Những tiềm năng phát triển của kinh doanh nhượng quyền thương hiệu

Hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu phát triển mạnh mẽ, không chỉ với các doanh nghiệp tại Việt Nam mà phương thức kinh doanh này cũng được rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài áp dụng. Hãy cùng Accesstrade tìm hiểu chi tiết về hình thức kinh doanh nhượng quyền qua bài viết sau.

Nhượng quyền thương hiệu là gì

Vậy hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu là gì? Đây là phương thức kinh doanh mà một doanh nghiệp cho phép một chủ sở hữu khác kinh doanh sản phẩm  hoặc dịch vụ dưới tên thương hiệu của mình và có thu phí trong một khoảng thời gian nhất định.

Thuật ngữ nhượng quyền thương hiệu trong giới kinh doanh
Thuật ngữ nhượng quyền thương hiệu trong giới kinh doanh

Doanh nghiệp cấp phép sử dụng tên thương hiệu gọi là doanh nghiệp nhượng quyền. Người mua quyền sử dụng tên thương hiệu được gọi là đối tác nhận quyền. Đồng thời, đối tác nhận quyền phải đồng ý với các thỏa thuận về quản trị thương hiệu mà bên doanh nghiệp nhượng quyền đưa ra.

Hiện nay, hình thức nhượng quyền được sử dụng phổ biến hơn trong ngành F&B, bên cạnh đó cũng có các ngành nghề khác như vật liệu xây dựng, thiết bị nội thất,… Các ngành nghề có tài sản sở hữu trí tuệ, kinh doanh hiệu quả đều có thể tham gia vào hình thức nhượng quyền này.

Mặt lợi của việc nhượng quyền thương hiệu

Đối với doanh nghiệp, nhượng quyền thương hiệu mang lại lợi ích

Tăng độ nhận diện thương hiệu: Lợi ích quan trọng nhất của chiến lược kinh doanh nhượng quyền là giúp thương hiệu nhanh chóng gia tăng mức độ “phủ sóng” thông qua sự xuất hiện liên tục tại các địa điểm mà thương hiệu chưa được biết đến.

Tạo quỹ vốn lớn: Nhiều doanh nghiệp có tiềm năng, quy trình và thương hiệu nhưng thiếu vốn để phát triển các địa điểm mới. Lúc này, đối tác nhận quyền sẽ cung cấp phí nhượng quyền và tiền bản quyền cố định để giúp doanh nghiệp xây dựng một quỹ tiền mặt, hỗ trợ doanh nghiệp rất nhiều trong việc phát triển thương hiệu của họ.

Xây dựng một đội ngũ tuyệt vời: Việc mở rộng ra nhiều địa điểm đòi hỏi doanh nghiệp phải có một đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp để bắt kịp tốc độ phát triển. Với hệ thống kinh doanh nhượng quyền sẽ nhân viên cửa hàng sẽ được đào tạo bài bản về nghiệp vụ chuyên môn và kỹ năng mềm.

Số lượng cửa hàng của hệ thống sẽ tăng đáng kể
Số lượng cửa hàng của hệ thống sẽ tăng đáng kể

Quyền sở hữu hệ thống: Nhượng quyền thương hiệu mở rộng địa điểm và nhân rộng hệ thống kinh doanh, hệ thống phân phối và đồng bộ hóa mọi hoạt động.

Tạo thêm nguồn doanh thu: Khi bắt đầu hình thức nhượng quyền, doanh nghiệp đã có thêm một doanh thu mới từ phí nhượng quyền và phí bản quyền thương hiệu.

Đối với bên nhận quyền

Để giảm thiểu rủi ro khi kinh doanh hoặc không có nhiều kinh phí các cá nhân/ hay chủ đầu tư nhỏ lựa chọn hình thức kinh doanh an toàn đó là nhượng quyền thương hiệu.

Khi nhận được quyền đối với nhãn hiệu, nhà đầu tư được phép sử dụng hình ảnh và nhãn hiệu đã có thành công trước đó trên thị trường. Yếu tố này giúp mô hình kinh doanh của bạn có độ tin cậy cao và có sẵn nguồn khách hàng trung thành.

Còn tùy vào hình thức nhượng quyền, bên nhận quyền sẽ có những hướng dẫn về quy trình hoạt động, các chiến lược kinh doanh, công thức kinh doanh, hỗ trợ đào tạo nhân viên,… Bên nhận quyền được ưu đãi khi mua nguyên liệu và sản phẩm từ bên nhượng quyền, giúp bên nhận quyền giảm bớt chi phí sản xuất và tăng thêm lợi nhuận.

