Google Sandbox là gì? Cách thoát khỏi vi phạm từ Google Sandbox

Google Sandbox được biết đến là thuật ngữ nhằm kiểm tra các website mới nhưng đạt được thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google. Các website sẽ phải trải qua giai đoạn “thử việc” để Sandbox có thể đánh giá độ uy tín của trang web, và nếu chưa vượt qua được những yêu cầu của Sandbox thì sẽ bị đánh rớt thứ hạng ngay sau thời gian ấy. Vậy phải làm gì để thoát khỏi những vi phạm từ thuật toán này và cải thiện vị trí trên bảng tìm kiếm? Hãy cùng ACCESSTRADE tìm hiểu!

Google Sandbox là gì?

Google Sandbox là thuật ngữ nổi tiếng trong lĩnh vực SEO, miêu tả lại quá trình Google kiểm tra những thông tin của bài đăng trên website cũng như chất lượng thật sự của trang web trong những ngày đầu tiên lên top của kết quả tìm kiếm. 

Google Sandbox được thiết lập vào những năm 2004 – 2005, khi nhiều chủ website gặp khó khăn trong việc đẩy thứ hạng cho trang web của mình sau khi ra mắt, và tình trạng nhiều trang web xài thủ thuật để lên được top trên thanh tìm kiếm khi ấy đã gây nên làn sóng tranh cãi. Vì thế Google Sandbox được ra đời để giải quyết những vấn đề có liên quan trực tiếp đến việc kiểm soát chất lượng của những trang web “mới nổi”.

Google Sandbox là gì?

Google Sandbox là gì?

Mục đích của Google Sandbox

Sandbox được tạo ra với 2 mục đích chính:

  • Tạo sự công bằng cho tất cả các trang web: Google Sandbox được tạo ra để kiểm định cẩn thận từng trang web nhằm ngăn chặn việc gian lận từ những website kém chất lượng và tạo sự công bằng cho những website được đầu tư kỹ lưỡng.
  • Nâng cao chất lượng trải nghiệm của người dùng: Sandbox được ví như “người lính bảo vệ” của người dùng khi giúp họ tìm được chính xác thông tin mình mong muốn và hạn chế bị ngăn cản bởi những trang web kém chất lượng. 

Biểu hiện nhận biết Google Sandbox

Những người thực hiện SEO sẽ biết mình đã bị dính Google Sandbox khi gặp những dấu hiệu sau: 

Không tìm kiếm được bài viết của website trên Google nhưng vẫn tìm thấy được ở những trình duyệt khác

Nếu trang web bị dính án Sandbox thì sẽ bị “đóng băng” trong một khoảng thời gian nhất định, và sẽ không tìm thấy được trang web trên danh sách tìm kiếm của Google. Nếu như trang web của bạn đều vẫn được tìm thấy trên những trình duyệt khác như Bing, Cốc cốc,… nhưng lại không tìm được trên Google, thì khả năng cao website của bạn đã bị dính Google Sandbox.

Sụt giảm vị trí tìm kiếm sau nhiều lần thực hiện SEO

Sự thụt giảm vị trí liên tục cũng là một dấu hiệu dễ nhận biết dính vi phạm Google Sandbox, mặc dù website của bạn đã tuân thủ đầy đủ các quy định thực hiện SEO, thậm chí đã làm SEO từ 2 lần trở lên nhưng vị trí tìm kiếm vẫn không cải thiện. Khi đó trang web của bạn sẽ mất dần sự cạnh tranh so với các đối thủ và rơi xuống top 50 đến 300 trong danh sách tìm kiếm.  

Những lý do dính án phạt Google Sandbox

Nội dung chuyên môn của website quá yếu

Nội dung vẫn luôn là một trong những yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng của trang web. Khi những thông tin chuyên môn trong trang web bị yếu (chưa chuẩn xác, chưa chuyên sâu,..) cùng với nội dung còn mỏng, thưa thớt thì người dùng sẽ không thể tìm được những thông tin mà mình mong muốn, dẫn đến việc trang web của bạn không mang lại giá trị thật sự cho người dùng. Chính vì điều này nên website sẽ bị dính án phạt Sandbox và bị tạm ngưng trong một thời gian nhất định cho tới khi nội dung của website được cải thiện. 

Sử dụng kỹ thuật SEO đen (Black Hat SEO)

Kỹ thuật SEO đen là thủ thuật nhằm tăng vị trí xếp hạng trên trang tìm kiếm một cách nhanh chóng bằng những hình thức vi phạm quy tắc của Google, đây là kỹ thuật bị đánh giá rất thấp và không có đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực SEO.

Google Sandbox là gì?

