Với số lượng người dùng vô cùng đông đảo, Youtube đã trở thành một trong những kênh chia sẻ video hàng đầu thế giới. Việc đăng tải video lên Youtube đồng thời cũng ngày trở nên càng phổ biến ở hiện tại. Chính vì vậy, vấn đề về bảo vệ bản quyền không bị xâm phạm rất được các tác giả và chủ sở hữu quan tâm khi sử dụng nền tảng này. Bài viết sau đây của ACCESSTRADE sẽ giải đáp cho các bạn từ A-Z những thông tin mới nhất về bản quyền Youtube. Cùng lướt xuống để tìm hiểu ngay về những vấn đề này nhé!
Bản quyền Youtube là gì?
Bản quyền tác giả có thể được hiểu là chủ sở hữu bản quyền cho một tác phẩm cụ thể được sáng tạo hoặc tạo ra bởi một cá nhân hoặc tổ chức. Là chủ sở hữu bản quyền, họ có độc quyền sử dụng tác phẩm đó. Trong hầu hết các trường hợp, chỉ chủ sở hữu bản quyền mới có thể cho phép người khác sử dụng tác phẩm của họ. Phạm vi bảo vệ của bản quyền tác giả được áp dụng đối với cả tác phẩm chưa công bố và tác phẩm đã công bố.
Bản quyền Youtube là g?
Bản quyền Youtube cũng giống vậy. Mỗi video đăng trên Youtube đều là đứa con tinh thần mà các cá nhân hoặc tổ chức đã dành nhiều thời gian và chi phí để đầu tư một cách chỉnh chu và nghiêm túc. Chính vì vậy, để bảo vệ video khỏi những hành vi xâm phạm bản quyền và gây ảnh hưởng đến lợi ích của chủ sở hữu, mỗi tác phẩm khi đăng tải trên nền tảng này tùy thuộc vào từng loại nội dung đều có thể đăng ký bảo hộ bản quyền tác giả hoặc các quyền liên quan khác.
Loại tác phẩm nào được bảo hộ bản quyền Youtube?
Những video đăng trên Youtube sẽ tồn tại dưới các hình thức sau:
- Bản ghi âm, ghi hình.
- Cuộc biểu diễn được thể hiện dưới dạng bản ghi âm, ghi hình được cá nhân/tổ chức sở hữu hoặc sản xuất cho phép phân phối đến công chúng.
- Các chương trình phát sóng được tổ chức phát sóng, hoặc tổ chức/cá nhân được tổ chức phát sóng cho phép thực hiện quyền phân phối đến công chúng.
Theo Điều 17 Luật Sở hữu Trí tuệ, bản ghi âm, ghi hình, cuộc biểu diễn và chương trình phát sóng đều là các đối tượng có thể đăng ký bảo hộ quyền sở hữu. Chính vì vậy, những video khi đăng tải dưới các dạng này đều sẽ được đăng ký bảo hộ bản quyền Youtube.
Tuy nhiên, để được bảo hộ bản quyền Youtube thành công thì mỗi tác phẩm đều phải mang tính sáng tạo và được cố định trong một phương tiện hữu hình. Ngoài ra, tên và tiêu đề của video sẽ không được đăng ký bảo hộ bản quyền.
Xem thêm: 14 cách tải video Youtube mới nhất
Sự khác biệt giữa bản quyền và quyền riêng tư
Đầu tiên, để có thể phân biệt hai khái niệm này, bạn cần phải hiểu “quyền riêng tư là gì?”. Quyền riêng tư là quyền của cá nhân được pháp luật tôn trọng và bảo vệ. Trong đó, không ai phải chịu can thiệp một cách tuỳ tiện vào cuộc sống riêng tư, bí mật cá nhân hoặc bí mật gia đình. Ngoài ra, cá nhân đó cũng có quyền bảo vệ danh dự và uy tín của mình.
Từ những thông tin trên, có thể nhận thấy bản quyền có một sự khác biệt rõ rệt với quyền riêng tư. Khi bạn xuất hiện trong một video, hình ảnh hoặc một bản ghi âm, điều đó không có nghĩa là bạn sở hữu bản quyền đối với tác phẩm đó. Có thể hiểu sự khác biệt này qua hai ví dụ sau:
- Nếu một người được bạn cho phép quay video có mặt bạn và đăng tải lên Youtube, người đó sẽ sở hữu bản quyền Youtube đối với video mà họ đã quay.
- Nếu một người đăng tải video hoặc bản ghi âm về bạn lên Youtube mà chưa có sự cho phép của bạn, lúc này người đó đã vi phạm quyền riêng tư và bạn có thể gửi đơn khiếu nại nếu cảm thấy không hài lòng hoặc cho rằng hành động đó ảnh hưởng đến sự an toàn của mình.
