Sự ra đời của Marketing Technology (MarTech) đánh dấu bước chuyển mình từ Marketing truyền thống sang Digital Marketing. Vậy Martech là gì? Tại sao Martech lại quan trọng? Đâu là giải pháp Martech hiệu quả cho doanh nghiệp? Xu hướng Martech 2025 là gì? Hãy cùng giải đáp tất tần tật những khúc mắc trên qua bài viết dưới đây của ACCESSTRADE.
Martech là gì?
Martech (Marketing Technology) hay còn được gọi là Công nghệ tiếp thị. Đây là thuật ngữ được dùng để chỉ các công nghệ, phần mềm và các công cụ hỗ trợ, giúp doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động tiếp thị một cách hiệu quả hơn. Những công cụ này giúp tối ưu quy trình marketing, tự động hóa các tác vụ, thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng, từ đó nâng cao trải nghiệm người dùng và cải thiện hiệu suất kinh doanh.
Trong những năm gần đây, technology marketing đã bùng nổ mạnh mẽ với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), tự động hóa và các nền tảng đa kênh. Theo Martech Landscape 2024, số lượng công cụ Martech trên toàn cầu đã tăng từ 150 vào năm 2011 lên hơn 14.000 vào năm 2024, chứng minh Martech đang trở thành xu hướng tất yếu trong ngành tiếp thị.
Martech thường được triển khai dưới dạng nhiều tầng công nghệ khác nhau và cùng phối hợp thực hiện nhằm đạt mục tiêu marketing đã đề ra một cách tự động. Dưới đây là một dạng mô hình công nghệ Martech điển hình:
Tại sao Martech lại quan trọng?
Martech là một phần không thể thiếu trong hoạt động các hoạt động marketing hiện đại, đóng vai trò ngày càng lớn trong và là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong năm 2025. Dưới đây một số lợi ích mà Martech mang lại cho doanh nghiệp:
- Tối ưu hiệu suất và tiết kiệm chi phí: Các công cụ Martech giúp doanh nghiệp tự động hóa nhiều quy trình như gửi email, tối ưu quảng cáo,… Điều này giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí nhân lực, giảm chi phí vận hành và nâng cao hiệu quả công việc.
- Cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng: Martech có thể thu thập được những dữ liệu liên quan đến hành vi, sở thích khách hàng từ đó giúp doanh nghiệp điều chỉnh cá nhân hoá, xây dựng những nội dung phù hợp hơn. Việc cá nhân trải nghiệm khách hàng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giữ chân khách hàng một cách hiệu quả.
- Nâng cao hiệu quả chiến dịch marketing: Martech giúp doanh nghiệp quản lý nhiều kênh tiếp thị khác nhau như SEO, mạng xã hội, email marketing, quảng cáo,… trên một nền tảng duy nhất. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể triển khai và theo dõi hiệu quả chiến dịch một cách dễ dàng.
- Tăng sức cạnh tranh: Áp dụng martech trong các chiến lược marketing hiện đại giúp doanh nghiệp tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Martech hỗ trợ trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận khách hàng tiềm năng và duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại một cách hiệu quả.
Giải pháp Martech cho doanh nghiệp
Bước 1: Xác định mục tiêu kinh doanh và marketing
Để triển khai các công nghệ marketing, doanh nghiệp cần xác định rõ mục tiêu kinh doanh và chiến lược marketing của mình. Nếu không có một định hướng cụ thể, việc đầu tư vào Martech có thể trở nên lãng phí và không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Một số mục tiêu phổ biến mà doanh nghiệp có thể tham khảo khi sử dụng dụng Martech:
- Tăng trưởng doanh thu: Sử dụng Martech để tối ưu hóa quảng cáo, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi và cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng.
- Nâng cao nhận diện thương hiệu: Tận dụng các công cụ quản lý mạng xã hội, SEO, và CMS để tiếp cận nhiều khách hàng hơn.
- Cải thiện mối quan hệ với khách hàng: Sử dụng CRM để quản lý và chăm sóc khách hàng hiệu quả hơn.
- Tối ưu chi phí marketing: Tự động hóa quy trình tiếp thị, tối ưu ngân sách quảng cáo để đạt ROI cao hơn.
XEM THÊM: 8 bước xây dựng chiến lược tăng độ nhận diện thương hiệu
Bước 2: Lựa chọn các công cụ Martech phù hợp
Hiện nay có rất nhiều công cụ Martech trên thị trường, khi đã xác định được mục tiêu rõ ràng, doanh nghiệp lựa chọn đúng công nghệ marketing phù hợp với mình. ACCESSTRADE đã tổng hợp một số công cụ Martech phổ biến theo từng mục đích sử dụng mà doanh nghiệp có thể tham khảo:
- Quản lý dữ liệu khách hàng (CRM – Customer Relationship Management): HubSpot CRM, Salesforce, Zoho CRM,…
- Tự động hóa tiếp thị (Marketing Automation): Marketo, ActiveCampaign, Mailchimp,…
- SEO và Content Marketing: Ahrefs, SEMrush, Google Search Console, Grammarly & Jasper AI,…
- Quản lý mạng xã hội (Social Media Management): Hootsuite & Buffer, Sprout Social,…
Doanh nghiệp cần dựa vào mục tiêu và ngân sách để lựa chọn công cụ phù hợp, tránh đầu tư dàn trải gây lãng phí ngân sách.
Bước 3: Tích hợp Martech vào hệ thống doanh nghiệp
Việc sử dụng nhiều công cụ Martech khác nhau có thể gây ra xung đột dữ liệu, khiến doanh nghiệp không thể theo dõi chính xác hiệu suất marketing. Do đó, doanh nghiệp cần tích hợp các công cụ Martech vào hệ thống một cách đồng bộ. Dưới đây là một số cách phổ biến để tích hợp Martech thường được sử dụng:
- Sử dụng nền tảng đa chức năng: Nếu doanh nghiệp có nhiều hơn một mục tiêu thì có thể tham khảo sử dụng nền tảng đa chức năng như HubSpot. HubSpot có đầy đủ các tính năng từ CRM đến email marketing, automation,…
- Tích hợp qua API: Hiện nay, hầu hết các công cụ Martech đều đã hỗ trợ tích hợp API, giúp kết nối dữ liệu giữa các hệ thống một cách đồng bộ.
- Đồng bộ dữ liệu giữa các phòng ban: Hãy đảm bảo bộ phận marketing, sales, chăm sóc khách hàng,… đều có thể truy cập và sử dụng dữ liệu chung.
Bước 4: Đào tạo nhân sự và tối ưu quy trình
Một trong những sai lầm phổ biến khi triển khai Marketing Technology là chỉ tập trung vào công nghệ mà bỏ quên con người. Để phát huy hết tiềm năng từ đấy, nhân sự cũng cần được học cách sử dụng và triển khai Martech. Các bước đào tạo nhân sự cho công nghệ tiếp thị:
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng công cụ: Đảm bảo tất cả nhân viên đều có thể tiếp cận và học cách sử dụng Martech.
- Tổ chức các buổi training nội bộ: Ban lãnh đạo hoặc các đội ngũ chuyên môn có thể đứng ra hướng dẫn, đào tạo nhân viên mới về cách sử dụng phần mềm.
- Thuê chuyên gia tư vấn: Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc triển khai các công cụ marketing, doanh nghiệp có thể tham khảo thuê chuyên gia hoặc agency để triển khai hiệu quả hơn.
- Đánh giá và cải tiến quy trình thường xuyên: Sau một thời gian áp dụng, cần xem xét những khó khăn gặp phải và điều chỉnh quy trình phù hợp.
Bước 5: Đo lường và tối ưu hóa chiến lược Martech
Việc đo lường và tối ưu hoá chiến lược Martech là bước không thể thiếu nếu muốn doanh nghiệp có thể phát triển xa hơn nữa trong tương lai. Các chỉ số quan trọng cần lưu ý bao gồm: ROI, Conversion Rate, Customer Acquisition Cost, Customer Lifetime Value, Engagement Rate,…
Để tối ưu công nghệ Marketing, doanh nghiệp cần:
- A/B testing: Thử nghiệm nhiều chiến lược khác nhau để tìm ra phương pháp hiệu quả nhất.
