14 mẹo tối ưu SEO hình ảnh năm 2024

SEO hình ảnh là một phần rất quan trọng trong chiến dịch SEO Web, giúp hình ảnh trong bài viết được Google index nhanh chóng và xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm. Bài viết Tổng hợp kỹ thuật SEO hình ảnh từ A – Z năm 2020 sẽ giúp các bạn hiểu được tầm quan trọng của việc SEO hình ảnh cũng như hướng dẫn chi tiết những kỹ năng tối ưu hình ảnh hiệu quạ cho blog và website.

Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm những bài viết về Google AdwordsFacebook marketing để có thêm nhiều kiến thức nhé.

SEO hình ảnh là gì ?

 

 

SEO là viết tắt của Search Engine Optimization nghĩa là tối ưu hóa bộ máy tìm kiếm, gồm tập hợp các phương pháp để đưa một website đạt thứ hạng cao trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm (đặc biệt là Google).

SEO gồm 2 kỹ thuật lớn là: SEO On-page và SEO Off-page.

SEO hình ảnh là khai báo thông tin chi tiết hình ảnh cho google lập chỉ mục bao gồm việc hiển thị hình ảnh, bạn cũng có thể khai báo hình ảnh bằng cách dùng dữ liệu có cấu trúc của google. Việc seo hình ảnh cho phép google hiển thị nhiều kết quả phong phú hơn & thu hút lượng truy cập website bằng hình ảnh hiển thị từ google.

SEO hình ảnh hay  tối ưu hóa hình ảnh (Image Optimization) là một yếu tố quan trọng của SEO Onpage.

Mục đích của SEO hình ảnh là bạn sử dụng các kỹ thuật nhằm tối ưu hình ảnh, giúp nó trở nên thân thiện với Google và được Google xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm hình ảnh.

Khi áp dụng các kỹ thuật tối ưu, bạn sẽ giúp các Google bot có thể đọc hiểu được nội dung hình ảnh (qua văn bản liên kết với hình ảnh).

Google bot có thể hiểu được chính xác hình ảnh đó là gì và nó liên quan như thế nào đến nội dung của bạn và trả về kết quả khi có truy vấn.

Tầm quan trọng của SEO hình ảnh ?

Hình ảnh chuẩn SEO có thể giúp xếp hạng trang web của bạn tốt hơn rất nhiều so với một bài viết chỉ có nội dung chữ. Một trong những điều quan trọng và cần thiết khi bạn đưa hình ảnh vào bài đó là lưu hình ảnh của bạn với tên cụ thể, rõ ràng, liên quan tới nội dung bài viết.

Khi đó, các công cụ tìm kiếm sẽ phân loại tập tin, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm nội dung liên quan. Điều này đồng nghĩ với việc Website của bạn sẽ rất nhanh lên TOP.

Ví dụ, một bài viết của bạn về lĩnh vực thiết kế website thì tên của hình ảnh được đăng kèm cần phải có một cái tên liên quan và cụ thể. Ví dụ như “thiet-ke-web”, “thiet-ke-website”, “thiet-ke-web-chuyen-nghiep”,… Như vậy, hình ảnh chuẩn SEO hơn là khi bạn đặt tên file ảnh là “123.jpg”.

Điều này có nghĩa là:

– Con người sẽ lưu nhớ 80% cái mà họ nhìn thấy, 20% cái họ đọc và chỉ 10% cái họ nghe.

– 90% lượng thông tin truyền tới não là qua thị giác.

– Các bức ảnh lớn sẽ giúp tăng doanh số bán hàng lên tới 46%.

Đây tuy chỉ là một thống kê không đầy đủ nhưng nó cũng thể hiện được phần nào tầm quan trọng của SEO hình ảnh đến với chiến lược tiếp cận người dùng.

Điều này khiến người đọc có thiện cảm hơn, giảm sự nhàm chán khi phải tiếp nhận quá nhiều con chữ, giống như nhìn vào “bức tường đầy chữ” vậy.

SEO hình ảnh đóng vai trò quan trọng, một khi hình ảnh của bạn được Google index lập chỉ mục và xếp hạng cao trên trang tìm kiếm hình ảnh, nó sẽ có tác dụng:

– Tăng lượng truy cập tới website: thông qua việc người dùng tìm kiếm hình ảnh, ngay cả khi từ khóa chưa lọt top nhưng hình ảnh có thể lọt top. Tối ưu hình ảnh tốt khi chia sẻ trên các mạng xã hội như: Facebook, Pinterest, Instagram,…cũng giúp tăng lượng truy cập.

– Nâng cao chỉ số SEO tổng thể của website do Google luôn đánh giá cao các nội dung có hình ảnh và tối ưu tốt. Rất có thể đối thủ của bạn không có thói quen tối ưu hình ảnh và bạn có thể tận dụng để vượt lên.

– Thu hút sự chú ý của người đọc khi truy cập website, giúp bài viết trở nên hấp dẫn hơn, giảm tỷ lệ thoát trang.

– Tăng khách hàng tiềm năng. Đặc biệt, hình ảnh rất quan trọng với các website thương mại, bán hàng, photography, các chiến dịch quảng bá sản phẩm.

– Tối ưu hóa hình ảnh giúp tăng tốc độ tải trang, tăng trải nghiệm người dùng.

– Giúp bot tìm kiếm Google dễ dàng thu thập dữ liệu để Index.

Theo báo cáo của Google, số lượng người tìm kiếm bằng hình ảnh ngày một tăng. Và nếu bạn sử dụng hình ảnh hiệu quả, cơ hội người dùng tìm kiếm hình ảnh rồi truy cập vào blog của bạn là rất cao.

Lời khuyên: dù bạn bán hàng online, kiếm tiền online, viết blog, hãy luôn luôn sử dụng ít nhất 1 tấm ảnh và tối ưu hình ảnh trong bài viết bên cạnh việc tối ưu nội dung văn bản.

Đó cũng là lý do mà tại sao tất cả các bài viết trên blog của mình đều phải có ít nhất 1 tấm ảnh dù có vẻ nhiều khi nội dung chưa chắc cần có ảnh minh họa.

Bổ ích cho bạn: Lập kế hoạch SEO từ A-Z (14 bước)

Google thay đổi thuật toán tìm kiếm hình ảnh

Việc Google thay đổi thuật toán tìm kiếm hình ảnh thật sự ảnh hưởng lớn đến thói quen của người dùng. Điều này đồng nghĩa với việc bạn không còn có thể mở của sổ mới với hình ảnh có kích thước đầy đủ ngay từ kết quả tìm kiếm của Google nữa. Thay vào đó, bạn phải truy cập trang web nơi chứa hình ảnh và tìm kiếm hình ảnh trên trang web mà nó được xuất bản.

Nếu bạn tự tạo nội dung cho riêng mình, chắc chắn bạn sẽ vô cùng vui mừng vì sự thay đổi này. Nó khuyến khích người tìm kiếm hình ảnh bằng cách phải nhấp qua trang web của bạn, thay vì chỉ cần nhấp vào nút “Xem hình ảnh” và rời đi mà không cần truy cập trang web đó.

Tất nhiên, nếu mục đích của ai đó là lấy hình ảnh của bạn để sử dụng vì mục đích cá nhân, họ vẫn có thể nhấp chuột phải và lưu hình ảnh vào thiết bị ngay trên kết quả Google. Tuy nhiên, bản cập nhật này vẫn khuyến khích tăng số lần nhấp vào trang web nếu bạn sở hữu hình ảnh hữu ích mà mọi người đang tìm kiếm.

Cách theo dõi lưu lượng truy cập tìm kiếm hình ảnh

Với phiên bản Google Search Console mới, bạn có thể dễ dàng kiểm tra và theo dõi các lưu lượng truy cập, từ khóa truy vấn tới hình ảnh.

Bạn chỉ cần cài đặt Google Search Console và tại phần Hiệu suất => chọn Loại tìm kiếm: Hình ảnh

seo hình ảnh như thế nào

Toàn bộ dữ liệu về số lượng nhấp chuột, số lần hiển thị, CTR, vị trí trung bình, truy vấn, trang…rất chi tiết và đầy đủ.

Số lần nhấp vào ảnh thấp hơn nhiều so với số nhấp chuột tìm kiếm trên web, điều này là hiển nhiên.

Dựa vào đó, bạn có thể biết được người dùng nhập từ khóa gì để thấy hình ảnh của bạn để cải thiện nội dung, từ khóa miêu tả hình ảnh.

