Trước khi đưa ra bất kỳ chiến lược marketing nào, thì điều đầu tiên các nhà làm marketing sẽ thực hiện đó là đưa ra một bản tóm tắt. Vậy bản tóm tắt có phải là brief không và brief là gì. Cùng Accesstrade Việt Nam tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Brief là gì
Bạn hiểu brief nghĩa là gì. Brief được nhiều người hiểu là một bản tóm tắm. Bản tóm tắt này được Client (hay gọi khách hàng) cung cấp cho công ty hay nhà làm marketing (Agency). Brief càng cô đọng nhất càng tốt, phải chứa đầy đủ những thông tin cần thiết để nhà làm marketing có thể thực hiện trọn vẹn những yêu cầu từ khách hàng.
Để thiết lập một nền tảng chung cho những chiến lược marketing bắt buộc phải có brief. Brief đóng vai trò định hướng cho bộ phận thực hiện đúng theo yêu cầu mà client đưa ra. Đảm bảo tiến độ thực hiện, hoàn thành đúng thời hạn và là cơ sở đánh giá kết quả thu được.
Để công tác marketing diễn ra thuận lợi dễ dàng thì brief chính là một trong những phương thức giao tiếp chính, giúp tất cả mọi người nắm bắt được công việc cần làm. Communication brief và creative brief là hai loại thường được sử dụng nhiều nhất, mỗi loại sẽ chứa những vấn đề cần được giải đáp khác nhau.
Cấu tạo của một brief
Sau khi đã hiểu qua brief là gì thì tiếp theo đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu một brief hoàn chỉnh sẽ được cấu thành từ những yếu tố nào.
Đầu tiên, mô tả vấn đề, cần nêu ra nguyên nhân và định hướng giải pháp. Tình hình hoạt động kinh doanh, vấn đề đang gặp phải của thương hiệu.
Những mục tiêu mà thương hiệu đã đề ra thực hiện. Trong đó, cần xác định mục tiêu hàng đầu quan trọng nhất là gì và chỉ nên trình bày một câu ngắn gọn.
Những đặc điểm của khách hàng mục tiêu, chỉ ra đâu là những động thực thúc đẩy họ tìm đến sản phẩm và đâu là những trở ngại khiến khách hàng băn khoăn trước khi chọn mua.
Câu chuyện thương hiệu hay quá trình hình thành, xây dựng và phát triển thương hiệu.
Thời gian thực hiện và ngân sách tài chính của khách hàng cũng là một trong những yếu tố không thể thiếu của một brief.
Đây là những yếu tố tạo nên một brief hoàn chỉnh, một bản brief rõ ràng sẽ đóng góp không nhỏ cho sự thành công của chiến dịch marketing.
Xem thêm:
Tầm quan trọng của brief trong marketing
Bạn đã biết được tầm quan trọng của brief trong marketing là gì chưa. Brief được coi như nền tảng vững chắc cho bước đầu của chiến dịch marketing. Sử dụng brief để đảm bảo rằng tất cả những thành viên tham gia vào công tác marketing đều được cập nhật đầy đủ thông tin các hoạt động đang diễn ra cũng như những chiến lược sẽ thực hiện tiếp theo.
Không chỉ là nền móng của dự án marketing, brief còn có nhiều lợi ích khác như:
- Xác định rõ những mục tiêu cho các chiến lược tiếp thị sẽ thực hiện.
- Có mốc thời gian rõ ràng cho những dự án marketing, tiện cho việc theo dõi.
- Giao trách nhiệm cho thành viên hay các bên liên quan.
- Mô tả đúng mục đích của những chiến lược marketing.
- Xác định sự thành công của những dự án bằng cách đưa ra sự so sánh.
- Xác định đối tượng nhắm đến và kết quả mong muốn đạt được từ chiến dịch.
Tóm lại, brief giúp cho mọi người cập nhật, làm rõ vai trò và mục tiêu, hạn chế sự nhầm lẫn. Chính vì thế, một brief được định dạng tốt có thể tạo nên một chiến dịch marketing tuyệt vời.
Quy trình làm việc giữa Client và Agency
Như đã giới thiệu, client là khách còn Agency là nhà/công ty marketing. Như vậy, quy trình làm việc giữa hai bên sẽ diễn ra như thế nào. Cùng Accesstrade Việt Nam tìm hiểu 5 bước làm việc ngay sau đây nhé.
Bước 1: Brief là bước đầu tiên trọng mọi dự án. Đây cũng là bước giúp client là agency giao tiếp dễ dàng hơn. Client sẽ cung cấp cho agency bản brief chứa những thông tin quan trọng, cần thiết nhất cho chiến dịch marketing sẽ diễn ra sắp tới.
Bước 2: Từ brief đã có, phía agency sẽ tiến hành lập những bản kế hoạch từ tổng quan đến chi tiết các chiến dịch marketing. Bản kế hoạch tổng quan sẽ chứa những thông tin về ngân sách, những ý tưởng về các chiến dịch tiếp thị sẽ được triển khai trên những nền tảng nào.
Bước 3: Production. Những bản kế hoạch được tạo ra sẽ được agency gửi lại cho phía Client. Nếu được thông qua, agency sẽ tiến hành triển khai và thực hiện theo những gì đã được thống nhất trước đó.
Bước 4: Advertising. Để đảm bảo các chiến dịch đạt được hiệu quả tốt nhất, agency sẽ cụ thể hoá kế hoạch chạy quảng cáo nhằm tiếp cận đến khách hàng tiềm năng, tối ưu quảng cáo.
Bước 5: Report & payment. Khi hoàn thành các chiến dịch marketing, client và agency sẽ cùng ngồi lại để đút kết lại những kinh nghiệm, rút bài học từ các chiến dịch để cùng nhau tiếp tục phát triển thêm. Và bước không thể thiếu đó là khoản nghiệm thu và thanh toán giữa hai bên.
Brief là gì – Nó một phần không thể thiếu cho bất kỳ chiến lược marketing nào. Chính vì vậy, cần có tạo một brief hoàn hảo để thực hiện tốt các chiến dịch marketing. Và đừng quên theo dõi Accesstrade Việt Nam để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.