Theo báo cáo từ NielsenIQ, dù nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nhiều thách thức, thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn duy trì đà tăng trưởng ổn định. Dự báo năm 2025, thương mại điện tử sẽ chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ, đồng thời góp phần quan trọng vào mục tiêu 20% GDP của nền kinh tế số Việt Nam. Dưới đây là những xu hướng tiềm năng hứa hẹn bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.
5 xu hướng định hình thương mại điện tử toàn cầu năm 2025
1. Livestream tiếp tục dẫn đầu trong Thương mại điện tử 2025
Thống kê từ TikTok Shop năm 2024 cũng chỉ ra số giao dịch qua livestream đã tăng gấp đôi so với năm trước. Đặc biệt, tỷ lệ chuyển đổi từ người xem sang khách hàng qua livestream đạt 20-30% khi kết hợp khuyến mãi.
Theo báo cáo CafeF, xu hướng livestream 2025 sẽ nghiêng về livestream hàng ngày, thay vì các sự kiện megalive với chi phí cao và tỷ lệ hoàn/hủy lớn. Livestream hàng ngày sẽ trở thành kênh bán hàng chuyên nghiệp và ổn định, với khung giờ cố định và có nhân viên tư vấn trực tiếp. Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí booking và hoa hồng KOL/KOC, thay vào đó đào tạo nhân viên nội bộ hiểu sâu về sản phẩm, tạo ra tương tác liên tục và doanh thu bền vững.
Một ví dụ điển hình là những phiên livestream D-Day thường xuyên và liên tục được Shopee và Lazada hợp tác cùng ACCESSTRADE tổ chức, ghi nhận những con số vô cùng ấn tượng:
Bên cạnh đó, ACCESSTRADE chạm mốc doanh thu hơn 7.7 tỷ đồng trong đợt siêu sale cuối năm 12.12 với sự tham gia của hàng loạt nhãn hàng lớn như Vinamilk, Pepsi, Unilever, Samsung, VinFast… trên hai sàn thương mại điện tử top đầu là Lazada và Shopee.
2. Thương mại di động (M-Commerce) ngày càng chiếm ưu thế
60% người mua sắm trực tuyến thích các trang web thân thiện với thiết bị di động (Theo Rentracks).
M-commerce ngày càng khẳng định vị thế trong thương mại điện tử, với dự báo hơn 85% giao dịch qua thiết bị di động vào năm 2025, phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong hành vi người tiêu dùng.
Doanh nghiệp cần tối ưu giao diện, tốc độ tải trang và tích hợp thanh toán tiện lợi. Đồng thời, tích hợp ưu đãi, giảm giá trong ứng dụng là yếu tố thu hút, khi 84% người mua sẵn sàng cài app nếu có khuyến mãi hấp dẫn.
Các ngân hàng lớn như VPBank, TPBank, LPBank… đã hợp tác cùng ACCESSTRADE ra mắt tính năng “Mua sắm hoàn tiền,” kết nối hơn 1200 thương hiệu hàng đầu và kho voucher siêu ưu đãi ngay trên ứng dụng. Đây là chiến lược tiếp thị thông minh, vừa thúc đẩy mua sắm vừa thu hút và giữ chân khách hàng hiệu quả.
3. AI và chatbot giúp doanh nghiệp bứt phá và tăng tốc doanh số
Báo cáo từ Forbes Advisor cho thấy, 64% chủ doanh nghiệp tin rằng AI sẽ cải thiện mối quan hệ với khách hàng, trong khi 60% dự đoán AI sẽ thúc đẩy tăng trưởng doanh số bán hàng. Những con số này phản ánh tiềm năng to lớn của AI trong việc định hình tương lai Thương mại điện tử.
Theo nghiên cứu của McKinsey, các doanh nghiệp áp dụng AI để phân tích hành vi khách hàng có thể tăng doanh số trung bình lên đến 10-15%. AI không chỉ giúp đưa ra các gợi ý sản phẩm chính xác dựa trên lịch sử mua hàng mà còn hỗ trợ doanh nghiệp phát hiện các xu hướng mới.
Chatbot và trợ lý ảo đang cách mạng hóa dịch vụ khách hàng. Theo Gartner, đến năm 2025, 80% tương tác dịch vụ sẽ được quản lý bằng AI, giúp giảm chi phí vận hành tới 30%. Với khả năng hoạt động 24/7 và xử lý yêu cầu phức tạp, chatbot đảm bảo sự hài lòng của khách hàng mà không cần can thiệp từ con người.
4. Tìm kiếm bằng giọng nói: Xu hướng định hình tương lai thương mại điện tử
Theo PwC, 65% người ở độ tuổi 25-49 nói chuyện với các thiết bị hỗ trợ giọng nói của họ ít nhất một lần mỗi ngày. Và theo Capgemini, có đến 70% người tiêu dùng sử dụng giọng nói để mua sắm thay vì mua sắm theo kiểu truyền thống.
Tìm kiếm bằng giọng nói (Text-to-Speech) đang cách mạng hóa việc tìm kiếm sản phẩm và thông tin trực tuyến, với sự nhanh chóng và tiện lợi, thay thế dần phương thức gõ phím truyền thống.
Ngoài tìm kiếm, xu hướng này còn mở ra cơ hội quảng cáo mới qua giọng nói. Doanh nghiệp có thể tạo quảng cáo hấp dẫn, kết nối cảm xúc với khách hàng, nâng tầm trải nghiệm mua sắm, thúc đẩy hành vi mua hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
5. Tính bền vững: Chìa khóa thành công trong thương mại điện tử hiện đại
Theo Online Library, 88% người tiêu dùng trẻ (thuộc thế hệ Millennials và Gen Z) muốn mua hàng từ một thương hiệu cam kết phát triển bền vững và họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Xu hướng này đang thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của thị trường hàng hóa bán lại và tân trang, với mức tăng trưởng hàng năm đạt 17%. Các nền tảng như Shopee và các thương hiệu lớn đang đầu tư vào các chương trình bán lại, kéo dài vòng đời sản phẩm để phù hợp với nhu cầu và giá trị hiện đại.
Tại Việt Nam, nhằm thúc đẩy thương mại điện tử bền vững, các mục tiêu như đạt tỷ lệ giao dịch không dùng tiền mặt 80% và giảm chi phí giao hàng còn 8-15% doanh thu đang được triển khai.
Năm 2025 hứa hẹn bùng nổ thương mại điện tử với xu hướng đột phá như Livestream, M-Commerce, AI và tìm kiếm giọng nói. Doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo, nâng cấp công nghệ và khẳng định giá trị bền vững để tối ưu trải nghiệm khách hàng, mở lối phát triển bền vững trong thị trường tiềm năng.
Tìm hiểu các giải pháp bán hàng hiệu quả cho doanh nghiệp:
– ECOM BOOST : Bộ giải pháp toàn diện giúp doanh nghiệp tối ưu doanh thu và tăng trưởng bền vững trong thương mại điện tử: Tìm hiểu tại đây!
– 5GS: Hệ sinh thái kết nối con người và công nghệ, giúp doanh nghiệp thu hút, chuyển đổi khách hàng và xây dựng lòng trung thành một cách hiệu quả: Tìm hiểu tại đây!
Khám phá thêm tin tức liên quan ở các kênh mạng xã hội: