Dịch vụ quảng cáo Facebook hay Facebook Ads luôn mang đến hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, với các newbie thì các thuật ngữ nào cần chú ý? Hay cùng ACCESSTRADE tìm hiểu những thuật ngữ Facebook ads phổ biến nhất trong bài viết này nhé!
1. Via
Via (tài khoản thật) là một định nghĩa trái với Clone (tài khoản ảo). Các tài khoản via đều do người dùng thật sở hữu, đăng bài và tương tác với nhau trên Facebook. Tuy nhiên, các tài khoản via bị các hackers chiếm quyền sở hữu và đem đi bán. Vì thế, khi chạy Facebook Ads, các bạn sẽ gặp trường hợp như cạn BM & tài khoản quảng cáo đã vi phạm chính sách Ads của Facebook. Điều đó là do bạn mua via về để tạo BM dễ dàng hơn. Lợi thế của Via là hoạt động như tài khoản thật nên độ tin cậy cao giúp việc tạo BM trở nên dễ dàng. Ngược lại, những tài khoản ảo bạn vẫn có thể gầy dựng để tạo BM nhưng rất tốn thời gian và công sức. Vì thế, lựa chọn tài khoản via vẫn là lựa chọn tối ưu nhất.
2. BM
BM (Business Manager) là thuật ngữ facebook ads chỉ tài khoản doanh nghiệp trên Facebook. Mỗi tài khoản trang Facebook có thể tạo được 2 BM. Mỗi BM có thể tạo được 1 tài khoản chạy quảng cáo.
3. PPE
PPE (Page Post Engagement) hay còn gọi là quảng cáo tăng tương tác. PPE là thuật ngữ facebook ads hình thức chạy quảng cáo trên Facebook nhằm tối ưu lượng tương tác với bài viết. Ở đây, tối ưu tương tác có nghĩa là sẽ tối ưu lượt like, share, comment cho bài viết mà bạn quảng cáo.
Facebook sẽ nhắm tới những người dùng thường có thói quen tương tác trên Facebook, quảng cáo sẽ giúp bạn tiếp cận sản phẩm đến những đối tượng này, kết hợp với những hành vi sở thích khác. Đây có thể nói là cách chạy quảng cáo phổ biến và đơn giản nhất, hầu như ai cũng biết đến thuật ngữ Facebook ads PPE và từng chạy qua hình thức này.
4. A/B testing
A/B testing là một phương pháp ra đời nhằm so sánh, đánh giá để tìm ra đâu là phiên bản hiệu quả nhất cho chiến dịch Facebook Ads.
Ví dụ: Nhiều bài viết được đăng tải cùng mục tiêu, nhưng thay đổi nội dung nhằm tìm ra nội dung tạo tương tác & chuyển đổi tốt nhất.
Xem thêm: Tìm hiểu và tham khảo các chiến dịch quảng cáo trên thư viện Facebook ads
5. Reach
Thuật ngữ facebook ads “Reach” là chỉ số để nói đến số lượt hiển thị Ads của bạn trên Facebook. Lượng reach thể hiện mức độ lan tỏa của nội dung và số người đã xem quảng cáo của bạn ít nhất một lần. Khi tệp khách hàng bạn đã nhắm mục tiêu thấy được Ads, bạn sẽ phải trả phí trên mỗi lượt tiếp cận. Số lượng này được gọi là reach.
6. Budget
Budget chính là ngân sách được chi cho chiến dịch Ads. Facebook sẽ tính tiền khi quảng cáo của bạn bắt đầu có tương tác. Budget có 2 loại:
- Daily Budget – Ngân sách mỗi ngày: Ngân sách chạy quảng cáo trong một ngày.
- Lifetime Budget – Ngân sách dài hạn: Ngân sách được sử dụng trong một khoảng thời gian.
Tùy theo từng chiến dịch mà bạn nên cân nhắc việc “tiêu tiền” hợp lý để đem lại kết quả tốt. Hơn nữa, khi hết ngân sách bạn có thể kết thúc chiến dịch Ads bất cứ lúc nào.
7. Spent
Bạn thường nghe đến thuật ngữ Facebook “cắn tiền” nhưng không hiểu nó là gì? Thuật ngữ này khá mới mẻ với người mới bắt đầu. Cắn tiền nói một cách nôm na có nghĩa là khi Facebook tiêu tiền của bạn. Sau khi quảng cáo được phê duyệt, Facebook mới bắt đầu cắn tiền. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn vẫn sẽ gặp tình trạng quảng cáo Facebook đã duyệt nhưng không cắn tiền, việc này có ba nguyên nhân:
- Đã duyệt quảng cáo nhưng chưa cắn tiền (cắn tiền chậm)
- Tài khoản hoặc bài viết vi phạm chính sách của Facebook.
- Đôi khi là không vì lý do gì cả, Facebook không thích thì không duyệt thôi!
Với nguyên nhân thứ 2 và 3, bạn có thể liên hệ với Facebook team để được giải quyết.
8. Chạy bùng
Đây là khái niệm “nhức nhối” trong giới Facebook Ads nhiều năm qua. Nói dễ hiểu, bạn chạy quảng cáo Facebook nhưng không trả tiền. Bạn để ý sẽ thấy, Facebook cho bạn chạy quảng cáo trước, rồi trả tiền sau và chỉ có tài khoản Business mới có được điều này. Đối với tài khoản Facebook cá nhân thì Facebook buộc bạn nạp tiền trước rồi mới chạy ads sau. Tuy nhiên, có một vài cá nhân đã lợi dụng điểm này để trục lợi bằng cách mua thẻ visa ảo và chạy bùng để quỵt tiền, không thanh toán cho Facebook.
Trong năm 2016, Facebook Ads đã khoá hầu hết các tài khoản Việt Nam thêm Paypal để thanh toán, vì “dân bùng” thường dùng Paypal để quỵt nợ. Đây là lí do vì sao nhiều newbie thường bị Facebook Ads gắn cờ khi thêm Paypal vào phương thức thanh toán.
Đừng chạy bùng nhé mà hãy đến với ACESSTRADE để kiếm tiền đơn giản và hiệu quả nhất.
9. CPM
CPM (Cost per 1000 Impression) là chi phí cho 1000 lần quảng cáo được hiển thị. Khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên news feed được tính là lượt hiển thị. Chỉ số CPM phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nội dung quảng cáo, target, độ khó giữa các nhà ads,…CPM càng cao, bạn cần phải tốn nhiều tiền hơn để quảng cáo của bạn có cơ hội hiển thị đến khách hàng.
Ví dụ, nếu bạn có một tệp khách hàng sở thích mèo, tệp khách hàng này có quá nhiều người chạy quảng cáo đến nó sẽ làm CPM bị đẩy lên rất cao.
Xem thêm: Tổng hợp cách thanh toán quảng cáo Facebook bạn cần biết
10. CPC
CPC (Cost per Click) là thuật ngữ facebook ads có nghĩa là chi phí cho mỗi nhấp vào liên kết. Với phương pháp này, bạn sẽ phải trả mỗi khi ai đó nhấp vào liên kết của bạn dẫn họ đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Nếu bạn đang tối ưu hóa cho CPC, Facebook sẽ có thuật toán để tìm thấy những người có khả năng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn. Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn sẵn sàng trả cho mỗi nhấp vào liên kết. Ví dụ, nếu bạn đặt giá thầu của bạn đến $1, bạn sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn $1 cho mỗi liên kết nhấp chuột.
11. CTR
CTR (Click through Rate) hay còn gọi là tỉ lệ nhấp chuột vào liên kết khi quảng cáo trên Facebook. Cách tính tỉ lệ nhấp chuột như sau: Số lần nhấp chuột chia cho số lần hiển thị quảng cáo.
Ví dụ: Số lần hiển thị của bạn là 1000, số lần nhấp chuột là 100. Ta lấy 100/1000 = 0.1 (lấy số này nhân với phần trăm). Kết quả cuối cùng CTR = 10%.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hướng đến chỉ số CTR của quảng cáo như: tiêu đề phải hấp dẫn, hình ảnh phải bắt mắt,…
12. Vít Ads
Vít hoặc scale là thuật ngữ facebook ads nghĩa là đã tìm ra được nội dung quảng cáo phù hợp và có thể bắt đầu chạy ads. Thông thường các nhà ads sẽ có 2 cách để vít đó là nhân nhóm ads hoặc tăng ngân sách để tiếp xúc được phần đông người hơn; đôi khi còn bắt đầu mở rộng và chạy sang một tệp người mua hàng mới. Hiểu đơn giản, “vít” hay “scale” là khi đã tìm được nội dung tốt và chúng ta có thể sử dụng nhiều tiền hơn để chạy, tức là nhân rộng quy mô của chiến dịch mà đã mang về cho bạn kết quả khả quan trước đó.
13. ROI
ROI (Return On Investment) là chỉ số lợi nhuận mà bạn đạt được sau chiến dịch quảng cáo.
Công thức tính ROI sẽ là: ROI = (Doanh thu – chi phí) / 100
Chẳng hạn bạn chạy 100.000đ mà lãi 300.000đ thì ROI sẽ là 300%, tức gấp 3 lần ngân sách bạn bỏ ra.
14. Lead
Lead trong marketing được hiểu là những khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của bạn. “Thu được leads” tức là bạn lấy được data của nhiều khách hàng tiềm năng đó như tên, email hay số điện thoại của họ.
