quản trị chiến lược của doanh nghiệp. Tầm quan trọng của hình thức này trong mô hình phát triển kinh doanh là gì? Nếu bạn quan tâm thì hãy cùng ACCESSTRADE tìm hiểu nội dung chi tiết qua bài viết hôm nay nhé.
Quản trị chiến lược là gì?
Quản trị chiến lược là việc các doanh nghiệp sẽ xác định, đặt ra các mục tiêu cần thực hiện để có thể hoàn thành tốt công việc, các dự định hoặc kế hoạch sẽ triển khai vào 1 khoảng thời gian cố định.
Về quản trị chiến lược sẽ bao gồm 4 giai đoạn triển khai chính, bao gồm: Phân tích tình hình, xây dựng chiến lược, triển khai thực hiện chiến lược và cuối cùng là đánh giá, kiểm soát.
Tầm quan trọng của quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược là tiền đề giúp cho doanh nghiệp định hướng được đầy đủ về chiến lược, tầm nhìn cũng như sứ mệnh. Để từ đó có mục tiêu phát triển và nâng cao công việc ngày càng hiệu quả trong kinh doanh.
Giúp doanh nghiệp chọn ra chiến lược phù hợp, thích nghi với điều kiện môi trường. Chiến lược tổng quát sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những mục tiêu dài hạn mang lại những thành tựu nổi bật lâu dài.
Với việc quản trị chiến lược cũng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đưa ra những quyết định đúng đắn. Tận dụng nắm lấy cơ hội kịp thời và hạn chế các rủi ro có thể gặp phải. Phát huy điểm mạnh và giảm đi các điểm còn hạn chế trong nội bộ doanh nghiệp. Quản trị chiến lược đồng thời sẽ giúp doanh nghiệp đạt được những hiệu quả cao hơn so với việc không quản trị. Điều này cũng đã được chứng minh chính xác qua nhiều công trình nghiên cứu. Về việc đề ra phương pháp quản trị chiến lược chi tiết, tổng quát luôn mang lại kết quả tốt hơn.
Các hình thức quản trị chiến lược
Dưới đây là các hình thức quản trị chiến lược phổ biến được các doanh nghiệp triển khai hiện nay dành cho hoạt động kinh doanh, xây dựng của mình.
Quản trị chiến lược theo mô hình SWOT
SWOT là mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng vào hoạt động kinh doanh, quản trị. Mô hình SWOT cho phép tất cả người dùng có thể điều tra, khảo sát về các yếu tố bên trong và bên ngoài tồn tại và gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp với mô hình kianh doanh, tổ chức.
Về các yếu tố bên trong sẽ bao gồm các điểm mạnh, điểm yếu còn tồn đọng hoặc những hạn chế bị ảnh hưởng. Yếu tố bên ngoài sẽ đề cập đến các cơ hội cũng như thách thức mà doanh nghiệp đang gặp phải hoặc bị ảnh hưởng theo nhiều cách thức khác nhau.
Đừng bỏ lỡ bài viết chiến lược đại dương xanh nếu bạn đã đọc tới đây bởi vì nó khá thú vị!
Quản trị chiến lược theo thẻ điểm cân bằng BSC
BSC là phương pháp quản lý hiện đại thông qua các mục tiêu của doanh nghiệp hướng đến. Từ đó giúp định hướng theo các chỉ tiêu mà doanh nghiệp muốn xây dựng tạo nên sự cân đối và hợp lý.
Khi áp dụng hình thức quản trị chiến lược này doanh nghiệp sẽ tìm thấy được các khía cạnh cần cải thiện thông qua việc phân ra quy trình theo 4 hướng: Học hỏi và trưởng thành, quan điểm khách hàng, quy trình kinh doanh và dữ liệu tài chính.
Các cấp quản trị chiến lược
Quản trị cấp công ty
Chiến lược quản trị cấp công ty hay doanh nghiệp sẽ bao gồm các định hướng chung của doanh nghiệp, công ty đã đề ra. Như việc tăng trưởng quản lý các thành viên, phân bổ nguồn lực, tài chính và các vấn đề khác trong doanh nghiệp.
Xác định cơ cấu của các loại hình sản phẩm, dịch vụ, ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đã, đang hoặc sẽ tiến hành,vv…
Về chiến lược quản trị cấp công ty sẽ được phân loại thành:
- Chiến lược ổn định
- Chiến lược tăng trưởng
- Chiến lược suy giảm.
Quản trị cấp đơn vị kinh doanh
Chiến lược quản trị cấp đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc nâng cao và cải thiện vị thế cạnh tranh của các dịch vụ, sản phẩm. Hoặc kết hợp thêm các phẩm thị trường mà doanh nghiệp tham gia kinh doanh.
Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh sẽ bao gồm:
- Chiến lược chi phí thấp
- Chiến lược khác biệt hóa
- Chiến lược tập trung.
Quản trị cấp chức năng
Chiến lược cấp chức năng là chiến lược doanh nghiệp sẽ tập trung vào việc quản lý và tận dụng nguồn lực để tối ưu. Với các doanh nghiệp đã có các phòng ban với các chức năng riêng như Marketing, nhân sự, sản xuất,vv… thì chiến lược của các phòng ban này sẽ thực hiện chiến lược cấp công ty.
Về hình thức này sẽ bao gồm 2 chiến lược cơ bản:
- Chiến lược R&D (Research & Development)
- Chiến lược nhân sự.
Quy trình quản trị chiến lược hiệu quả
Phân tích tình hình
Về quy trình quản trị chiến lược hiệu quả đầu tiên các doanh nghiệp sẽ tiến hành phân tích hình hình hoạt động chung. Tìm hiểu các yếu tố tồn tại bên trong cho đến các tác động bên ngoài để có thể đưa ra đánh giá tổng quan.
Thông qua việc phân tích, doanh nghiệp nên tổng hợp số liệu chính xác và cụ thể để dễ nắm tình hình hoạt động. Cũng như có các số liệu đối chiếu sau 1 thời gian triển khai chiến lược kinh doanh.
Xây dựng chiến lược
Sau khi đã phân tích, thống kê doanh nghiệp sẽ đưa ra các chiến lược để xây dựng dựa trên mục tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh. Việc xây dựng chiến lược của doanh nghiệp cũng phải mang tính khả thi và phù hợp với xu hướng kinh doanh của thị trường.
Triển khai thực hiện chiến lược
Tiến hành triển khai thực hiện theo như kế hoạch và định hướng đã được đề ra về quy trình và phương thức xây dựng chiến lược.
Đánh giá và kiểm soát
Cuối cùng là đưa ra những đánh giá tổng quát nhất về kết quả sau khi triển khai và xem xét điều chỉnh nếu có những vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.
Kết luận
Hy vọng với những kiến thức mà ACCESSTRADE đã chia sẻ về quản trị chiến lược là gì và các nội dung liên quan. Bạn có thể nắm thêm được nguồn thông tin hữu ích mà mình đang muốn tìm hiểu, nghiên cứu. Hãy tham khảo thêm nếu bạn là doanh nghiệp và đang quan tâm đến vấn đề này nhé.
Tham khảo các bài viết liên quan:
Chiến lược kinh doanh – Nguyên tắc và quy trình xây dựng hiệu quả
OKR là gì và cách thực hiện OKRs thành công
Quản trị Marketing là gì? Vai trò của nhà quản trị Marketing trong doanh nghiệp