Quy trình thủ tục nhượng quyền thương hiệu

Quy trình này không chỉ là câu chuyện giữa 2 công ty, 2 thương hiệu mà còn liên quan đến các vấn đề pháp lý. Thủ tục và hồ sơ nhượng quyền nhằm cung cấp, xác nhận và khai báo công khai với các bên liên quan có thẩm quyền. Do đó, các doanh nghiệp cần lưu ý đảm bảo thực hiện đúng theo yêu cầu.

Các thủ tục hồ sơ nhượng quyền kinh doanh phải tuân theo bộ Luật Việt Nam
Các thủ tục hồ sơ nhượng quyền kinh doanh phải tuân theo bộ Luật Việt Nam

Thủ tục nhượng quyền

Quy định chung về nhượng quyền và hoạt động nhượng quyền bao phải đảm bảo các hoạt động sau:

  • Xin đăng ký hoạt động nhượng quyền tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Sau khi đã xin được giấy phép đăng ký hoạt động, phía doanh nghiệp nhượng quyền cần bàn giao lại giấy phép và gửi văn bản thông báo đến bên nhận quyền về việc thực hiện các bước đăng ký.

Hồ sơ nhượng quyền

Theo Quy định chung về hoạt động nhượng quyền thì hồ sơ cần có:

  • Đơn đăng ký nhượng quyền phải được thực hiện theo mẫu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Giới thiệu về nhượng quyền thương hiệu theo quy định.
  • Các tài liệu chứng minh khác như: Văn bản pháp lý, văn bằng bảo hộ quyền sở hữu đối với trường hợp chuyển nhượng, hợp đồng nhượng quyền.

Chính sách nhượng Quyền

Chính sách nhượng quyền thể hiện được quyền lợi công bằng cho cả hai bên, giúp thu hút các nhà đầu tư đi đến quyết định cuối cùng. Một số chính sách thông dụng như:

  • Hỗ trợ chi phí nhượng quyền.
  • Hỗ trợ chi phí nội thất.
  • Hỗ trợ tư vấn thiết kế phong cách quán.
  • Chính sách đào tạo nhân sự.
  • Đồng phục nhân viên.
  • Tư vấn chiến lược kinh doanh: marketing, khuyến mãi, cskh,…

Bên nhận quyền cũng nên xem xét kỹ những điều khoản chính sách này trong hợp đồng, tránh những tranh chấp không cần thiết sau này.

Các lưu ý khi thảo hợp đồng nhượng quyền thương hiệu

Hợp đồng nhượng quyền thương hiệu là văn bản ký kết giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền sau khi đã thực hiện thủ tục đăng ký nhượng quyền tại cơ quan có thẩm quyền. 

 Một số lưu ý khi trong quá trình thảo hợp đồng nhượng quyền đó là:

  • Tên và hình thức của quyền thương hiệu được chuyển giao như: Quyền chính, thứ cấp, độc quyền hay không độc quyền,…
  • Nội dung và phạm vi của quyền thương hiệu được chuyển nhượng.
  • Trách nhiệm của đôi bên đối với hàng hóa, dịch vụ khi cung cấp cho người tiêu dùng.
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng, thời hạn này có thể được thỏa thuận giữa các bên ký kết. Đôi bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng trước thời hạn quy định hay gia hạn hợp đồng sau khi chấm dứt.
  • Giá cả, chi phí và thuế phải trả cho hàng hoá và dịch vụ.
  • Hình thức và phương thức thanh toán của hợp đồng nhượng quyền thương mại.
  • Quyền và trách nhiệm của các bên khi giao kết hợp đồng.
  • Kế hoạch, thời hạn, địa điểm, thời gian các bên thực hiện hợp đồng.
  • Tuyển dụng nhân viên khi bắt đầu hoạt động kinh doanh.
  • Cam kết của các bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi giao kết hợp đồng.
  • Xác nhận của các bên liên quan khi giao kết hợp đồng.

Hãy nhìn vào các doanh nghiệp nhượng quyền lớn như: Milano, Koi Thé, Ông Bầu, The Alley, Gong Cha,… số lượng cửa hàng của họ ngày một nhiều. Chứng tỏ, hình thức kinh doanh nhượng quyền thương hiệu này rất có tiềm năng. Hy vọng bài viết trên của Accesstrade Việt Nam đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích.

Tham khảo bài viết liên quan:

Những điều cần biết khi kinh doanh online cho người mới bắt đầu

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x