Kỹ thuật  SEO đen (Black Hat SEO)

Dưới đây là những kỹ thuật SEO đen (Black Hat SEO) phổ biến mà người làm SEO cần tránh để không bị vi phạm Google Sandbox:

  • Keyword stuffing (Chèn từ khóa): Keyword Stuffing là việc người thực hiện SEO cố tình chèn quá nhiều từ khóa trong bài viết nhằm tăng thứ tự xếp hạng của website một cách tốc độ.
  • Hidden text và hidden links (Văn bản và liên kết ẩn): Người thực hiện SEO sẽ cố ý ẩn văn bản và liên kết bằng cách sử dụng cùng với màu nền, nhằm tránh đi sự xuất hiện nhiều lần của từ khóa, nhưng vẫn được Google ghi nhận thật nhiều từ khóa để tăng thứ hạng tìm kiếm. 
  • Sử dụng liên kết độc hại (Link farming): Các liên kết độc hại sẽ gây ra hiệu quả xấu cho trang web khi không mang lại giá trị thật sự cho người dùng và chỉ sử dụng với mục đích tăng cường vị trí trên Google. 
  • Spam bình luận và forum: Việc cố ý spam thật nhiều bình luận giả và forum là một hình thức bị đánh giá là vi phạm chính sách của Google, và hành động này sẽ bị Google Sandbox dễ dàng điều tra ra và nghi án phạt cho trang web ấy.

Các chiến lược SEO để vượt qua Google Sandbox

Xây dựng nội dung chất lượng

Mục tiêu lớn nhất của người dùng khi sử dụng công cụ tìm kiếm trên Google là nội dung chất lượng, có thể đáp ứng nhu cầu của họ. Vì thế, việc cải thiện chất lượng nội dung là một chiến lược quan trọng để những người làm SEO có thể nâng cao được vị trí tìm kiếm và tránh được án phạt từ Google Sandbox. 

Google Sandbox là gì?Xây dựng nội dung chất lượng trên website

Người thực hiện SEO có thể thực hiện những cách sau để cải thiện chất lượng nội dung trên trang web: 

  • Nghiên cứu từ khóa và chọn nội dung phù hợp
  • Tập trung vào nâng cao độ sâu và uy tín của thông tin
  • Đa dạng hóa nội dung với nhiều loại hình như bài viết, hình ảnh, infographic,…
  • Thường xuyên cập nhật nội dung 
  • Tuân thủ chính sách và quy tắc của Google về nội dung trên trang web

Thực hiện SEO một cách thông minh

Thực hiện SEO một cách thông minh là việc đòi hỏi cần có kiến thức đa dạng về các lĩnh vực cụ thể, chiến lược SEO sẽ được đánh giá cao khi người thực hiện SEO có thể thực hiện những điều sau: 

  • Nghiên cứu chính xác và sử dụng từ khóa phù hợp: Những từ khóa cần được nghiên cứu kỹ lưỡng và sử dụng với tần suất phù hợp trong bài viết để tối ưu hóa vị trí tìm kiếm trên Google.
  • Chăm sóc đặc điểm Core Web Vitals: Core Web Vitals là một tập hợp các đặc điểm trải nghiệm người dùng được Google sử dụng để đánh giá tốc độ và trải nghiệm sử dụng trang web. Việc tối ưu hóa Core Web Vitals sẽ giúp cho người dùng có trải nghiệm tốt khi sử dụng trang web của bạn, đồng thời Google cũng sẽ dựa vào đặc điểm này để xếp hạng vị trí của website trên bảng tìm kiếm.Google Sandbox là gì?

Chăm sóc đặc điểm Core Web Vitals

  • Tạo liên kết chất lượng: Các liên kết nên được xây dựng từ những trang web có uy tín, tránh việc sử dụng các chiến lược liên kết đen vì sẽ rất dễ bị đánh vi phạm từ Google Sandbox. 
  • Theo dõi và đánh giá hiệu suất: Việc theo dõi và đánh giá hiệu suất rất quan trọng trong việc đảm bảo được chất lượng thật sự của chiến lược SEO. Những người thực hiện SEO có thể sử dụng các công cụ SEO như Google Analytics, Google Search Console, Bing Webmaster Tools để theo dõi các chỉ số quan trọng về lưu lượng trang web, từ khóa, và hiệu suất trang.

Tóm lại, Google Sandbox là một thuật ngữ được sử dụng để kiểm định chất lượng của những website có thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm Google, nhằm tối ưu hóa nội dung website và nâng cao trải nghiệm người dùng. Những người thực hiện SEO cần lưu ý trong việc đảm bảo chất lượng của nội dung và thực hiện SEO một cách thông minh để không phải bị dính những vi phạm từ Google Sandbox.

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x