Silo là gì? Các bước xây dựng cấu trúc Silo trong SEO

Trong lĩnh vực SEO, cấu trúc Silo được biết tới là công cụ tối ưu nội dung website, hướng tới tăng trải nghiệm người dùng và tăng tương tác web. Cụ thể thì cấu trúc Silo là gì? Xây dựng cấu trúc này trong SEO như thế nào là chuẩn xác và hiệu quả? Ngay trong bài chia sẻ dưới đây, những vấn đề này sẽ được bật mí. Cùng tìm hiểu ngay ưu nhược điểm của cấu trúc silo để đưa ra quyết định đúng đắn cho chiến lược SEO của mình nhé. 

Cau-truc-Silo-rat-quan-trong-doi-voi-SEO
Cấu trúc Silo rất quan trọng đối với SEO

Cấu trúc Silo là gì?

Silo là gì? Đây là khái niệm trong lĩnh vực tối ưu hóa công nghệ thông tin và thiết kế website. Cấu trúc silo được sử dụng để phân loại và tổ chức nội dung trên trang website thành các nhóm chủ đề liên quan tới nhau. Mỗi một silo sẽ chứa một nhóm các trang có nội dung có liên quan đến chủ đề cụ thể. Đặc biệt các trang con phát triển bên trong silo cần phải được liên kết trực tiếp đến trang gốc.

Mục tiêu chính của cấu trúc này là tăng cường sự tổ chức và hiệu quả của trang web. Do đó, khi xây dựng chiến dịch SEO web các nhà quản lý phải xây dựng cấu trúc cụ thể để tăng độ liên kết cho trang. 

Cau-truc-silo-giup-xay-dung-internal-link-hieu-qua
Cấu trúc silo giúp xây dựng internal link hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều cấu trúc silo khác nhau được ứng dụng trong tối ưu SEO, thế nhưng nổi bật nhất vẫn là: 

  • Cấu trúc đơn giản: đây là cấu trúc cơ bản nhất với các trang con được liên kết với trang chủ thông qua liên kết nội bộ dựa trên hướng phát triển từ khóa chính. 
  • Cấu trúc theo chủ đề: đây là cấu trúc sử dụng các trang con và trang chủ liên quan đến cùng chủ đề chung. Trong đó trang con sẽ được sắp xếp trong các danh mục và được liên kết với trang chủ của mỗi danh mục. 
  • Cấu trúc theo sản phẩm: đây là cấu trúc silo sử dụng cho các trang web bán hàng hoặc trang web dịch vụ. Các sản phẩm hoặc dịch vụ sẽ được nhóm lại thành danh mục tương ứng với trang chủ. Cấu trúc này sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng và giúp tối ưu hóa hiệu suất SEO cho các sản phẩm/dịch vụ cung cấp.
  • Cấu trúc theo địa lý: đây là cấu trúc được sử dụng cho các trang web địa phương hoặc khu vực. Các trang con sẽ được nhóm lại dựa trên vị trí địa lý của chúng và sẽ được liên kết với trang chủ tương ứng. 

Ưu nhược điểm của cấu trúc silo

Cấu trúc Silo mang lại rất nhiều lợi ích cho việc quản lý nội dung và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm trên Google. Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có một vài nhược điểm nhất định. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

Khi sử dụng cấu trúc Silo trong SEO sẽ mang lại nhiều lợi ích quan trọng như sau: 

  • Dễ dàng tìm kiếm các nội dung: Khi sử dụng cấu trúc silo trong thiết kế website thì tuyến nội dung sẽ được phát triển theo cấu trúc hình cây. Từ đó sẽ giúp người dùng tìm kiếm các thông tin trên website một cách dễ dàng. 
  • Cải thiện trải nghiệm người dùng: Với cấu trúc rõ ràng, người quản trị có thể dễ dàng điều hướng người dùng từ trang này sang trang khác một cách logic. Điều này sẽ tạo cho người tiêu dùng trải nghiệm sử dụng trang web tốt hơn. 
  • Tối ưu website với từ khóa liên quan: Silo tạo cấu trúc phân cấp hợp lý trên trang web với các liên kết nội bộ nhất quán theo các từ khóa có liên quan. Như vậy sẽ định hướng được mỗi landing page phát phát triển khai nội dung theo một từ khóa, một chủ đề nhất định. 
  • Giảm tỷ lệ thoát trang: dưới sự hỗ trợ của cấu trúc này, các nội dung web được phân bổ liên kết rõ ràng, từ đó người dùng dễ dàng tìm kiếm các thông tin mình cần và tỷ lệ thoát trang sẽ giảm xuống. 
Ap-dung-cau-truc-silo-vao-du-an-SEO-giup-giam-ty-le-thoat-trang
Áp dụng cấu trúc silo vào dự án SEO giúp giảm tỷ lệ thoát trang
  • Dễ dàng bổ sung nội dung: khi bạn xây dựng các trang của mình quanh các chủ đề nhất định theo mô hình cây, bạn sẽ quản lý và cập nhật các nội dung mới một cách dễ dàng. 
  • Tăng thứ hạng trang web: Nhờ vào cấu trúc này trong SEO, trang chủ sẽ được các trang con trỏ về nhiều hơn, từ đó khiến cho Google đánh giá site chính của bạn là một chuyên gia về chủ đề đó. Tứ đó website của bạn sẽ được đánh giá xếp hạng cao hơn. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì khi sử dụng cấu trúc Silo vẫn có một số nhược điểm cần xem xét như:

  • Triển khai ban đầu tốn rất nhiều thời gian: việc phân loại các nội dung ngay từ đầu đòi hỏi người quản lý phải cân nhắc thật kỹ lưỡng và tốn khá nhiều thời gian. Nhất là các trang web lớn với nhiều nội dung phức tạp thì càng khó và tốn thời gian hơn. 
  • Giới hạn chủ đề: khi sử dụng cấu trúc này có thể dẫn tới việc dễ bị trùng lặp các nội dung chung. Bởi đôi khi có những nội dung đều có thể sắp xếp vào nhiều chủ đề cùng lúc.
  • Khó thay đổi sang cấu trúc khác: khi sử dụng cấu trúc, việc thay đổi hoặc điều chỉnh cấu trúc có thể gây ra nhiều vấn đề liên kết nội bộ và gây sự gián đoạn trong trải nghiệm người dùng. 
  • Phải liên tục theo dõi và cập nhật liên kết nội bộ: có nghĩa là cần thường xuyên cập nhật nội dung đảm bảo sự liên kết giữa các trang trong cùng một silo. Điều này rất cần nhà quản lý dành nhiều thời gian để theo dõi và đảm bảo rằng cấu trúc này luôn hoạt động hiệu quả. 
Can-lien-tuc-duy-tri-lien-ket-noi-bo-toan-site
Cần liên tục duy trì liên kết nội bộ toàn site

Vai trò của Silo trong SEO

Trong SEO website, cấu trúc Silo sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định cách tổ chức và hiển thị nội dung trên website. 

Việc áp dụng cấu trúc này liên quan đến việc tổ chức nội dung trang web thành các nhóm gắn kết. Các nhóm này bao gồm một trang chủ trung tâm và các trang con kèm theo được liên kết trực tiếp đến nội dung chính của trang chủ.

Tối ưu hóa hiệu suất SEO của trang web bao gồm việc triển khai cấu trúc silo hiệu quả, đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao trải nghiệm người dùng, giảm thời gian tải trang, cải thiện khả năng tìm thấy thông tin và hỗ trợ các công cụ tìm kiếm hiểu được tổ chức và liên kết các trang nội dung. Về bản chất, cấu trúc silo được thực hiện tốt là yếu tố chính giúp tối đa hóa kết quả SEO bằng cách tổ chức và liên kết các trang nội dung một cách hợp lý đồng thời ưu tiên các từ khóa chính cụ thể.

Các bước tạo cấu trúc silo chuẩn SEO

Để xây dựng cấu trúc silo chuẩn SEO, giúp website tăng thứ hạng và điều hướng các nội dung trang web của bạn thuận tiện hơn các bạn cần xây dựng theo các bước sau: 

Bước 1: Định hướng rõ ràng chủ đề chính của website 

Để xây dựng được cấu trúc chất lượng bạn cần xác định chính xác chủ đề cốt lõi mà trang sẽ tập trung. Ví dụ: nếu như bạn bán đồ nội thất, bạn có thể tạo các silo riêng lẻ cho ghế, bàn và các sản phẩm khác mà bạn cung cấp. Sau đó, bạn cần tách các trang sản phẩm hiện có thành các nhóm tích hợp.  

Bước 2: Sắp xếp nội dung trang web vào các danh mục cụ thể

Cần tiến hành triển khai nội dung vào các danh mục cụ thể sau khi đã định hướng rõ tuyến nội dung chính của website.

Phan-bo-noi-dung-vao-cac-danh-muc-cu-the
Phân bổ nội dung vào các danh mục cụ thể

Bước 3: Xây dựng cấu trúc liên kết nội bộ

Ngoài Backlinks, liên kết nội bộ cực kỳ quan trọng vì nó cho bot của công cụ tìm kiếm biết được các trang được liên kết với nhau thế nào. Đó là lý do tại sao bạn cần internal link để liên kết các trang trong mỗi silo riêng lẻ để chứng minh rằng trang web của bạn cung cấp thông tin chi tiết, phù hợp và bao quát cho một chủ đề cụ thể. 

Bước 4: Thường xuyên cập nhật nội dung mới vào từng silo

Bạn vừa phải cập nhật thêm các silo và nội dung mới vào mỗi silo. Cần phải lấy người dùng làm trung tâm và suy nghĩ về điều mà khách truy cập trang web của bạn muốn biết để xây dựng tuyến nội dung cho phù hợp. Ngoài ra, đừng quên nghiên cứu từ khóa để sung nội dung cho từng silo và minh chứng tính chuyên môn trong một thị trường ngách nhất định. 

Lời kết

Để trang website của bạn tăng hiệu quả SEO thì không thể bỏ qua việc thiết lập nội dung khoa học, chặt chẽ theo cấu trúc này. Hy vọng qua những thông tin về Silo là gì và cách để xây dựng mô hình đơn giản trên sẽ giúp vị trí trang web của bạn tăng hạng trên công cụ tìm kiếm. 

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x