- Tận dụng AI và Machine Learning: Sử dụng những công cụ Martech tích hợp AI để phân tích dữ liệu và đưa ra gợi ý tối ưu.
- Phân tích dữ liệu đa kênh: Doanh nghiệp cần kết hơp phân tích dữ liệu đa kênh từ SEO, quảng cáo,… từ đó có cái nhìn tổng quan và hiểu được “insight” khách hàng
- Liên tục cập nhật công nghệ mới: Các công nghệ Martech liên tục thay đổi, vì vậy doanh nghiệp cần liên tục cập nhật những xu hướng mới, tránh bị tụt hậu.
Xu hướng Martech 2025
Công nghệ marketing đang liên tục thay đổi và phát triển, các doanh nghiệp ngày càng ưu tiên những giải pháp giúp tối ưu hóa quy trình tiếp thị, nâng cao trải nghiệm khách hàng và tối đa hóa hiệu suất,… Dưới đây là những xu hướng Martech 2025 mà ACCESSTRADE đã tổng hợp gửi đến bạn đọc:
- AI-powered Marketing: Có thể nói việc ứng dụng AI sẽ trở thành xu hướng Martech hàng đầu trong năm 2025. AI sẽ không chỉ dừng lại ở chatbots hay cá nhân hóa nội dung, mà còn được ứng dụng vào việc phân tích dữ liệu, dự đoán hành vi khách hàng và tối ưu hóa quảng cáo theo thời gian thực,… Các nền tảng AI-driven như ChatGPT, DeepSeek, Gemini, Copilot… sẽ giúp doanh nghiệp sản xuất nội dung tiếp thị nhanh chóng và hiệu quả hơn
- Marketing Automation (Tự động hóa tiếp thị): Tự động hóa tiếp thị được dự đoán sẽ tiếp tục trở thành xu hướng Martech 2025. Các nền tảng như HubSpot, Marketo, ActiveCampaign giúp doanh nghiệp tự động hóa quy trình tiếp cận khách hàng qua việc gửi email, tin nhắn, chatbot và remarketing, từ đó tiết kiệm thời gian và tối ưu chuyển đổi.
- Customer Data Platforms (CDP – Nền tảng dữ liệu khách hàng): Dữ liệu đa kênh đang trở nên ngày càng phổ biến, nền tảng dữ liệu khách hàng CDP được dự đoán sẽ trở thành xu hướng Martech 2025. Đây là công cụ hỗ trợ doanh nghiệp thu thập, phân tích và khai thác dữ liệu khách hàng một cách hiệu quả.
- Voice assistant: Chatbot AI và voice assistants đang ngày càng phát triển. Một số công cụ nổi bật phải kể đến bao gồm Drift, Intercom, ManyChat,… những công cụ này giúp tối ưu chatbot trong chăm sóc khách hàng và bán hàng một cách hiệu quả.
- Martech trong E-Commerce: Cùng với sự phát triển của các sàn thương mại điện tử. Các công cụ Martech cũng đang được đang phát triển mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp quản lý bán hàng và tối ưu hoá quy trình vận hành trên TikTok Shop, Shopee, Lazada,….
- Công nghệ sản xuất nội dung: Martech 2025 được dự đoán sẽ tập trung phát triển vào các công nghệ sản xuất nội dung. Các doanh nghiệp có thể sản xuất nội dung nhanh hơn và tối ưu cho từng nền tảng.
Lời kết
Marketing technology không chỉ là xu hướng mà đã trở thành yếu tố cốt lõi giúp doanh nghiệp tối ưu chiến lược marketing. Việc lựa chọn và ứng dụng công cụ phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả tiếp thị và tiết kiệm chi phí một cách hiệu quả. Chúc bạn thành công.