14 kỹ thuật tối ưu hóa hình ảnh lên top Google

1. Tối ưu (Văn bản thay thế) thuộc tính Alt

Thẻ Alt là một văn bản mô tả nội dung cho hình ảnh khi mà trình duyệt không thể hiển thị đúng chúng (vì google không thể hiểu được ảnh của bạn chứa nội dung gì). Tương tự như tiêu đề, đặc tính Alt được dùng để mô tả nội dung của tệp hình ảnh.

Khi hình ảnh không tải được do lỗi mạng hoặc web, bạn sẽ thấy một hộp hình ảnh có thẻ alt xuất hiện ở góc trên cùng bên tay trái. Hãy chắc chắn rằng chúng phù hợp với hình ảnh và có liên quan với hình ảnh bạn cần lên top.

Chú trọng đến các thẻ alt cũng giúp ích cho chiến lược SEO tổng thể trên trang. Bạn muốn đảm bảo rằng tất cả các khu vực tối ưu hóa khác là thích hợp nhưng nếu hình ảnh không được tải vì bất kỳ lý do gì thì người xem sẽ biết hình ảnh đang nói những gì.

Ngoài ra, việc thêm các thẻ alt thích hợp vào các hình ảnh trên trang web có thể giúp cho trang web đạt được thứ hạng tốt hơn trong công cụ tìm kiếm bằng cách kết hợp từ khóa với hình ảnh. Ngay cả Google cũng đã chú ý đến giá trị của văn bản thay thế (alt text) trong hình ảnh:

Nó cung cấp cho Google những thông tin hữu ích về chủ đề của hình ảnh. Chúng tôi dùng những thông tin này để giúp xác định hình ảnh nào là tốt nhất và phù hợp nhất cho truy vấn của người dùng khi họ tìm kiếm.

Văn bản thay thế (Alt text) có thể xem được trong văn bản được lưu trong bộ nhớ cache của trang, giúp ích cho cả người dùng và công cụ tìm kiếm. Ngoài ra đối với việc SEO, văn bản thay thế (alt text) có thể hoạt động giống như một anchor text của link nội bộ khi hình ảnh liên kết đến một trang khác của web.

2. Hình ảnh có sẵn không làm website của bạn SEO tốt hơn

Bạn muốn hình ảnh của mình nổi bật trên trang web. Nếu trang web của bạn chứa đầy những hình ảnh có sẵn trên internet thì trông nó sẽ giống những bản sao – giống như hình ảnh trên hàng nghìn các trang web khác – và hình ảnh đó chằng có gì nổi bật. Quá nhiều trang web ngổn ngang chứa các hình ảnh chung chung.

Bên cạnh vấn đề bảo vệ bản quyền, bạn nên sử dụng ảnh do chính bạn tạo ra và thỏa sức sáng tạo để ảnh đẹp, chất lượng sẽ thu hút người dùng hơn.

Google cũng khuyến khích người dùng tạo ra các tấm ảnh độc đáo và khả năng được xếp hạng cao rất lớn, vì ảnh của bạn không trùng lặp với bất cứ tấm ảnh nào khác. Một hình ảnh gốc chất lượng cao chắc chắn sẽ được lên TOP Google.

Bạn có thể sử dụng máy ảnh, điện thoại chụp các bức ảnh độ nét cao và dùng các phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp như Photoshop để thiết kế ảnh.

3. Hãy định dạng flie ảnh của bạn

Có 3 loại định dạng file ảnh được sử dụng phổ biến nhất trên website là: JPEG, GIF và PNG, tương ứng dựa theo đuôi file ảnh .jpg, .png, .gif

Mỗi định dạng ảnh đều có mục đích khác nhau và bạn cần chọn định dạng ảnh phù hợp.

Điều này nhằm tận dụng hình ảnh tốt nhất, tránh sử dụng sai định dạng ảnh làm nặng website:

JPEG/ JPG: định dạng ảnh sử dụng nhiều nhất, hiển thị nhiều màu sắc, phù hợp các file ảnh chụp kỹ thuật số, hỗ trợ đa màu.

GIF: dạng ảnh động.

PNG: định dạng ảnh tốt cho hình ảnh đồ họa.

