CFO là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí của Giám đốc tài chính trong doanh nghiệp, vị trí này được ví như cánh tay phải đắc lực của CEO. Để trở thành một nhà CFO không phải là điều đơn giản. Vậy bạn đã thực sự hiểu công việc của một CFO là gì chưa? Bài viết sau đây ACCESSTRADE chia sẻ đến bạn học tất tần tật những tin về CFO.
CFO là gì?
CFO là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều bạn mới chập chững bước vào lĩnh vực kinh doanh. CFO là viết tắt của cụm từ Tiếng Anh Chief Finance Officer, dịch ra nghĩa Tiếng Việt là Giám đốc tài chính. Đây là một vị trí giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp, bất kể là doanh nghiệp lớn hay nhỏ nào cũng đều có.
Người giữ vị trí CFO có trách nhiệm quản lý, nắm giữ toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp và cũng là người chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về những công tác liên quan đến bộ phận tài chính.
Vai trò của CFO
Ở các nước phát triển, Giám đốc tài chính là vị trí không thể thiếu trong tất cả các doanh nghiệp. Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ vận dụng các công cụ tài chính nhằm tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, Giám đốc tài chính – CFO cần chú trọng hơn nữa vai trò và trách nhiệm của mình. Vậy vai trò của một CFO là gì?
Quân sư cho CEO
Vai trò phải kể đến đầu tiên của một Chief Finance Officer đó là làm chiến lược gia cho CEO.Với vai trò này, CFO sẽ tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn báo cáo tài chính và kiểm soát các yêu cầu khác.
Giám đốc tài chính cần có khả năng bao quát tốt, khả năng báo cáo các con số, quản lý chức năng tài chính và phản ứng với thực tế khi giải quyết vấn đề. Họ phải có óc phân tích, cũng như nhạy bén về tài chính để thiết kế các chiến lược tài chính với mục tiêu dài hạn của tổ chức.
Nhà lãnh đạo
CFO còn đóng vai trò như một nhà lãnh đạo điều hành mọi hoạt động liên quan đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp. Thay vì xử lý và phân tích các số liệu do người khác cung cấp, giờ đây, CFO sẽ đảm nhận luôn quyền sở hữu đối với các kết quả tài chính của tổ chức và đội ngũ quản lý của tổ chức đó.
Ngoài vai trò là người lãnh đạo, CFO có trách nhiệm sử dụng các mô hình tài chính một cách hợp lý và linh hoạt để nâng cao hiệu quả, mức độ dịch vụ và cách cân đối chi phí. Vì vậy, giám đốc tài chính phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về kết quả tài chính của công ty.
Là nhà ngoại giao của doanh nghiệp
Vị trí Chief Finance Officer còn là nhà ngoại giao cho doanh nghiệp. Trước khi đưa ra quyết định hợp tác với doanh nghiệp nào đó thì đối tác của bạn sẽ có xu hướng nhìn vào động cơ thúc đẩy và sự tự tin vào khả năng tài chính của công ty để quyết định.
Vì vậy, với tư cách là bộ mặt quyết định khả năng tài chính, CFO sẽ giúp các công ty, doanh nghiệp thể hiện tính bền vững với khách hàng, nhà cung cấp và ngân hàng.
Một trưởng nhóm
Không giống như một nhà lãnh đạo thực hiện chiến lược, CFO đóng vai trò trưởng nhóm sẽ là người dẫn dắt, hướng dẫn nhóm và là người chịu trách nhiệm về kết quả đạt được của các thành viên trong nhóm.
Để trở thành một trưởng nhóm giỏi, CFO phải tìm ra và tận dụng điểm mạnh của từng thành viên trong nhóm để tạo ra kết quả tốt hơn và đạt được mức hiệu quả cao hơn mức có thể đạt được của một cá nhân.
Do đó, với vai trò trưởng nhóm, các CFO có trách nhiệm tìm kiếm và tập hợp những người tài, xây dựng đội và dẫn dắt đội để đạt được hiệu quả tài chính tốt nhất có thể cho doanh nghiệp.
Những công việc của CFO là gì?
Thu nhập của một CFO khá cao nên công việc cần làm của một CFO cũng rất nhiều, có nghĩa vụ cao hơn những vị trí cấp thấp khác. Vậy những công việc của CFO là gì?
CFO cần thực thi chiến lược
Thực thi chiến lược là cách sắp xếp, tổ chức, cho phép công ty theo đuổi chiến lược của mình một cách hiệu quả hơn. Việc thực hiện chiến lược có vai trò rất quan trọng trong quản trị chiến lược, nó là khâu quyết định để cụ thể hoá các phương án chiến lược.
Trong giai đoạn này, nhà quản lý chiến lược phải đảm bảo thực hiện đúng các nhiệm vụ cơ bản sau: Chiến lược phải được truyền đạt cho tất cả nhân viên mà nó có tác động. Phải kêu gọi được sự tham gia và ủng hộ nhiệt tình của tập thể nhân viên.
