Một chiến lược kinh doanh tốt sẽ đem đến cho doanh nghiệp một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Nhưng để xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả doanh nghiệp cần tuân thủ những nguyên tắc và thực hiện đúng quy trình. Đặc biệt, chiến lược này đó phải phù hợp với mô hình và định hướng phát triển của doanh nghiệp.
Chiến lược kinh doanh là gì? Vai trò và đặc điểm
Chiến lược kinh doanh (Business Strategy) là sự phối hợp các hoạt động của doanh nghiệp và điều khiển những hoạt động ấy để đạt được mục tiêu lâu dài cho doanh nghiệp.
Nội dung của chiến lược kinh doanh là bao quát toàn bộ doanh nghiệp, thể hiện các điểm mạnh, các cơ hội đang có của doanh nghiệp. Đồng thời cũng nêu ra những mặt hạn chế, những nguy cơ mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Nhưng mục tiêu cuối cùng là hướng tới việc mang đến những lợi ích tốt nhất về cho doanh nghiệp.
Chiến lược này được thực hiện theo trình tự, gồm những phương pháp, cách thức hoạt động trong suốt một thời gian dài của doanh nghiệp.
Chiến lược hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến sự tồn tại, phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, chúng có vai trò vô cùng quan trọng như:
Các hoạt động của doanh nghiệp ít nhiều đều có sự tác động của các yếu tố khác nhau. Chiến lược hoạt động kinh doanh sẽ phân tích thị trường, dự báo trước những yếu tố có thể xảy ra từ đó đưa ra những định hướng phát triển phù hợp nhất cho doanh nghiệp.
Những chiến lược kinh doanh sẽ linh động để có thể thích ứng với những biến động trên thị trường để có thể đảm bảo doanh nghiệp sẽ hoạt động và phát triển với đúng định hướng và mục đích ban đầu.
Chiến lược đúng đắn giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt được những cơ hội và đồng thời cũng đưa ra dự báo về những thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Khai thác hiệu quả các nguồn lực doanh nghiệp để phát huy tối đa sức mạnh của doanh nghiệp.
Đưa doanh nghiệp vào một quỹ đạo hoạt động nhất định. Tạo sự gắn kết hơn giữa tập thể nhân viên với nhau và với các chủ doanh nghiệp.
Đặc điểm của những chiến lược này là: Xác định rõ và đúng những mục tiêu mà doanh nghiệp cần đạt tới trong khoảng thời gian cụ thể; Các chiến lược kinh doanh được xây dựng dựa trên những lợi thế mà doanh nghiệp đang có; Đều có chung mục tiêu là sự thắng lợi trên thị trường kinh doanh.
Xem thêm: Bảng kế hoạch kinh doanh mẫu cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nguyên tắc thiết lập chiến lược kinh doanh hiệu quả
Cần một chiến lược đúng đắn mới có thể mang đến sự phát triển tốt nhất cho doanh nghiệp. Vậy làm thế nào thể thiết lập chiến lược kinh doanh có hiệu quả? Cùng Accesstrade Việt Nam tìm hiểu ngay nhé.
Cạnh tranh để khác biệt
Mọi người thường mặc định rằng điểm đích của các chiến lược kinh doanh là biến doanh nghiệp trở thành đơn vị tốt nhất, nổi bật nhất của lĩnh vực kinh doanh đó. Tuy nhiên, đó chỉ là những dự định tương lai, đôi khi kết quả nhật được lại không như mong đợi.
Khác với thể thao, chỉ có một người giành chiến thắng, trong kinh doanh, việc có 2 hay 3 doanh nghiệp đều dẫn đầu là chuyện vô cùng bình thường.
Việc cố gắng bắt chước các đối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường chỉ thể hiện doanh nghiệp của bạn vô cùng tệ hại, luôn theo sau đuôi người khác. Hãy tạo ra những giá trị tuyệt vời cho doanh nghiệp của mình bằng những điều khác biệt.
