Trong những năm gần đây, thuật ngữ Supply Chain dần trở nên phổ biến và là lĩnh vực HOT tại thị trường Việt Nam. Điều này cũng mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho những ai đam mê lĩnh vực này. Cùng khám phá những thông tin thú về Supply Chain và TOP việc làm Supply Chain hấp dẫn nhất.
Tìm hiểu Supply Chain là gì?
Supply Chain, thường được gọi là Chuỗi cung ứng, là hệ thống những các tổ chức, hoạt động và luồng thông tin liên quan đến việc di chuyển sản phẩm và dịch vụ từ nguồn cung cấp đến tay khách hàng.
Trong những chuỗi cung ứng phức tạp, sản phẩm có thể di chuyển qua các giai đoạn khác nhau và có thể được tái chế sau khi đã sử dụng. Các hoạt động trong hệ thống cung ứng này liên quan chặt chẽ với nhau, với mục tiêu cuối cùng là chuyển đổi nguyên liệu thành sản phẩm và đưa chúng đến tay người tiêu dùng.
Hiện nay, Supply Chain ngày càng trở nên quan trọng và được các tập đoàn và doanh nghiệp lớn quan tâm. Chuỗi cung ứng đóng một vai trò không thể thiếu đối với hoạt động của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất và doanh thu. Quản lý chuỗi cung ứng một cách hiệu quả giúp đảm bảo chất lượng và số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp và giúp giảm thiểu hàng tồn kho và rủi ro, đồng thời tăng doanh thu.
Hệ thống cung ứng cũng đem lại hiệu quả trong quản lý logistics và hoạt động hậu cần. Đưa sản phẩm đến doanh nghiệp và khách hàng một cách nhanh chóng, giảm thiểu chi phí và tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài ra, còn giúp doanh nghiệp cải thiện khả năng cạnh tranh và phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường.
Định nghĩa Supply Chain Management là gì?
Supply Chain Management (SCM), có nghĩa tiếng Việt là quản lý chuỗi cung ứng, đây được hiểu là quá trình quản lý luồng hàng hóa và dịch vụ từ đầu đến cuối. Bao gồm mọi quy trình từ việc nhập nguyên liệu thô đến sản phẩm cuối cùng. SCM liên quan đến việc hiệu quả hóa các hoạt động liên quan đến nhà cung cấp của doanh nghiệp để tối ưu hóa giá trị cho khách hàng và đạt được lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Thường thì Supply Chain Management sẽ kiểm soát và liên kết việc sản xuất, vận chuyển và phân phối sản phẩm. Thông qua việc quản lý chuỗi cung ứng, các công ty có thể cắt giảm chi phí dư thừa và cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng một cách nhanh chóng. Đồng thời, kiểm soát nghiêm ngặt hàng tồn kho nội bộ, sản xuất nội bộ, phân phối, bán hàng và hàng tồn kho của các nhà cung cấp của công ty.
TOP 5 công việc về Supply Chain hot nhất
Đối với những ứng viên sở hữu đầy đủ tố chất, kinh nghiệm, và kỹ năng cần thiết để bước chân vào lĩnh vực Supply Chain, dưới đây là một số vị trí việc làm hấp dẫn:
Chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng
- Quản lý nhân viên lập kế hoạch: Thực hiện việc lập kế hoạch chuỗi cung ứng theo từng giai đoạn của dự án, đảm bảo nhu cầu hàng hóa được đáp ứng.
- Quản lý bộ phận mua hàng: Tìm nguồn cung ứng, xây dựng mối quan hệ với nhà cung cấp, kiểm tra giá cả và chất lượng, và khám phá các nguồn cung ứng mới.
- Quản lý kho và vận chuyển: Điều phối vận chuyển hàng hóa, kiểm soát hàng tồn kho, và đảm bảo việc vận chuyển theo kế hoạch và chi phí hiệu quả.
Mức lương của chuyên viên quản lý chuỗi cung ứng dao động từ 10-15 triệu đồng/tháng, phụ thuộc vào phạm vi trách nhiệm và khối lượng công việc.
Nhân viên mua hàng Supply Chain
Vị trí này còn có tên gọi khác là nhân viên cung ứng, thực hiện có các nhiệm vụ phát triển, giám sát hoạt động vận chuyển, áp dụng các chính sách mua sắm và quản lý kho,… Tùy theo yêu cầu của từng doanh nghiệp mà sẽ có những thay đổi phù hợp với những đầu việc chính như:
- Tiếp nhận yêu cầu mua vật tư, nguyên vật liệu, và thiết bị từ các bộ phận trong công ty.
- Tìm kiếm và liên hệ với nhà cung cấp để đặt mua hàng hóa và vật tư.
- Giám sát quá trình chuẩn bị, vận chuyển, lưu kho, và phân phối.
- Phân bổ vật tư và nguyên liệu cho từng bộ phận theo yêu cầu ban đầu.
- Đề xuất việc đặt hàng khi cần thiết và thực hiện thanh toán cho nhà cung cấp đúng hạn.
Mức lương của nhân viên mua hàng thay đổi dựa trên kinh nghiệm và chính sách của công ty, với mức thấp nhất từ 6-8 triệu đồng/tháng và có thể lên đến 15-25 triệu đồng/tháng.