Không xin phép bản quyền Youtube có sao không?
Câu trả lời chắc chắn là có! Bản quyền Youtube được đặt ra nhằm mục đích bảo vệ chất xám và sự sáng tạo cũng như tôn trọng quyền tác giả của một cá nhân/tổ chức nào đó. Vậy nên, nếu bạn sử dụng nhạc từ một video nào đó được đăng tải trên Youtube mà không xin phép, khả năng rất cao là Youtube sẽ yêu cầu bạn gỡ bỏ nội dung vi phạm này xuống. Lúc này, bạn đã bị dính bản quyền Youtube.
Giao diện video đã bị gỡ do vi phạm bản quyền Youtube
Và dĩ nhiên, video của bạn sẽ bị gắn cờ vi phạm bản quyền, Youtube sẽ gỡ bỏ hoặc tắt phần âm thanh đó trong video bị gắn cờ vi phạm. Ngoài ra, lợi nhuận từ quảng cáo cũng sẽ trao lại cho người giữ bản quyền nhạc hoặc lời bài hát này. Nghiêm trọng hơn nữa, bạn có thể sẽ bị chủ sở hữu bản quyền khởi kiện ra toà nếu sử dụng tác phẩm của họ mà không xin phép.
Có thể nhận thấy, bản quyền Youtube là một vấn đề rất nhạy cảm. Vậy nên, hãy lưu ý tìm hiểu và đảm bảo mình không vi phạm bất cứ bản quyền nào mỗi khi đăng video lên nền tảng này. Phần tiếp theo đây sẽ hướng dẫn cho bạn “cách xin phép bản quyền Youtube”, cùng tìm hiểu và thử ứng dụng ngay nhé.
Cách xin phép bản quyền Youtube
Điều cần làm trước tiên mỗi khi đăng tải video lên Youtube là bạn cần phải đảm bảo mình có toàn quyền sử dụng những thành phần trong video như: Hình ảnh, âm nhạc và các đoạn video. Nếu không có thì bạn bắt buộc phải xin phép bản quyền Youtube.
Cách xin phép bản quyền Youtube rất đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ với tác giả gốc hoặc các chủ sở hữu bản quyền của những đoạn nhạc hoặc đoạn video đó. Có thể sử dụng email hoặc liên hệ trực tiếp với chủ sở hữu bản quyền và đàm phán, thương lượng về các giấy tờ cần thiết để bạn được sử dụng nội dung cho kênh của mình.
Làm cách nào để xin phép bản quyền Youtube?
Tuy nhiên, vấn đề là phải làm sao để tìm được ai là chủ sở hữu của những video hay đoạn nhạc đó? Điều này không khó, bạn có thể thông qua các tổ chức như Hội Nhạc sĩ Việt Nam, Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả…để tìm thông tin liên hệ với các chủ sở hữu.
Sau khi đã có những thông tin liên hệ như email hoặc số điện thoại, bạn cần phải giới thiệu bản thân và nêu rõ mục đích mà bạn muốn sử dụng những video hoặc đoạn nhạc đó với chủ sở hữu. Nếu việc sử dụng những tác phẩm này không phải với mục đích thương mại, bạn cần chủ sở hữu ký giấy xác nhận và gửi lại bản ký đó cho.
Ngoài ra, nếu bạn muốn đăng lại video của một người khác trên Youtube, bạn phải liên hệ trực tiếp với người đó qua thông tin liên lạc mà họ để trên kênh của họ.
Cách up nhạc không bị dính bản quyền Youtube
Cách up nhạc tốt nhất để không bị dính bản quyền Youtube là sử dụng những bài nhạc nằm trong danh sách cho phép đăng tải miễn phí của Youtube. Hiện tại, Youtube đã tích hợp và cập nhật danh sách này trong Youtube Studio.
Cách thức thực hiện: Bạn truy cập vào Youtube Studio → Vào phần Thư viện âm thanh, tại đây sẽ có 2 danh sách bao gồm Âm nhạc và Hiệu ứng âm thanh hoàn toàn miễn phí để bạn có thể sử dụng.
Kho nhạc miễn phí cho bạn sử dụng mà không cần lo bị dính bản quyền Youtube
Xem thêm: Tổng hợp các thư viện nhạc free không dính bản quyền Youtube
Cách đăng ký bản quyền cho video đăng tải lên Youtube
Đăng ký tại cơ quan, nhà nước có thẩm quyền
Để đăng ký bản quyền cho video đăng tải lên Youtube, các cá nhân/tổ chức có thể chuẩn bị hồ sơ (bản cứng) và nộp tại Cục bản quyền quốc gia có trụ sở tại Hà Nội. Ngoài ra, để phục vụ tốt hơn, Cục có văn phòng đại diện tại thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với chức năng tương đương.
Hồ sơ đăng ký quyền tác giả và các quyền liên quan được hướng dẫn tại Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ, bao gồm các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.
- Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả hoặc hai bản sao bản định hình đối tượng đăng ký quyền liên quan;
- Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền;
- Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả, quyền liên quan thuộc sở hữu chung.
Trường hợp không thể tự mình đến nộp hồ sơ, các cá nhân/tổ chức có thể gửi bằng đường bưu điện hoặc nộp hồ sơ thông qua các đại diện sở hữu trí tuệ hợp pháp.
Đăng ký qua Content ID
Giới thiệu về Content ID
Content ID là một hệ thống giúp chủ sở hữu bản quyền video dễ dàng đăng ký bản quyền Youtube cũng như xác định và quản lý nội dung của mình trên nền tảng này. Hiện tại, Youtube chỉ cấp Content ID cho các chủ sở hữu bản quyền đạt đủ các tiêu chí về nội dung video. Youtube cũng có lời giải thích cụ thể về việc này như sau:
“Nếu chủ sở hữu bản quyền được phép sử dụng Content ID, họ sẽ phải ký kết một thỏa thuận. Thỏa thuận này sẽ nêu rõ rằng chỉ những nội dung mà họ có quyền độc quyền mới có thể dùng để đối chiếu. Ngoài ra, họ cần cung cấp thông tin về những nơi mà họ có quyền sở hữu độc quyền, nếu không có quyền này trên toàn cầu.”
Xin phép bản quyền Youtube nhanh chóng qua hệ thống Content ID
Ngoài content ID, Youtube còn cung cấp một số công cụ khác để các chủ sở hữu có thể quản lý bản quyền video như:
- Biểu mẫu web dùng để khiếu nại bản quyền.
- Chương trình xác minh nội dung (CVP).
- Copyright Match Tool.
Bên cạnh đó, Youtube cũng đặt ra các nguyên tắc rõ ràng về cách sử dụng Content ID. Đối với những chủ sở hữu nội dung nhiều lần xác nhận nhầm quyền sở hữu, Youtube có thể ngừng cho phép truy cập vào Content ID và chấm dứt mối quan hệ đối tác. Vì vậy bạn cần cân nhắc và tìm hiểu thật kỹ trước khi thực hiện thao tác tự gửi biểu mẫu đăng ký sử dụng Content ID từ Youtube.
Hướng dẫn cách đăng ký Content ID
Cách thức đăng ký bản quyền Youtube cho video được đăng tải trên nền tảng này thông qua hệ thống Content ID rất đơn giản, chỉ qua vài bước thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập vào kênh Youtube có video cần đăng ký
- Bước 2: Chọn mục Nội dung → Chọn video muốn đăng ký → Chọn biểu tượng ba chấm
- Bước 3: Sao chép đường liên kết có thể chia sẻ → Lưu đường dẫn
- Bước 4: Vào mục Youtube trợ giúp → Chọn Đăng ký bản quyền
- Bước 5: Điền đầy đủ thông tin theo các mục → Điền đường dẫn của các video cần đăng ký.
- Bước 6: Nhấn Gửi và hoàn tất quá trình đăng ký
Lưu ý: Để được xét duyệt và thông qua việc đăng ký nội dung video qua hệ thống Content ID của Youtube, kênh Youtube có chứa video cần đăng ký phải có ít nhất là 10 video và có số người đăng ký nhất định. Về thời gian xét duyệt, thủ tục xét duyệt sẽ được tiến hành theo chính sách của Youtube
Sau khi đăng ký, nếu video được xét duyệt thành công thông qua hệ thống Content ID, video đã đăng ký sẽ được đính kèm dấu tích cùng dòng mô tả. Do đó, đối với những video khác đăng tải sau khi video của bạn đã được đăng ký mà có nội dung hoặc âm thanh trùng với nội dung đã đăng ký thì sẽ bị Youtube gỡ bỏ khỏi kênh Youtube đã đăng tải.
Xem thêm: Nghề Youtuber là gì? Làm sao có thể kiếm tiền được với nghề Youtuber?
Phần mềm kiểm tra bản quyền Youtube
Những trường hợp vi phạm bản quyền Youtube phổ biến
Nếu bị khiếu nại bản quyền Youtube, lúc này bạn đã vướng vào một trong những trường hợp vi phạm sau đây:
- Vi phạm bản quyền hình ảnh.
- Vi phạm bản quyền âm thanh.
- Vi phạm cả 2 phần kể trên (đăng tải lại toàn bộ video của người khác).
Chính vì vậy, bạn cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nội dung các video trước khi đăng tải lên Youtube. Dưới đây là những phần mềm hỗ trợ kiểm tra bản quyền Youtube mà bạn có thể sử dụng:
Kiểm tra nội dung video bằng Youtube Checks
Youtube Checks là tính năng giúp kiểm tra nội dung bản quyền và cảnh báo người dùng về những vi phạm liên quan đến bản quyền cũng như những nguyên tắc quảng cáo mỗi khi họ đăng tải một video bất kỳ lên Youtube. Dưới đây là hướng dẫn các bước thực hiện kiểm tra bằng công cụ này:
- Bước 1: Truy cập vào Youtube Studio TẠI ĐÂY.
- Bước 2: Nhấn vào Tải video lên → Chọn hoặc kéo thả video bạn muốn tải lên kênh Youtube.
- Bước 3: Hoàn tất điền các thông tin của video ở 2 mục Chi tiết và Điền thông tin của video.
- Bước 4: Đến phần Kiểm tra, hệ thống sẽ quét toàn bộ nội dung trong video bạn vừa tải lên. Nếu nội dung không vi phạm bất kỳ bản quyền Youtube nào, hệ thống sẽ báo “Không phát hiện vấn đề nào” và bạn có thể tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.
- Bước 5: Lựa chọn Chế độ hiển thị và nhấn Xuất bản.
Lưu ý: Khi sử dụng công cụ Youtube Checks, các mục kiểm tra chỉ mang tính tương đối và không phải kết quả cuối cùng. Những video khi đã tải lên vẫn có thể gặp vấn đề về bản quyền trong tương lai.
Tuy nhiên, trong trường hợp video của bạn gặp vấn đề về bản quyền Youtube nhưng bạn chắc chắn đó là video của mình và không vi phạm bất kỳ nội dung gì, bạn có thể gửi kháng nghị xác nhận quyền sở hữu lên Youtube.
Ngoài ra, bạn cũng có điều chỉnh và sửa lỗi cho video của mình nếu có vấn đề xảy ra và gửi lên để Youtube xem xét. Việc xem xét sẽ mất khoảng vài ngày đến vài tuần tùy trường hợp.
Bị khiếu nại bản quyền Youtube thì phải làm sao?
Như đã nói ở phần trên, đối với những nội dung có vấn đề và bị gửi thông báo dính bản quyền thì bạn vẫn có thể chỉnh sửa và gửi lên lại để Youtube xem xét. Hiện nay, Youtube đã nới lỏng quá trình xử lý này nên bạn có thể dễ dàng xóa đi phần nội dung dính bản quyền khỏi video bị khiếu nại.
Sau đây là hướng dẫn gỡ phần nội dung dính bản quyền Youtube mà bạn có thể tham khảo và thực hiện theo:
- Bước 1: Truy cập và đăng nhập vào Youtube Studio.
- Bước 2: Nhấp vào mục Videos và tìm video có dính bản quyền Youtube → Sau đó nhấn Copyright claim.
- Bước 3: Giao diện hiển thị như hình dưới → Chọn View copyright claim details.
- Bước 4: Nhấp vào mục SELECT ACTION.
- Bước 5: Nếu bạn không muốn tranh chấp về vấn đề bản quyền mà chỉ cần xóa bỏ phần nội dung bị dính bản quyền Youtube ra khỏi video, hãy chọn Trim out segment.
- Bước 6: Sau khi đọc qua những ảnh hưởng có thể xảy ra từ việc cắt bớt nội dung, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục thì hãy nhấn Continue.
- Bước 7: Chờ video được xử lý, quá trình này có thể kéo dài đến vài tiếng tuỳ thuộc vào đoạn nội dung bị lược bỏ.
Sau khi video được xử lý xong là bạn đã hoàn tất quá trình gỡ bỏ phần nội dung bị dính bản quyền Youtube ra khỏi video bị gửi thông báo khiếu nại. Nếu không còn vấn đề gì xảy ra, bạn vẫn có thể sử dụng video này dưới mục đích thương mại trên nền tảng Youtube.
Xem thêm: Kênh Youtube bị tắt kiếm tiền? Đâu là giải pháp thay thế hiệu quả?
Lời kết
Trên đây là toàn bộ những thông tin mới nhất về bản quyền Youtube mà ACCESSTRADE muốn đem đến cho các bạn. Hi vọng bài viết này sẽ hữu ích và giúp các bạn ứng dụng thành công vào công việc của mình. Ngoài ra, nếu muốn tìm hiểu thêm những kiến thức và tin tức liên quan khác, bạn có thể truy cập TẠI ĐÂY.