Cạnh tranh vì lợi nhuận
Việc doanh nghiệp của mình chiếm thị phần cao nhất trên thị trường, hay tốc độ nhanh chóng mặt cũng là một biểu hiện tốt, những quan trọng hơn hết vẫn là khoản lợi nhuận mà những chiến lược kinh doanh tạo ra.
Không lí do gì mà doanh nghiệp lại phải tốn thời gian và công sức để triển khai các chiến lược không mang về lợi nhuận. Chính vì thế, ngay từ đầu bạn hãy đề ra những con số cụ thể về lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được thông qua các chiến lược đó.
Thấu hiểu thị trường
Để có thể đề ra những chiến lược hiệu quả thì việc nắm rõ thị trường là điều vô cùng cần thiết. Mỗi doanh nghiệp đều là một thành phần của thị trường. Và mỗi thị trường đều có những đặc điểm khác nhau.
Việc thấu hiểu thị trường mà doanh nghiệp hướng đến sẽ giúp bạn có những chiến lược kinh doanh hiệu quả và phù hợp nhất. Chỉ khi bạn hiểu rõ về thị trường thì bạn mới có thể ngang nhiên đưa doanh nghiệp của mình tự do tung hoành trên thị trường.
Xác định đối tượng khách hàng
Xác định rõ đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới sẽ giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian cũng như nâng cao hiệu quả của các chiến lược kinh doanh. Phụ thuộc vào sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp mà từ đó xác định đối tượng khách hàng mục tiêu.
Hãy học cách nói không
Khi đã thấu hiểu thị trường và khách hàng, xây dựng được những giá trị cho doanh nghiệp, bạn sẽ nhận ra rằng có rất nhiều thứ mà doanh nghiệp cần từ chối. Có nhiều tệp khách hàng không phục vụ, có các hoạt động không cần thực hiện, và các sản phẩm và dịch vụ không nên cung cấp.
Cần xác định rõ doanh nghiệp mình cần gì và không cần gì. Đừng ngại nói không với những thứ không cần thiết.
Không ngại thay đổi
Tâm lý người tiêu dùng luôn thay đổi tùy vào những thời điểm khác nhau và đối thủ của bạn cũng luôn cải tiến hơn về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Chính vì thế, doanh nghiệp luôn cần sự đổi mới sao cho phù hợp hơn với khách hàng.
Và việc thay đổi là điều quan trọng trong kinh doanh, khi bạn đứng yên thì đối thủ của bạn đang ra sức thay đổi những thứ tốt hơn. Và khách hàng cũng vậy, họ luôn cần sự đổi mới.
Tư duy hệ thống
Những phán đoán chỉ mang sự cảm tính cá nhân, đôi khi sẽ không phù hợp với nhu cầu thị trường. Do đó, các chiến lược trước khi đưa vào hoạt động, bạn cần có hệ thống dữ liệu phân tích chuẩn xác nhất để đưa ra những phán đoán về nhu cầu khách hàng, hay xu hướng thị trường,…
Các chiến lược kinh doanh điển hình nhất hiện nay
Cùng Accesstrade tham khảo qua các chiến lược kinh doanh phổ biến hiện nay.
Chiến lược sản phẩm
Đây chiến lược cơ bản nhất của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Chiến lược sản phẩm là những quyết định về việc phát triển sản phẩm sao cho thỏa mãn nhu cầu của khách hàng như: Nghiên cứu xu hướng thị trường, nhu cầu khách hàng, phân tích, xây dựng kế hoạch, các quy trình sản xuất ra sản phẩm.
Sản phẩm là công cụ chính để cạnh tranh, cũng là nền tảng vững chắc nhất cho doanh nghiệp. Chính sách về sản xuất và niêm yết giá sẽ quyết định toàn bộ các kế hoạch, tốc độ phát triển của hoạt động kinh doanh sau này.
Ngoài ra, các chiến lược về sản phẩm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế của doanh nghiệp. Việc sở hữu những sản phẩm độc lạ, hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lượng khách hàng nhanh chóng.
