Data là gì? Tầm quan trọng và Ứng dụng của Data trong doanh nghiệp
Rất nhiều doanh nghiệp gọi data là chìa khóa cho tương lai của doanh nghiệp. Thế nhưng lại rất ít người hiểu rõ data là gì và vai trò cụ thể đối với các doanh nghiệp hiện nay là gì? Tất cả những điều này sẽ được giải đáp chi tiết trong phần chia sẻ dưới đây. Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Data là gì?
Data còn được biết tới là dữ liệu. Đây đơn đơn giản là số liệu bit – thông tin nhưng nó lại không phải là thông tin. Bạn có thể hiểu rằng, khi dữ liệu được xử lý, giải thích, sắp xếp cấu trúc hoặc để trình bày giải thích mang một ý nghĩa, thông tin hữu ích thì chúng được gọi là thông tin.
Data sẽ bao gồm tập hợp thông tin số, từ ngữ, hình ảnh hoặc các dạng thông tin. Và sau đó chúng được xử lý để tạo thành thông tin hữu ích thông qua đồ thị, bảng và hình ảnh, doanh nghiệp có thể lưu trữ trên đĩa cứng, bằng từ, đĩa quang, USB, thẻ nhớ, đám mây,…
Dữ liệu và thông tin luôn song hành với nhau. Việc sử dụng “dữ liệu” thay thế cho “thông tin” sẽ phụ thuộc phần nào vào việc sử dụng “dữ liệu” với bối cảnh của nó.
Ví dụ:
- Số liệu nhiệt độ ghi nhận được sẽ gọi là dữ liệu. Nếu phần dữ liệu thu thập này được tổ chức phân tích để thấy được rằng toàn cầu đang tăng thì đó là thông tin.
- Số lượng khách truy cập vào một trang web trên mỗi quốc gia sẽ là chính là data. Nếu những con số được phân tích và thấy rằng lượng truy cập dữ liệu từ Mỹ đang tăng lên trong khi Úc đang giảm thì đây sẽ là thông tin.
Tầm quan trọng của data doanh nghiệp
Dữ liệu doanh nghiệp chính là cơ sở quan trọng giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhiều cơ hội và từ đó giúp tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Nguồn dữ liệu chất lượng sẽ:
- Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định thông minh: dữ liệu cung cấp một hệ thống thông tin toàn diện cho doanh nghiệp. Thông qua nguồn dữ liệu hu thập được nhân viên sẽ xử lý, phân tích và từ đó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về hoạt động của mình. Từ đó doanh nghiệp sẽ có sự điều chỉnh để đưa ra quyết định thông minh dựa trên chính cơ sở dữ liệu thực tế.
- Phát hiện và dự đoán xu hướng: dữ liệu thô mà doanh nghiệp thu thập sau khi phân tích thành biểu đồ sẽ giúp doanh nghiệp nhìn ra được xu hướng hiện tại. Điều này sẽ hỗ trợ cho việc dự đoán thị trường, định hình được chính lượng trong tương lai và từ đó tận dựng được cơ hội phát triển mới.
- Tự động hóa hoạt động và giảm thiểu chi phí: cho phép doanh nghiệp xác định được điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động của mình. Từ đó thông qua sự phân tích họ sẽ tối ưu hóa được các quy trình, cải thiện năng suất, giảm thiểu lãng phí.
- Cải thiện trải nghiệm khách hàng: thông qua phân tích data doanh nghiệp, phân tích hành vi của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược tiếp thị tốt hơn. Hoặc cải thiện sản phẩm/dịch vụ để tạo trải nghiệm khách hàng tốt hơn.
- Phát triển sản phẩm và dịch vụ mới: dữ liệu cung cấp thông tin về thị trường, giúp doanh nghiệp định hình nhu cầu của khách hàng. Dựa trên nhu cầu này doanh nghiệp có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Quản lý rủi ro: data sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá và quản lý rủi ro. Bởi thông qua chính các số liệu, các nhà quản trị có thể đưa ra biện pháp hợp lý để xử lý những rủi ro nhanh chóng.
- Nâng cao khả năng cạnh tranh: dựa vào kết quả dữ liệu phân tích được, các doanh nghiệp sẽ tìm ra được những hướng đi mới, nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường.
Một số loại data cơ bản
Dưới đây là một số loại dữ liệu thường xuyên sử dụng trong hoạt động kinh doanh:
Data flow diagram (DFD)
Data flow diagram là gì? Đây chính là sơ đồ luồng dữ liệu. Mô hình DFD sẽ là sơ đồ hóa dòng chảy của thông tin qua bất kỳ một hệ thống hoặc quá trình nào. DFD sẽ giúp bạn dễ hình dung tổng thể quá trình vận hành, từ đó xác định những điểm kém hiệu quả và cải thiện hệ thống tốt nhất.
Một sơ đồ Data flow diagram sẽ bao gồm 4 thành phần:
- Quy trình (Process): đây là quy trình hoạt động làm thay đổi dữ liệu để tạo thành kết quả đầu ra. Một quy trình có thể phân thành nhiều mức độ chi tiết tốt hơn để thể hiện các dữ liệu đang xử lý.