Nhân viên quản lý kho và hàng hóa
Những người làm việc trong lĩnh vực này có nhiệm vụ quan trọng quản lý hàng hóa và kho bãi. Các công việc cụ thể bao gồm:
- Tiếp nhận thông tin về lượng hàng hóa và thời gian xuất – nhập hàng cùng việc xác nhận giấy tờ và chứng từ liên quan.
- Kiểm tra chất lượng của hàng hóa và vật tư trước khi nhập kho.
- Tổ chức vận chuyển và bố trí nhân viên kho để sắp xếp hàng hóa một cách gọn gàng và hiệu quả.
- Lập kế hoạch nhập hàng hóa định kỳ để đảm bảo luôn có đủ hàng để phục vụ hoạt động kinh doanh.
- Lập báo cáo về biến động số lượng hàng hóa cho cấp trên.
Mức lương cho vị trí nhân viên quản lý hàng hóa và kho bãi thường nằm trong khoảng 10-15 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực và quy mô của doanh nghiệp. Điều này thường được coi là mức lương khá cao so với trung bình của nhiều ngành nghề khác.
Nhân viên chứng từ
Nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu là một công việc phổ biến trong lĩnh vực Supply Chain. Công việc này có thể bao gồm các nhiệm vụ sau:
- Chuẩn bị chứng từ và hồ sơ liên quan đến hàng hóa và nhập khẩu, chẳng hạn như chứng từ kiểm định và chứng chỉ xuất xứ (C/O).
- Làm chứng từ hỗ trợ cho khách hàng, đối tác, và đơn vị cung cấp khi cần.
- Liên hệ với nhà cung cấp và đối tác để sắp xếp lịch vận chuyển và theo dõi tiến độ công việc.
- Soạn thảo các hợp đồng và các loại hóa đơn thương mại và hóa đơn khác.
- Kiểm soát các chi phí như phí vận chuyển và các khoản phí khác.
- Chuẩn bị các chứng từ liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Phân loại, quản lý và lưu trữ các chứng từ để dễ dàng tìm kiếm khi cần.
- Theo dõi và kiểm soát quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hóa, và giải quyết các vấn đề liên quan đến chứng từ giao nhận, thông quan, và nhiều nhiệm vụ khác.
Mức lương cho nhân viên chứng từ xuất nhập khẩu thường tùy thuộc vào kinh nghiệm và quy mô của doanh nghiệp. Lương có thể dao động trong khoảng từ 6-15 triệu đồng/tháng hoặc cao hơn, phụ thuộc vào vị trí và địa điểm làm việc.
Nhân viên lái xe & vận hành
Những người làm việc ở vị trí nhân viên lái xe và vận hàng sẽ cần thực hiện các nhiệm vụ như sau:
- Lái xe nâng và vận chuyển hàng hóa từ kho đến xe tải hoặc container để giao hàng cho khách hàng.
- Dỡ hàng từ kho và xếp hàng lên xe tải hoặc container theo quy trình đã được hướng dẫn.
- Di chuyển và sắp xếp hàng hóa trong kho để tối ưu hóa không gian lưu trữ.
- Kiểm tra xe nâng trước và sau khi sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa nếu cần.
- Kiểm tra và báo cáo tình trạng hàng hóa, thiết bị, công cụ và đồ dùng trong kho.
- Liên hệ và làm việc trực tiếp với các đại lý và đối tác nước ngoài.
Mức lương cho nhân viên lái xe nâng thường dao động từ 5-15 triệu đồng/tháng, nhưng trong lĩnh vực Supply Chain và Logistics, mức lương có thể cao hơn, trung bình từ 10-15 triệu đồng/tháng, phụ thuộc vào quy mô và khối lượng hàng hóa cần vận chuyển.
Phân biệt sự khác nhau giữa Supply Chain và Logistics
Logistics và Supply Chain là hai khái niệm quan trọng trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng, và mặc dù thường dễ gây nhầm lẫn, việc phân biệt giữa chúng là rất quan trọng.
Logistics tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa các hoạt động vận chuyển và lưu trữ hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Bao gồm kế hoạch vận chuyển, theo dõi hàng hóa, dự trữ kho, quản lý kho bãi và các dịch vụ liên quan đến vận tải. Mục tiêu chính của Logistics là đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển đến đúng nơi, đúng thời gian và với chi phí tối ưu.
Supply Chain mở rộng hơn và bao gồm một hệ thống rộng lớn hơn của các hoạt động. Supply Chain không chỉ tập trung vào vận chuyển và lưu trữ hàng hóa mà còn bao gồm việc quản lý mối quan hệ và tương tác giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng, bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp, trung gian và khách hàng cuối cùng.
Supply Chain là về cách đảm bảo dòng chảy liên tục của sản phẩm, thông tin và tài chính từ nguồn gốc đến tiêu dùng cuối cùng một cách hiệu quả và có lợi nhất.
Lời kết
Bài viết đã tổng hợp những thông tin quan trọng về lĩnh vực Supply Chain và TOP 5 việc làm trong mảng này HOT nhất trên thị trường. Hy vọng rằng chia sẻ này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề Supply Chain, từ đó đưa ra quyết định nghề nghiệp phù hợp và đúng đắn. Chúc bạn thành công!