Ngoài ra, phải đảm bảo đầy đủ các nguồn lực cho quá trình thực hiện, bao gồm cả nguồn lực về vốn, nhân lực, kỹ thuật và thời gian. Xây dựng kế hoạch thực hiện bằng cách thiết lập mục tiêu và ghi chép, giám sát quá trình thực hiện.
Giám đốc tài chính phải lập biểu đồ về quá trình kinh doanh trong tương lai để cải thiện hiệu quả kinh doanh và giá trị của cổ đông. Đồng thời, cung cấp quan điểm tài chính để phá vỡ và tăng lợi nhuận.
Tạo dựng nên những văn hóa công ty
Trong số nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng đổi mới, cạnh tranh và thu hút nhân viên và khách hàng của một tổ chức thì văn hóa doanh nghiệp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động này.
Văn hóa công ty là sự kết hợp của các giá trị, tầm nhìn, sứ mệnh và các khía cạnh hàng ngày của giao tiếp và tương tác, tạo ra một văn hóa thấm nhuần trong cách mọi người làm việc.
Theo Sciencedaily, một nghiên cứu của Đại học Nam California và Đại học Minnesota đã chỉ ra rằng văn hóa doanh nghiệp là yếu tố cần thiết và quan trọng nhất trong việc “chèo lái con thuyền” của một công ty đi đúng hướng. Các giám đốc tài chính cần nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp.
Văn hóa doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức. Tuy nhiên, nhiều người không hiểu hết những giá trị cốt lõi của văn hóa công ty. Bởi vì, xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một vấn đề rất lớn, nó giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực, nâng cao năng suất làm việc và hơn thế nữa, nó có thể tạo ra một chiến lược điều hành công ty.
Vì vậy, với tư cách là người lãnh đạo công việc của CFO là gì? Họ phải xác định rõ mục tiêu và hướng đi của doanh nghiệp, từ đó xây dựng văn hóa doanh nghiệp thông qua 3 yếu tố tạo nên một tổ chức đó chính là: Tầm nhìn, chiến lược và thái độ của nhân viên.
Thực hiện các công việc huy động vốn
Nguồn tài chính là quyết định sống còn của doanh nghiệp vì mọi hoạt động từ khi thành lập đến vận hành và phát triển đều cần kinh phí. Vì vậy, quản lý vốn, hình thành và huy động vốn là một vấn đề mà mọi doanh nghiệp cần chú trọng.
Giám đốc tài chính là người “trao chìa khóa”, do đó cần phải chịu trách nhiệm về các quyết định chính của việc huy động vốn, mua bán và sáp nhập. Tổ chức huy động vốn để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để làm được điều này, họ phải dự báo nhu cầu vốn cần thiết và lựa chọn hình thức vốn có quy mô hợp lý.
Quản trị hiệu quả
Quản trị là hoạt động cần được thực hiện khi mọi người trong tổ chức cùng nhau làm việc để đạt được những mục tiêu chung. Chính vì thế, nếu không thực hiện tốt công tác quản trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tài chính của công ty. Hầu hết các công ty đều cố gắng áp dụng các thông lệ tốt nhất trong quản trị công ty.
Bởi vì, quản trị công ty tốt sẽ giúp tạo ra một bộ quy tắc và kiểm soát minh bạch cho các nhà lãnh đạo và quản lý. Đồng thời, quản trị doanh nghiệp tốt cũng giúp tạo ra lợi nhuận, thể hiện văn hóa doanh nghiệp và đảm bảo sự phát triển lành mạnh của doanh nghiệp.
So sánh giữa CFO và CEO
Sau khi đã tìm hiểu CFO là gì vậy bạn có thể so sánh được sự giống và khác nhau giữa hai vị trí CFO và CEO không?
Hầu hết trong các doanh nghiệp, cả hai vị trí CEO và CFO đều nắm giữ vai trò điều hành chủ chốt cho toàn bộ hoạt động của công ty. Tuy nhiên, mỗi vị trí sẽ có những trách nhiệm và vai trò rất khác nhau.
Nhiệm vụ chính của CEO là quản lý toàn diện mọi mặt hoạt động của công ty, giám sát hoạt động của từng bộ phận chức năng và đảm bảo các mục tiêu kinh doanh của công ty đạt được với kết quả tốt nhất. Giám đốc điều hành không trực tiếp tham gia vào việc điều hành công việc ở các bộ phận.
Thay vào đó, CEO đóng vai trò giám sát chung với sự hỗ trợ của các trưởng bộ phận. CEO thường sẽ tập trung vào việc trình bày rõ ràng tầm nhìn của công ty với tất cả nhân viên và khách hàng tiềm năng của công ty.
Họ là người thực hiện các quyết định của ban giám đốc, thúc đẩy và phát triển vai trò lãnh đạo trong công ty, khuyến khích tăng năng suất và đảm bảo vị thế của công ty trên thị trường. Giám đốc điều hành là người chịu trách nhiệm chính về kết quả kinh doanh của công ty.