Chiến lược về giá
Chiến lược về giá gồm: Chiến lược định giá thâm nhập, chiết khấu, giá cạnh tranh, định giá cao cấp. Các chiến lược về giá này có liên quan mật thiết với chiến lược sản phẩm. Mỗi chiến lược giá khác nhau sẽ có định hướng kinh doanh khác nhau.
Mỗi doanh nghiệp có cho mình những hướng phát triển phù hợp với từng loại sản phẩm, từng đối tượng khách hàng khác nhau. Doanh thu, lợi nhuận, thị phần, thương hiệu cũng là các nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến giá cả.
Chiến lược phân phối
Có một chiến lược phân phối hiệu quả sẽ giúp sản phẩm, dịch vụ của bạn dễ dàng tiếp cận được với khách hàng hơn. Một kênh phân phối phổ biến hiện nay như phân phối trực tiếp, gián tiếp, độc quyền,…
Và với thời đại mạng xã hội phát triển như hiện này thì kinh doanh qua các sàn thương mại cũng là cách tuyệt vời nhất đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng. Nên sử dụng phần mềm bán hàng chuyên nghiệp để có thể quản lý toàn bộ các kênh bán hàng.
Chiến lược tiếp thị
Các chiến lược tiếp thị nhằm thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng, giúp tạo cầu nối cho doanh nghiệp với người tiêu dùng. Thông qua các hoạt động tiếp thị cũng giúp chuyển đổi người đang quan tâm đến sản phẩm thành khách hàng. Những chiến lược tiếp thị đúng đắn sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi với những biến động từ thị trường.
Chiến lược thương hiệu
Để xây dựng hình ảnh và khẳng định vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, thì cần đến chiến lược thương hiệu. Tâm lý người tiêu dùng hiện nay ưa chuộng sử dụng các sản phẩm từ những thương hiệu có tiếng, có độ uy tín cao.
Việc tái định vị thương hiệu rất khó, nên ngay từ đầu các doanh nghiệp hãy xây dựng cho mình các chiến lược thương hiệu nhất quán, đúng đắn.
Chiến lược bán hàng
Bán hàng là hoạt động trực tiếp tạo ra doanh thu, có ý nghĩa sống còn với doanh nghiệp. Chiến lược bán hàng hiệu quả sẽ gia tăng doanh thu, nâng cao sức cạnh tranh và nội lực cho doanh nghiệp.
Các chiến lược kinh doanh khác như sản phẩm, tiếp thị, thương hiệu,… đều góp đẩy mạnh hoạt động bán. Để có một chiến lược bán hàng hiệu quả cần tối ưu các yếu tố trên và xây dựng đội ngũ nhân viên nhân viên chất lượng, đưa sản phẩm vào thị trường phù hợp.
Chiến lược liên minh
Chiến lược liên minh nghe có vẻ khá mới mẻ trong lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể đây là sự liên minh giữa hai hoặc nhiều doanh nghiệp với nhau nhằm thực hiện chung một dự án ngắn hạn. Với chiến lược này thì đôi bên cùng có lợi.
Chiến lược này có phép các doanh nghiệp có thể hợp tác với nhau trong việc nghiên cứu hay sản xuất với nhau nhưng họ vẫn là những doanh nghiệp độc lập kinh doanh. Các tập đoàn nước ngoài hay đa quốc gia thường lựa chọn chiến lược này để phát triển.
Quy trình xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả
Để có một chiến lược hiệu quả, bạn cần thực hiện các quy trình sau đây:
Xác định mục tiêu dài hạn
Mục tiêu như kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc bạn đi trên một con đường nhưng xác định rõ điểm đến của mình là một hành trình vô nghĩa. Xác định mục tiêu dài hạn là con đường tắt dẫn bạn đến thành công.
Mô hình SMART được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xác định mục tiêu trước khi đưa ra các chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
- Specific: Cụ thể và rõ ràng. Cần xác định doanh nghiệp cần gì, muốn gì.
- Measurable: Đo đếm được. Con số cụ thể mà doanh nghiệp cần đạt được.
- Attainable: Mức độ khả thi của chiến lược.
- Relevant: Có phù hợp với tình hình thực tế hay không.
- Time bound: Đưa ra mốc thời gian phù hợp để đạt được kết quả.
Khảo sát và phân tích thị trường
Mô hình SWOT sẽ là công cụ giúp doanh nghiệp khảo sát và phân tích thị trường.
- Strengths: Nêu ra thế mạnh của doanh nghiệp.
- Weaknesses: Mặt hạn chế của doanh nghiệp.
- Opportunities: Cơ hội có thể tìm kiếm được trên thị trường.
- Threats: Các nguy cơ, thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
Xây dựng chiến lược sản phẩm
Khi thấu hiểu thị trường, hiểu rõ điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, tiếp theo đó cần có chiến lược sản phẩm để cụ thể để nâng cao lợi thế cạnh tranh nhằm đạt được mục tiêu ban đầu.
Như đã nó ở trên, chiến lược sản phẩm là nền tảng cho doanh nghiệp, nó đóng vai trò vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp cần có sản phẩm và dịch vụ mới có thể hoạt động trên thị trường.
Đánh giá, đo lường và tối ưu
Đây là bước cuối cùng trong việc xây dựng chiến lược kinh doanh, và là bước xác định xem liệu những lựa chọn chiến lược của ban lãnh đạo có phù hợp với mục tiêu doanh nghiệp không. Có thể xem đây giống như một quá trình kiểm duyệt và bổ sung.
Trên thị trường xuất hiện rất nhiều phần mềm thống kê tự động dựa những số liệu, giúp nhà quản lý có thể dễ dàng theo dõi và biết chính xác kết quả. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh phù hợp mang lại hiệu quả tốt nhất cho chiến lược hoạt động kinh doanh.
Yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh thành công
Mục tiêu chiến lược
Mục tiêu chiến lược sẽ giúp doanh nghiệp định hướng hoạt động trong số năm được đề ra. Có mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp sẽ xác định hướng phát triển. Nhắm sẵn mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp không phải mất nhiều thời gian hay chi phí cho những vấn đề khác.
Phạm vi chiến lược
Xác định rõ phạm vị chiến lược để không bị phân tán nguồn lực. Nhắm rõ đối tượng khách hàng, phân khúc hoạt động để tâm trung lực lượng thỏa mãn nhu cầu khách hàng, mang lại hiệu quả kinh tế hơn.
Giá trị khách hàng
Khách hàng chính là người trực tiếp mang đến những lợi nhuận, doanh thu cho doanh nghiệp. Có được sự yêu thích, tin tưởng của khách hàng sẽ giúp nâng cao vị thế doanh nghiệp hơn. Vì thế, cần đảm bảo lợi ích mà khách hàng sẽ nhận từ sản phẩm và dịch vụ được cung cấp. Ngoài ra, còn có những lợi ích đi kèm, lợi ích từ hình ảnh của thương hiệu,…
Hệ thống hoạt động
Cần xác định được đâu là năng lực cốt lõi đóng góp trực tiếp vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Từ đó đưa xây dựng hệ thống hoạt động sao cho phù hợp nhất.
Năng lực lõi
Năng lực cốt lõi là khả năng triển khai các hoạt động vượt cho sao nổi trội hơn đối thủ cạnh tranh. Không chỉ nổi bật hơn về mặt chất lượng, hiệu suất, mà còn là khả năng kết hợp, điều phối các hoạt động.
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn xây dựng được một chiến lược kinh doanh phù hợp, hiệu quả cho doanh nghiệp của mình. Accesstrade là nền tảng Affiliate hàng đầu Việt Nam, kết nối hàng triệu Publisher muốn kiếm tiền online qua tiếp thị liên kết và hàng ngàn doanh nghiệp muốn tăng trưởng doanh thu.
Xem thêm:
Mách bạn các thông tin cần biết về chiến lược Marketing trong năm nay
Bán hàng trực tiếp là gì? Những chiến lược giúp doanh nghiệp bứt phá trong năm 2022
Top 4 chiến lược hiệu quả nhất để chạy chiến dịch D2C thành công