Kế hoạch tài chính là gì? Download mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Để đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững cho doanh nghiệp, việc lập mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Bài viết này của ACCESSTRADE sẽ cung cấp tất tần tật những kiến thức liên quan đến kế hoạch tài chính. Đọc và download ngay mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp phổ biến nhất hiện nay.

Kế hoạch tài chính là gì?

Đúng như tên gọi, đây là bản kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp quản lý tài chính của mình. Thông qua mẫu kế hoạch tài chính, doanh nghiệp có thể xác định được mục tiêu kinh doanh và quản lý dòng tiền một cách hiệu quả. Kế hoạch tài chính là phần không thể thiếu trong bất kỳ doanh nghiệp nào.

Một số thành phần chính của kế hoạch tài chính bao gồm:

  • Mục tiêu tài chính: Đây là những kết quả tài chính mà doanh nghiệp muốn đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Mục tiêu tài chính có thể bao gồm doanh thu, chi phí, dòng tiền,…
  • Dự báo doanh thu: Ước tính doanh thu từ tất cả các nguồn của doanh nghiệp trong tương lai.
  • Ước tính chi phí: Ước tính các khoản chi tiêu cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh.
  • Ước tính lợi nhuận: Tính toán lợi nhuận thực tế mà doanh nghiệp có thể nhận được.

ke-hoach-tai-chinh-la-gi

Tầm quan trọng của mẫu lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp, đem đến rất nhiều lợi ích, trong số đó phải kể đến:

  • Định hướng chiến lược: Như đã đề cập, kế hoạch tài chính hỗ trợ doanh nghiệp xác định mục tiêu kinh doanh và kế hoạch để đạt được mục tiêu đó. Điều này giúp doanh nghiệp biết được mình đang ở đó và cần làm gì trong thời gian tới.
  • Quản lý rủi ro: Thông qua bản kế hoạch, doanh nghiệp có thể dự báo được các rủi ro tài chính tiềm ẩn. Điều này giúp doanh nghiệp nhanh chóng chuẩn bị biện pháp phòng ngừa, tránh được những tình huống khó khăn và giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Tối ưu nguồn lực: Doanh nghiệp có thể tối ưu hóa nguồn lực tài chính thông qua bản kế hoạch tài chính chi tiết. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất hoạt động kinh doanh và lợi nhuận đem về.
  • Đánh giá hiệu quả: Thông qua bản kế hoạch, doanh nghiệp có thể đo lường và đánh giá một cách hiệu quả. Dựa trên các chỉ số, doanh nghiệp có thể tiếp tục phát triển chiến lược hoặc điều chỉnh kịp thời để đạt hiệu quả kinh doanh tốt hơn.

Các bước lập kế hoạch tài chính

Bước 1: Nghiên cứu các vấn đề tài chính

Để có thể lập được mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp, bước không thể thiếu chính là nghiên cứu các vấn đề tài chính. Người lập bản kế hoạch cần có kiến thức chuyên môn nhất định, hiểu rõ về bức tranh thị trường và vị trí doanh nghiệp. Người lập nên dành thời gian nghiên cứu thật kỹ lưỡng để đảm bảo kế hoạch lập ra có tính khả thi và không bỏ sót bất kỳ nào.

nghien-cuu-cac-van-de-tai-chinh

Bước 2: Xác định mục tiêu

Sau khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và nắm rõ tình hình tài chính, bước kế đến trong việc lập mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp đó chính là xác định rõ ràng mục tiêu. Mục tiêu có thể bao gồm: doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thị phần thị trường,… Để nâng cao hiệu quả và xác định rõ ràng hơn, doanh nghiệp có thể tham khảo phương pháp đặt mục tiêu theo mục tiêu SMART.

Bước 3: Thu thập thông tin và dữ liệu

Để lập mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp, bước kế đến doanh nghiệp cần thu thập thông tin và dữ liệu bao gồm: doanh thu, chi phí, dòng tiền, tài sản và nợ phải trả,… Các thông tin này có thể được thu thập từ các báo cáo tài chính, sổ cân đối kế hoạch hoặc cái tài liệu kinh doanh liên quan. Ở bước này, doanh nghiệp có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia tư vấn tài chính để được hỗ trợ tư vấn lựa chọn phương pháp phù hợp với mục tiêu tài chính doanh nghiệp đã đề ra.

Bước 4: Phát triển kế hoạch tài chính

Dựa vào các thông tin đã thu thập được, người lập kế hoạch đã có thể phát triển mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Kế hoạch phát triển cần bao gồm: ưu nhược điểm của phương hướng, thông tin về luật thuế và hệ thống tài chính, các vấn đề liên quan đến an toàn lao động và sức khoẻ người lao động.

Người lập nên xây dựng nhiều kế hoạch tài chính khác nhau để dự báo các tình huống có thể xảy ra trong tương lai. Các kế hoạch này có thể bao gồm: lạc quan, trung bình và bi quan. Việc xây dựng các kế hoạch giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt hơn cho các tình huống khác nhau.

Bước 5: Xây dựng kế hoạch hành động

Ở bước này, người lập đã có thể xây dựng các hoạt động chi tiết cho mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Dựa trên mục tiêu và kế hoạch, người lập có thể đề ra các bước hành động chi tiết. Tuy nhiên để đảm bảo kế hoạch được xây dựng được tối ưu và hướng đến mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp nên tham khảo thêm ý kiến từ những chuyên gia tài chính. 

xay-dung-ke-hoach-hanh-dong

Bước 6: Theo dõi và điều chỉnh kế hoạch

Trong quá trình thực hiện, bước theo dõi và đánh giá là không thể thiếu. Doanh nghiệp cần liên tục theo sát để đảm bảo mục tiêu đang được thực hiện và đi đúng hướng. Các bản đánh giá danh mục đầu tư, bảo hiểm và lựa chọn đầu tư, thuế, báo cáo thị trường trong mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp là những tài liệu quan trọng mà doanh nghiệp cần theo sát để có thể nắm được tiến độ và tránh được những rủi ro có thể xảy ra.

Nguyên tắc khi xây dựng mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Không có bất kỳ nguyên tắc nào khi xây dựng mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp. Tuỳ vào lĩnh vực hoạt động và quy mô kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp sẽ có phương pháp lập kế hoạch tài chính khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, một mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp thường bao gồm các chỉ số: 

  • Báo cáo tình hình lãi- lỗ: Về cơ bản, đây là báo cáo về cách doanh nghiệp đã tích lũy lợi nhuận và các khoản chi phí trong khoảng thời gian nhất định. Bảng báo cáo cần bao gồm: doanh thu, chi phí, tổng lãi hoặc lỗ.
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Đây là bảng báo cáo không thể thiếu nếu muốn lập mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp, bảng báo cáo này sẽ thể hiện dòng tiền ra vào của doanh nghiệp trong khoảng thời gian nhất định Hiện nay báo cáo lưu chuyển tiền tệ được phân thành làm ba hoạt động chính: Hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư.
  • Bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán hay còn được gọi là bảng báo cáo tài chính. Thông qua bảng cân đối kế toán, người lập có thể nhanh chóng xác định tình hình tài chính doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể. Cấu trúc của bảng cân đối kế toán gồm 2 phần chính: tài sản và nguồn vốn 

bang-can-doi-ke-toan-mau

Tổng hợp mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp

Để việc lập kế hoạch tài chính được tối ưu và hiệu quả, bạn có thể tham khảo và sử dụng một số mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp dưới đây:

Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp cơ bản

Đây là mẫu kế hoạch gắn liền với hoạt động kinh doanh, bao gồm các yếu tố: nghiên cứu thị trường, bảng cân đối kế toán, báo cáo lãi lỗ, ngân sách,…

mau-ke-hoach-tai-chinh-doanh-nghiep-co-ban

Download mẫu kế hoạch tài chính cơ bản ngay tại đây

Mẫu kế hoạch tài chính cho startup

Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp dành cho startup sẽ bao gồm các yếu tố cơ bản sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo P&L và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Đây là mẫu thiết kế đặc biệt hỗ trợ gọi vốn và thuyết phục các nhà đầu tư một cách hiệu quả.

mau-ke-hoach-tai-chinh-danh-cho-start-up

Download mẫu kế hoạch tài chính dành cho startup ngay tại đây

Mẫu kế hoạch tài chính theo thời gian

Mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp nè sẽ bao gồm chi tiết các kế hoạch tài chính ngắn hạn (1 năm), trung hạn (3-5 năm) và dài hạn (trên 5 năm). Thông qua mẫu này, doanh nghiệp có thể có cái nhìn tổng thể và định hướng chiến lược hiệu quả. 

mau-ke-hoach-tai-chinh-theo-thoi-gian

Download mẫu kế hoạch tài chính theo thời gian ngay tại đây

Lời kết

Kế hoạch tài chính là một công cụ đắc lực hỗ trợ doanh nghiệp định hướng hoạt động tài chính và đạt được các mục tiêu kinh doanh. Hy vọng thông qua bài viết vừa rồi bạn đã có thể nắm rõ những kiến thức cơ bản và có thể tự lập được mẫu kế hoạch tài chính doanh nghiệp cho mình. Chúc bạn thành công!

Pop Event


global summit

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Đăng ký

This will close in 25 seconds

x