- Đơn vị bên ngoài (External Entity): đây là một hệ thống chính và trao đổi thông tin với hệ thống chính.
- Kho dữ liệu (Data Store): đây là nơi lưu trữ dữ liệu để sử dụng ở hiện tại và tương lai. Ví dụ bảng cơ sở dữ liệu, thống kê hàng hóa,…
- Dòng dữ liệu (Data Flow): thể hiện bằng mũi tên – lộ trình dữ liệu di chuyển ra vào tương ứng với kết nối nội bộ và kết nối với đơn vị ngoài, kết nối kho lưu trữ và kết nối quy trình phát triển.
Data driven
Data driven là gì? Đây là chiến lược quan trọng trong kinh doanh nhằm sử dụng dữ liệu của số liệu thống kê và phân tích để đưa ra quyết định kinh doanh chính xác hiệu quả. Quá trình áp dụng bao gồm thu thập dữ liệu, trích xuất mẫu và dữ liệu để sử dụng đưa ra các suy luận, phân tích.
Data Driven đang dần trở thành một xu hướng quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh và dự kiến sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Một số xu hướng phát triển hiện tại và mở rộng tương lai bao gồm:
- Tăng cường sử dụng trí tuệ nhân tạo và máy học: công nghiệp này sẽ tự động hóa việc thu thập và phân tích dữ liệu. Từ đó tạo mô hình dự đoán chính xác hơn và đưa ra các quyết định tối ưu.
- Phân tích khoảng thời gian thực: dạng dữ liệu này thường được xử lý và phân tích lập tức sau khi thu thập. Từ đó giúp doanh nghiệp phản hồi nhanh chóng và kịp thời đối với các biến đổi của thị trường.
- Bảo mật dữ liệu: việc sử dụng ngày càng nhiều dữ liệu quan trọng, bảo mật và đảm bảo tính riêng tư của thông tin càng trở nên cấp thiết hơn.
Data Model là gì?
Data model chính là sơ đồ về cách thức tổ chức, lưu trữ dữ liệu trong doanh nghiệp và các mối liên kết giữa các thông tin đó. Trong Data Model lại chia thành 3 loại mô hình dữ liệu khác nhau gồm:
- Mô hình dữ liệu khái niệm: Đây là mô hình xác định những gì hệ thống chứa. Đối tượng dự kiến cho mô hình dữ liệu khái niệm là phía kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp. Mục đích chính của mô hình này là để tổ chức, phạm vi và xác định các khái niệm, quy tắc, quy trình kinh doanh.
- Mô hình dữ liệu logic: mô hình này xác định cách hệ thống sẽ được triển khai quản lý tất cả cơ sở dữ liệu. Tất cả nhằm hướng tới việc phát triển bản đồ kỹ thuật của các quy tắc cùng cấu trúc dữ liệu liền mạch.
- Mô hình dữ liệu vật lý: mô hình dữ liệu vật lý dành riêng cho ứng dụng và cơ sở dữ liệu sẽ được triển khai. Mô hình này mô tả cách hệ thống sẽ được triển khai bằng sử dụng một hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cụ thể.
Data Platform là gì?
Data Platform thành phần của trung tâm điều hành thông minh IOC, hội tụ các công nghệ để đáp ứng nhu cầu quản lý dữ liệu toàn diện trong tổ chức. Đây chính là giải pháp đa chiều cho việc thu thập, lưu trữ, chuẩn bị, phân phối và quản trị dữ liệu đồng thời đảm bảo an toàn cho người dùng.
Đặc điểm của dạng dữ liệu này là khả năng tập trung hóa, quản lý đa dạng dữ liệu và cấu trúc, tối ưu hóa dữ liệu có giá trị hơn. Đối với doanh nghiệp, khi sử dụng data platform sẽ đem lại lợi ích:
- Lưu trữ, xử lý, tổ chức một lượng lớn dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả bên trong và bên ngoài tổ chức.
- Vì tập trung phân loại dữ liệu trên nền tảng duy nhất nên giúp cho các nhà quản lý hiểu rõ hơn về các vấn đề lien quan.
- Truy cập và chia sẻ các thông tin nội bộ một cách nhanh chóng, tăng tính liên kết giữa các bộ phận, giảm tối đa các sai sót có thể xảy ra trong quá trình làm việc. Tất cả hướng tới nâng cao năng suất lao động.
- Dễ dàng sao lưu và phục hồi dữ liệu tự động, kết hợp với đó là duy trì mức bảo mật kỹ càng giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững.
- Hỗ trợ quá trình thực thi và duy trì văn hóa trong toàn bộ tổ chức.
Xem thêm: Mô hình Canvas là gì? 9 yếu tố chính tạo mô hình kinh doanh Canvas
Lời kết
Hy vọng với những chia sẻ trên các bạn đã có cái nhìn rõ và hiểu hơn về data là gì và vai trò trong các doanh nghiệp. Việc xây dựng và phát triển tốt mô hình data sẽ giúp các tổ chức và doanh nghiệp phát triển bền vững.