Bán hàng trực tiếp là một phần trong kế hoạch bán hàng, đây là mô hình đã không còn quá mới lạ trong những năm gần đây bởi ngày càng có nhiều doanh nghiệp quyết định bỏ qua những khâu bán lẻ trung gian của mình để đưa sản phẩm trực tiếp đến tay người tiêu dùng. Hầu hết các doanh nghiệp đều đánh giá đây là một mô hình vô cùng triển vọng và có thế đem lại nguồn lợi nhuận khổng lồ. Vậy tại sao mô hình bán hàng trực tiếp lại được đánh giá cao như vậy và chiến lược nào sẽ giúp mô hình này hoạt động hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!
Bán hàng trực tiếp là gì?
Là hình thức bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng thông qua website hay cửa hàng chính hãng, nhà cung cấp sẽ loại bỏ hẳn những khâu trung gian như: đại lý, nhà bán lẻ, nhà phân phối… Thay vào đó là sản phẩm sẽ được đưa đến tận tay người mua.
Vì hình thức này có thể đưa sản phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng nên doanh nghiệp không những có thể tiết kiệm được một khoản chi phí lớn mà còn có thể kiểm soát được tất cả các khâu sản xuất, phát triển, marketing… đồng thời giá thành cũng sẽ giảm đi khá nhiều và tăng được sự cạnh tranh trên thị trường.
Những lợi ích mà bán hàng trực tiếp mang lại
Mô hình bán hàng trực tiếp hiện đang được đánh giá là một trong những hình thức kinh doanh mang lại siêu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Hình thức này không những mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp mà nó còn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình mua sắm của người tiêu dùng.
Đối với doanh nghiệp:
- Tối ưu nhiều chi phí khi có thể tiếp cận trực tiếp với khách hàng, đồng thời giúp cá nhân hoá thương hiệu và gắn kết với khách hàng hơn.
- Kiểm soát việc sản phẩm được bán như thế nào như: người bán hàng nói gì về sản phẩm, mức độ hài lòng của khách hàng, trải nghiệm mua sắm của khách hàng…
- Hiểu rõ hơn về thị trường cũng như biết được hành vi và động cơ mua hàng của khách hàng thông qua hành trình mua sắm của họ, từ đó từng bước đưa ra giải pháp đáp ứng nhu cầu tốt hơn.
- Bán hàng trực tiếp giúp các doanh nghiệp không cần phải duy trì hàng tồn kho quá nhiều vì có thể biết được xu hướng của người tiêu dùng, đồng thời nắm bắt được mạch thị trường để sản xuất ra những mặt hàng đúng với nhu cầu người mua.
Đối với người tiêu dùng:
- Đối với người tiêu dùng, việc bán hàng trực tiếp sẽ giúp dễ dàng tiếp cận với các nguồn hàng chính hãng, đầy đủ thông tin về sản phẩm.
- Mua sắm với mức giá rẻ hơn
- Có thể mua sản phẩm mọi lúc mọi nơi, tiện lợi và nhanh chóng
- Trải nghiệm mua sắm tốt hơn do có thể liên hệ trực tiếp với nhà cung cấp mà không cần phải đợi chờ qua bất kỳ khâu trung gian nào.
Các chiến lược giúp mô hình “bán hàng trực tiếp” hiệu quả hơn
Việc xây dựng thành công một chiến lược bán hàng trực tiếp được coi là tiền đề cho sự phát triển lâu dài của cả một doanh nghiệp. Để có được tính cạnh tranh trong thị trường hiện tại thì doanh nghiệp cần phải có một chiến lược khôn ngoan và đúng đắn hơn. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bước đầu ở giai đoạn chuyển đổi sẽ gặp một vài khó khăn do sự hạn chế về mặt ngân sách, hệ thống quản lý, marketing… lại càng cần một chiến lược tối ưu và cụ thể hơn.
- Tận dụng các trang thương mại điện tử/social media marketing: Mạng xã hội là một trong những công cụ hữu hiệu nhất giúp dễ dàng tìm hiểu và tiếp cận khách hàng khi có lượng người dùng khổng lồ, vượt xa hơn hẳn những website/blog hay bất cứ nền tảng nào khác. Từ các nền tảng mạng xã hội, doanh nghiệp có thể sử dụng các công cụ để đo lường, thu nhập dữ liệu, phân tích nhân khẩu học, sở thích, hành vi của khách hàng. Từ đó đưa ra những chiến lược cụ thể cho từng đối tượng, tạo ra trải nghiệm tốt cho khách hàng, tăng sự trung thành với thương hiệu và cá nhân hoá thương hiệu.
- Cá nhân hoá email marketing: Là một trong những công cụ bán hàng trực tiếp hiệu quả nhất nhưng lại không có nhiều doanh nghiệp áp dụng và biết cách sử dụng sao cho đúng và hiệu quả. Hầu hết những doanh nghiệp chỉ tự động gửi email một cách sơ sài và gửi hàng loạt, điều này khiến cho trải nghiệm của khách hàng trở nên không tốt. Hãy thay đổi, hãy cá nhân hoá email gửi đến khách hàng để duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng bằng những nội dung như: bản tin; chào mừng; chúc mừng; cám ơn, mà nó còn giúp cập nhật những chương trình khuyến mãi; lời nhắc mua sắm…
- Tổ chức các buổi hội thảo trực tuyến: Phương thức này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra một chuỗi tương tác lơn cũng như có được thêm nhiều ý kiến phản hồi từ khách hàng. Nếu bạn lo lắng những buổi chia sẻ offline sẽ tốn quá nhiều chi phí, hãy đổi sang chiến lược này. Trong bối cảnh hiện các, các buổi hội thảo trực tiếp đã và đang trở nên phổ biến và ưa chuộng hơn hết.
- Tập trung vào các chiến lược giá rẻ: Tâm lý khách hàng là luôn mong muốn được mua sản phẩm tốt với giá thành phải chăng, vì thế giá thành là một yếu tố rất quan trọng có thể tác động đến quyết định của khách hàng. Dĩ nhiên bạn có thể không cần giảm giá các sản phẩm của mình, nhưng hãy cung cấp thêm những dịch vụ miễn phí, chương trình tri ân, quà tặng… để có thể dễ dàng lôi kéo khách hàng hơn.
- Bắt tay với đơn vị thứ 3 có sẵn nền tảng “bán hàng trực tiếp”: Đối với những doanh nghiệp mới chưa có nhiều kinh nghiệm, không có hệ thống quản trị và bị thiếu hụt về nhân lực, công nghệ, chưa có giải pháp marketing… thì nên kết hợp với nền tảng thứ 3 để có thể tận dụng được các công nghệ, mạng lưới thông tin, chiến lược từ bên đối tác. Từ đó doanh nghiệp có thể có được đa giải pháp với chi phí thấp và hiệu quả hơn.
>>> Xem thêm: Top 4 chiến lược hiệu quả nhất để chạy chiến dịch D2C thành công
Hy vọng qua bài viết trên của accesstrade.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về mô hình bán hàng trực tiếp. Nếu bạn có vấn đề gì thắc mắc hãy để lại câu hỏi nhé.