Nếu bạn không có nhu cầu dùng ảnh động, mình khuyên bạn ưu tiên dùng định dạng ảnh JPEG và PNG. Nếu bạn muốn file ảnh có kích thước dung lượng nhỏ nhưng vẫn giữ được tối đa chất lượng, bạn nên sử dụng PNG. Nếu bạn có tấm ảnh nhiều màu sắc hãy sử dụng JPEG cho chất lượng tốt hơn. JPEG thì nén dung lượng sẽ ít hơn vì vốn nó đã được lưu với thuật toán nén “lossy“.

Hiện tại, mình dùng rất nhiều ảnh PNG từ việc chụp màn hình sau đó mình dùng các công cụ giảm dung lượng ảnh để có dung lượng nhẹ nhất mà chất lượng vẫn tốt.

4. Tối ưu dung lượng hình ảnh

TinyPNG giúp nén hình ảnh hiệu quả trước khi upload lên website

Nếu bạn tải ảnh trực tiếp lên host, file ảnh sẽ chiếm 1 phần dung lượng host và cản trở băng thông.

WordPress có cơ chế tự động crop sinh ra nhiều tấm ảnh với size khác nhau, nếu bạn không để ý sẽ gây tốn dung lượng và tăng băng thông rất nhiều. 1 tấm ảnh quá nặng có thể khiến blog, website chậm hơn, nhiều lúc độc giả không đủ kiên nhẫn để chờ hình ảnh load xong.

Do đó, tối ưu dung lượng file ảnh là việc bắt buộc để tiết kiệm dung lượng host, băng thông, không làm giảm tốc độ tải trang. Bạn nên nén ảnh để giảm dung lượng ảnh (image size) trước khi tải lên website nếu không có nhu cầu giữ nguyên chất lượng tối đa của ảnh.

Mình thường nén ảnh xuống dưới 100kB là ok nhất. Một bức ảnh sau khi nén lại có thể tiết kiệm 70-80% dung lượng mà chất lượng hầu như không thay đổi nhiều nếu nhìn bằng mắt thường.

Một số plugin nén ảnh WordPress rất tốt:

EWWW Image Optimizer

WP SmushIt Kraken

Image Optimizer

Ngoài ra, mình thường kết hợp với các công cụ khác:

Adobe Photoshop

TinyPNG

Jpegmini compressjpeg

Caesium

ImageOptim

PngOptimizer

Kraken

Bạn cứ thử cài đặt và sử dụng các công cụ xem cái nào hữu ích phù hợp nhất thì dùng.

Trường hợp bạn vẫn muốn giữ hình ảnh chất lượng cao sắc nét thì sao (Infographic, ảnh chụp) ?

Bạn hãy dùng các dịch vụ lưu trữ ảnh bên ngoài và nhúng chúng vào blog, website thay vì upload trực tiếp lên host.

5. Giảm kích thước hình ảnh

Hình ảnh thường là nguyên nhân chính dẫn đến thời gian tải chậm website của bạn. Nếu bạn cần cải thiện tốc độ trang web hãy thử giảm kích thước tệp hình ảnh bằng cách thay đổi kích thước và nén nó lại. Kiểm tra các cách mà phương pháp so sánh tốc độ trang thực sự tác động đến kết quả SEO của website cũng như SEO hình ảnh doanh nghiệp của bạn.

Kích thước tổng thể của hình ảnh không được lớn hơn nhiều so với kích thước thực tế mà bạn cần (tức là chiều rộng của trang web hay bài đăng trên blog).

6. Bổ sung tên file ảnh

Bạn muốn Google biết đến nội dung của ảnh, bạn cần tối ưu tên file ảnh chuẩn SEO.

Lý do vì sao bạn phải tối ưu tên file ảnh ?

Các bot tìm kiếm của Google sẽ thu thập dữ liệu thông qua tên file ảnh của bạn, đồng thời giúp người dùng dễ dàng hiểu ngay nội dung hình ảnh của bạn khi nhìn vào tên file.

Đặt tên như thế nào cho đúng ?

Đặt tên ảnh có chứa từ khóa cần SEO, liên quan đến nội dung bài viết nhằm mô tả hình ảnh, không đặt tên vô nghĩa. Tên hình ảnh viết không dấu, dùng gạch nối giữa “-“ và Google sẽ coi nó như là dấu cách, không chứa ký tự đặc biệt như số, #, *, @…

Tên file ảnh không quá dài.

Các tên file ảnh đặt không đúng: DCS0010.jpg seolagi? mua máy đo huyết áp ở đâu.jpg

7. Chú thích hình ảnh (Caption)

Chú thích là phần văn bản nhỏ mô tả ngay bên dưới hình ảnh.

Mặc dù không ảnh hưởng đến SEO, tuy nhiên với 1 số tấm ảnh nếu bạn muốn nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mục đích bức ảnh, thêm caption là cách tốt nhất. 1 caption rõ ràng, chính xác giúp hình ảnh trở nên dễ hiểu hơn và gây ấn tượng chú ý ngay với người đọc.

Có 1 thống kê là chú thích thu hút độc giả nhiều hơn 16% so với văn bản. Chú thích có thể chứa từ khóa hoặc không chứa từ khóa. Để thêm caption cho hình ảnh trong WordPress, bạn nhập vào thông tin mô tả ở mục caption:

Dù vậy, việc dùng chú thích không nên quá nhiều, chỉ nên dùng cho các tấm ảnh nào thực sự cần thiết.

8. Xóa liên kết khỏi hình ảnh

Khi bạn tải lên một hình ảnh WordPress sẽ tự động lưu nó vào một thư mục và cung cấp một đường dẫn ví dụ như: /wp-content/uploads/2015/11/A-Small-Orange-hosting.jpg

Vì sao bạn cần gỡ bỏ Hyperlink hình ảnh?

Trừ khi nào đó là link Affiliate thì bạn nên để còn không mình khuyên bạn nên gỡ vì người đọc thường hay nhấp vào hình ảnh (dù vô tình hay cố ý). Hành động này sẽ làm cho đọc giả chuyển sang một tab mới của trình duyệt, và họ sẽ mất tập trung vào bài viết của bạn. Đôi khi họ thoát ra luôn, đây là một nguyên nhân làm tăng tỷ lệ Bounce Rate trên blog của bạn.

Để gỡ bỏ Hyperlink trong WordPress cũng rất đơn giản, khi tải lên hình ảnh ở mục DISPLAY SETTINGS bạn chỉ cần chọn None trong ô Link toBây giờ cho dù đọc giả của bạn có vô tình click vào hình ảnh thì cũng yên tâm họ không bị chuyển đi đâu cả

9. Tiêu đề Title hình ảnh

Alt và Title là 2 thuộc tính HTML quan trọng của ảnh IMG. Thuộc tính Title (tiêu đề) của hình ảnh là phần thông tin bổ sung cho hình ảnh, ngắn gọn, mô tả nội dung ảnh và có chứa từ khóa càng tốt.

Mặc dù nó không quá quan trọng lắm đối với SEO, nhưng lại giúp tăng trải nghiệm của người dùng. Khi độc giả di chuột qua ảnh, tiêu đề ảnh sẽ hiển thị giúp họ biết ngay nội dung của tấm ảnh.

Đa phần các theme hiện nay hỗ trợ chèn Title tự động vào ảnh để hiển thị ảnh đại diện thumbnail. Trên Chrome, nếu bạn không để Alt mà chỉ điền Title thì khi ảnh bị lỗi không hiển thị, phần Title vẫn hiển thị ra.

Mình luôn nhớ để Alt nhưng khá nhiều trường hợp mình quên không để thuộc tính Title, dù vậy thì hình ảnh vẫn được SEO tốt.

Dù sao, bạn cũng nên thêm Title để giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn với cú pháp chuẩn khi sử dụng cả 2 thuộc tính Alt và Title

10. Không sử dụng hình ảnh có bản quyền

Bất kể tệp hình ảnh nào mà bạn chọn sử dụng hãy đảm bảo hình ảnh đó không có tranh chấp về bản quyền. Tốt nhất là tự sáng tạo.

Nếu Getty, Shutterstock, DepositFiles hoặc một số nhà cung cấp ảnh có sẵn khác sở hữu hình ảnh mà bạn dùng và bạn không có giấy phép để sử dụng chúng thì bạn có nguy cơ vướng vào một vụ kiện tụng tốn kém rồi đấy, nhiều khả năng bạn sẽ bị kiện và trang đích chứa hình ảnh vi phạm bản quyền đó sẽ biến mất khỏi kết quả tìm kiếm trên Google.

Theo Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA, bạn có thể được thông báo nếu bạn vi phạm bản quyền.

Nếu chủ sở hữu của nội dung thấy nội dung của họ đăng trên web của bạn, họ có quyền yêu cầu bạn gỡ bỏ nội dung đó xuống, thậm chí sẽ nhận được 1 thông báo trong search console về việc gỡ toàn bộ trang đích đang vi phạm bản quyền hình ảnh khỏi SERP.

Có rất nhiều cách để tìm kiếm những hình ảnh miễn phí từ các trang web. Google Images giúp bạn lọc ra những kết quả có sẵn để dùng lại. Những hình ảnh này không phải lúc nào cũng phù hợp nhất nhưng có thể cung cấp cho bạn hình ảnh miễn phí và không vi phạm bản quyền.

Khi tìm kiếm hình ảnh, bạn hãy chọn Công cụ => Quyền sử dụng

 

 

Có 5 quyền:

• Không được lọc theo giấy phép (mặc định)

• Được gắn nhãn để sử dụng lại có điều chỉnh

• Được gắn nhãn để sử dụng lại

• Được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích phi thương mại có điều chỉnh

• Được gắn nhãn để sử dụng lại cho mục đích phi thương mại

Bạn nên lưu ý lấy hình ảnh cho mục đích nào phù hợp nhất, tránh vi phạm bản quyền.

Nếu trường hợp bạn không tìm thấy ảnh ở Google thì sao ?

Đừng quá lo lắng, có 3 cách mình khuyến khích bạn:

• Tự làm ảnh: dùng máy ảnh, điện thoại chụp ảnh, chụp ảnh màn hình,…

• Dùng kho ảnh miễn phí

• Mua ảnh, cái này thì đầu tư tiền rồi.

Có rất nhiều kho ảnh miễn phí mà lại chất lượng cao mà bạn có thể sử dụng trên blog WordPress như: VisualHunt.com, Pixabay, Unsplash, Pexels,…

Ngoài ra, cá nhân mình khi viết blog thường rất thích sử dụng các ảnh chụp màn hình.

Bạn có thể tham khảo 1 số công cụ chụp và chỉnh sửa ảnh màn hình mình đang dùng hiện nay: FastStone Capture LightShot Skitch Canva và PicMonkey cũng là 2 công cụ online giúp bạn tạo ra hình ảnh cho riêng mình mà không sợ bất cứ vấn đề bản quyền nào.

11. Thông tin thẻ metadata ảnh

Bổ sung các thông tin của file ảnh: mô tả, nguồn gốc, định dạng, tác giả,…cũng khá cần thiết trước khi upload ảnh.

Bạn click chuột phải vào ảnh => chọn Properties => Details và điền các thông tin thẻ Title, Subject, Tag, Rating…

Ví dụ: mình tối ưu Metadata cho ảnh với từ khóa “seo hình ảnh là gì”

Các thông tin metadata này cũng sẽ rất tốt để bảo vệ bản quyền hình ảnh, giúp xác nhận ảnh đó thuộc về bạn, tránh trường hợp người khác sử dụng hình ảnh của mình.

12. Chia sẻ lên mạng xã hội

Social Media – các mạng xã hội như: Pinterest, Instagram, Facebook, Twitter…đóng vai trò rất quan trọng trong SEO và marketing.

Nếu muốn SEO hình ảnh lên top Google, bạn hãy thêm các nút chia sẻ mạng xã hội vào trong bài viết hoặc ghim vào trên bức ảnh. Mặc dù không phải là 1 tiêu chí xếp hạng của Google, bù lại các nút chia sẻ giúp bài viết của bạn được lan tỏa tới cộng đồng nhanh hơn.

Các nút chia sẻ mạng xã hội sẽ giúp độc giả dễ dàng chia sẻ bài viết, chia sẻ hình ảnh của bạn tới người khác. Có rất nhiều plugin giúp bạn chia sẻ bài viết lên các mạng xã hội, nhiệm vụ của bạn chỉ là cài đặt và dùng thôi.

Ví dụ: với mạng xã hội hình ảnh Pinterest, bạn có thể sử dụng plugin Pinterest Pin It Button On Image Hover And Post để thêm nút Pin ảnh lên Pinterest.

13. Tạo sitemap hình ảnh cho website của bạn

Hãy tạo và đưa ra một sơ đồ  hình ảnh cho web để lưu giữ tất cả hình ảnh của bạn vào chung một chỗ.  Điều này giúp tăng khả năng Google và các công cụ tìm kiếm khác tìm kiếm hình ảnh trên trang của bạn và tăng khả năng hình ảnh của bạn sẽ được hiển thị trong kết quả tìm kiếm hình ảnh.

Thông qua “image-sitemap.xml” bạn có thể chỉ cho Google thấy các hình ảnh được tải lên thông qua JavaScript mà trình thu thập thông tin có thể chưa tìm thấy hay đặc biệt đưa ra các hình ảnh mà bạn muốn được thu thập.

Theo Google, bạn có thể tạo một sơ đồ trang web hoàn toàn mới chỉ cho hình ảnh hoặc thêm thông tin hình ảnh vào một sơ đồ trang web XML có sẵn.

Đối với các trang web WordPress, việc tạo và thực hiện sơ đồ trang web hình ảnh thật dễ dàng thông qua WordPress  plugin “Google XML Sitemap for Images,” – plugin này tự động tạo tạo sơ đồ trang web cho những hình ảnh đươc tải lên WordPress Media Library của bạn. Giúp Google tiếp tục lập chỉ mục phù hợp với hình ảnh của bạn. Sơ đồ trang web XML sẽ giúp bạn làm điều đó.

Bạn có thể cài đặt plugin Yoast SEO hỗ trợ rất tốt phần tạo sitemap.

Khi đã gửi sitemap, tất cả hình ảnh sẽ được thu thập dữ liệu và lập chỉ mục trong công cụ tìm kiếm cùng với các liên kết. Một plugin khác cũng tạo XML sitemap và Image sitemap rất tốt là Udinra All Image Sitemap

Ngoài sitemap, bạn cũng cần cài đặt chính xác file robots.txt để đảm bảo không chặn bot Google index hình ảnh.

14. Sử dụng công cụ tối ưu hình ảnh

Nếu website, blog của bạn có quá nhiều hình ảnh và bạn quên chưa tối ưu SEO hình ảnh cho tất cả thì việc dùng các plugin hỗ trợ SEO hình ảnh là điều cần thiết.

Có rất nhiều plugin hỗ trợ bạn SEO hình ảnh trên blog WordPress hiệu quả như:

SEO Optimized Images=> tối ưu hình ảnh SEO

Image Optimizer=> tối ưu hình ảnh

BJ Lazy Load=> tối ưu tải trang nhờ kỹ thuật Lazy Load hình ảnh

Lazy Load=> tối ưu tải trang nhờ kỹ thuật Lazy Load hình ảnh

Bạn nên cài đặt và kiểm tra thử hiệu quả của từng plugin đến đâu.

Mặc định, khi bạn upload ảnh lên, WordPress sẽ tự động giảm chất lượng hình ảnh các file .jpg xuống còn 90% so với chất lượng gốc.

Lời kết

Trên đây là các kỹ thuật áp dụng để tối ưu hóa hình ảnh mà mình biết được và hiện mình đang áp dụng cho các blog của mình.

Ngoài các thủ thuật trên thì bạn cũng nên lưu ý cách phân bổ hình ảnh trong bài viết làm sao cho hợp lý về vị trí, số lượng ảnh xen kẽ văn bản. Đồng thời nhớ rằng, bạn phải sử dụng hình ảnh đúng hoặc liên quan đến nội dung của bài viết.

Hiện nay, bên cạnh ảnh bình thường, sử dụng các nội dung dạng Infographic sẽ giúp bài viết của bạn có chất lượng cao hơn, thu hút độc giả và dễ dàng SEO bài viết hơn.

Hy vọng bài viết SEO hình ảnh này sẽ hữu ích cho bạn và trở thành thói quen mỗi khi bạn viết bài. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hoặc mẹo tối ưu nào mà mình chưa liệt kê, bạn để lại comment bên dưới cho mình nhé. Chúc bạn vui vẻ.

Ngoài ra các bạn có thể đọc thêm những bài viết về Google AdwordsFacebook marketing để có thêm nhiều kiến thức nhé. Chúc các Publisher thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x