Ví dụ, khi bạn gặp một mẫu ads mua hàng trên trang Facebook, sau đấy bạn bấm vào mẫu ads đấy và để lại thông tin gồm có số điện thoại, email, tên,… thì đó được xem là 1 lead.
15. Chạy mass
Chạy mass là một thuật ngữ facebook ads để nói về việc chạy mà không target đối tượng. Ưu điểm khi chạy mass là giá CPM rất rẻ. Trang Facebook hay Google ngày càng muốn đơn giản hóa việc target đi bởi vì dữ liệu đã đầy đủ. Hơn nữa, với công nghệ ngày càng cải tiến, Facebook mong muốn những người chưa có kỹ năng công nghệ cao cũng có thể chạy được quảng cáo. Mỗi một mẫu quảng cáo khi bạn chạy, Facebook có thể hiểu và phân tích thông tin mẫu quảng cáo đấy và đưa nó đến một file người mua hàng mà Facebook cảm thấy phù hợp nhất. Nói chung việc chạy mass nó chỉ dễ dàng là target vào độ tuổi chứ không đi vào kỹ càng vào sở thích, hành vi của người mua hàng.
16. Test
Trong quá trình tìm hiểu về quảng cáo Facebook, bạn sẽ nghe nhiều người nhắc đến test ads, chạy test thử, test quảng cáo,…đây đều là những thuật ngữ facebook ads. Trong quảng cáo Facebook, không ai có thể chắc chắn 1 kết quả nào với chiến dịch ads của bạn. Vì vậy, bạn luôn phải test quảng cáo để có kết quả cụ thể theo từng trường hợp. Bạn có thể test nhiều yếu tố trong quảng cáo như nội dung, hình ảnh, target, ngân sách,…để tìm ra sự khác nhau giữa các chiến dịch với nhau.
Ví dụ: Bạn cần test về target của 2 camp A và B, bạn chỉ để phần target của 2 đối tượng này khác nhau, còn tất cả yếu tố khác phải giống nhau. Có như vậy, bạn mới đảm bảo tính khách quan cho cả 2 chiến dịch đó.
17. Bid
Bid – Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn cho biết bạn sẵn sàng thanh toán cho mỗi nhấp chuột (nếu giá thầu trên cơ sở CPC) đối với ads trên trang Facebook của bạn. Giá thầu giúp nắm rõ ràng độ mạnh của ads trong đấu giá quảng cáo. Facebook sẽ chỉ tính phí bạn đúng với số tiền được đòi hỏi để ads của bạn chiến thắng đấu giá, đôi khi có thể thấp hơn giá thầu tối đa của bạn.
18. Facebook Business
Trang Facebook Business là Trình quản lý doanh nghiệp. Trình quản lý công ty cho phép các nhà ads quản lý nỗ lực tiếp thị của họ ở một địa điểm và chia sẻ quyền truy cập vào tài sản trong đội ngũ của họ, các đại lý đối tác và nhà sản xuất.
Xem thêm hướng dẫn tạo trình quản lý BM.
19. Lead Generation
Lead Generation (Tạo khách hàng tiềm năng): Tạo khách hàng tiềm năng là thuật ngữ facebook ads chỉ quá trình xây dựng mối quan tâm đối với các sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Trên Facebook, bạn có thể tạo các chiến dịch bằng cách sử dụng mục tiêu tạo khách hàng tiềm năng cho phép người tiêu dùng điền vào biểu mẫu với thông tin liên hệ của họ.
20. Placement
Placement (Vị trí): đây là nơi quảng cáo của bạn được hiển thị. Quảng cáo có thể hiển thị trong news feed trên điện thoại di động của Facebook, news feed trên máy tính để bàn, story trên news feed,… Quảng cáo cũng có thể hiển thị trên Instagram, mạng đối tượng, bài viết tức thời và trên cả Messenger.
Xem thêm: Cùng tìm hiểu story trên facebook là gì?
Lời kết
Facebook ads một kênh tuyệt vời để mang lại lợi nhuận cho publisher. Nhiệm vụ của bạn là phải gia tăng lợi nhuận cũng như giảm chi phí cho khoản đầu tư của bạn. ACCESSTRADE hy vọng bạn đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích thông qua bài viết này.
Với tiềm năng của mình, Affiliate marketing hay tiếp thị liên kết chắc chắn sẽ là một phương pháp kiếm tiền online bền vững và phát triển mạnh trong tương lai. Đăng ký ngay tài khoản ACCESSTRADE để bắt đầu kiếm tiền từ bây giờ. ACCESSTRADE hiện là mạng lưới tiếp thị liên kết hàng đầu Việt Nam với hơn 100 chiến dịch và 100.000 publisher toàn hệ thống.
Xem thêm: Tài khoản quảng cáo Facebook bị khóa: lý do và cách khắc phục
Đăng ký tài khoản để kiếm tiền ngay với ACCESSTRADE.