CEO chỉ có trách nhiệm báo cáo với hội đồng quản trị. Trong khi đó, CFO chỉ chịu trách nhiệm về mặt tài chính của doanh nghiệp và là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Công việc của CFO là quản lý tài chính của công ty, đảm bảo rằng công ty luôn có đủ tiền cho hoạt động kinh doanh và đạt được lợi nhuận tối ưu thông qua các biện pháp tài chính.
So sánh giữa CFO và kế toán trưởng
Giám đốc tài chính và kế toán trưởng là hai vị trí quản lý hai bộ phận khác nhau.Quản lý bộ phận kế toán để giúp công ty theo dõi và thực hiện các chính sách tối ưu hóa chi phí và tín dụng cho khách hàng và nhà cung cấp là nhiệm vụ của kế toán trưởng.
Còn đối với giám đốc tài chính, công việc chủ yếu là căn cứ vào báo cáo tài chính của kế toán trưởng để đưa ra những phân tích và lập kế hoạch sử dụng tài chính cho mục đích sản xuất kinh doanh cũng như quyết định đầu tư hợp lý nhằm mang lại lợi nhuận cho công ty.
Nhiệm vụ chung của hai vị trí này là: Đồng hỗ trợ các hoạt động kiểm toán hàng năm, chuẩn bị các báo cáo tài chính, quản lý các quy trình ngân sách, cung cấp các phân tích tài chính cũng như xem xét các điểm yếu của kiểm soát.
Về công việc tài chính, kế toán trưởng chỉ làm chung một công việc với giám đốc tài chính là cấp tín dụng cho khách hàng và theo dõi dòng tiền của công ty. Kế toán trưởng thông thường sẽ chỉ cần hiểu và nắm rõ các hoạt động của hệ thống kế toán.
Còn về CFO, họ không chỉ cần hiểu các hoạt động của hệ thống kế toán mà còn phải chuyển thông tin từ bộ máy kế toán sang thông tin tài chính. Theo dõi và phân tích các thông tin tài chính này từ đó sẽ đưa ra các chính sách và quyết định tài chính quan trọng cho doanh nghiệp.
Vì vậy, CFO cần phải có kiến thức về kế toán và thêm kiến thức về phân tích và định giá để có thể xây dựng báo cáo tài chính và chiến lược tài chính cho doanh nghiệp.
Yêu cầu cơ bản để trở thành CFO chuyên nghiệp
Yêu cần cần có của một CFO là gì? Để trở thành một giám đốc tài chính chuyên nghiệp cần trau dồi cho bản thân nhiều điều sau đây.
Luôn học hỏi & có kiến thức đa lĩnh vực
Đây là một yếu tố quan trọng mà một nhà CFO cần có. Việc học hỏi thêm nhiều điều mới lạ không chỉ giúp ích cho công việc của một nhà giám đốc tài chính mà còn mở ra thêm nhiều cánh cửa mới cho sự thăng tiến của bản thân.
Có kiến thức về nhiều lĩnh vực khác như: Ngân hàng, tín dụng, tài chính quốc tế,… sẽ giúp ích cho công việc của một nhà CFO, giải quyết và xử lý vấn đề nhanh gọn hơn.
Có nền tảng về khoa học quản trị
Có các kiến thức về khoa học quản trị giúp CFO dễ dàng kiểm soát và đưa ra các biện pháp cải tiến nội bộ. Thiết lập được các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, giữa bạn và cấp dưới.
Có kinh nghiệm & kỹ năng
Một nhà CFO có nhiều kinh nghiệm sẽ giảm quyết được vấn đề một cách nhanh chóng. Những kinh nghiệm đó có được thông qua các va chạm trong quá trình làm việc. Kỹ năng quan sát, giải quyết vấn đề, thuyết phục,…là những kỹ năng không thể thiếu của một nhà CFO.
Có khả năng chịu được áp lực, có sức khỏe tốt
CFO là một vị trí khá cao trong tổ chức, và để đứng được ở vị trí đó đòi hỏi áp lực từ công việc rất hơn. Là người đứng đầu lĩnh vực tài chính của doanh nghiệp, tất nhiên bạn phải là người dám đương đầu, đứng ra chịu trách nhiệm cho những hoạt động tài chính.
Khối lượng công việc khá nhiều nên có một sức khỏe tốt sẽ giúp bạn duy trì công việc được lâu dài hơn.
Có chút tố chất bẩm sinh
Một vài nghiên cứu gần đây cho thấy, các yếu tố bẩm sinh rất có ích trên con đường thành công của một nhà lãnh đạo, giám đốc điều hành. Họ có các năng lực nổi trội từ não bộ như khả năng tư duy, sáng tạo, năng lực lãnh đạo, tính quyết đoán,…
Hy vọng qua những chia sẻ của Accesstrade Việt Nam sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thuật ngữ CFO là gì cùng những yếu tố để trở thành một CFO tài ba. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé.
Tham khảo bài viết liên quan: