Mục tiêu SMART là gì? Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART

Trong bất kỳ bản kế hoạch hay chiến lược nào, việc đặt mục tiêu là vô cùng quan trọng, mục tiêu được xem là tấm bản đồ định hướng cho doanh nghiệp thực hiện kế hoạch và các hành động chiến lược của mình. Vậy bạn đã bao giờ nghe đến mục tiêu SMART chưa? Mục tiêu này có ý nghĩa gì? Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây.

Mục tiêu SMART là gì?

SMART là nguyên tắc hàng đầu khi xây dựng bất kỳ mục tiêu nào. Bằng cách tiếp cận cụ thể và có hướng dẫn để đặt mục tiêu, đảm bảo rằng chúng rõ ràng, có thể đo lường và thực hiện được, mục tiêu SMART giúp doanh nghiệp định hình hướng đi và triển khai chiến lược hoạt động rõ ràng, hiệu quả.

SMART là viết tắt của:

  • S- Specific (Tính cụ thể)
  • M- Measurable (Có thể đo lường)
  • A- Achievable (Có thể đạt được)
  • R- Realistics (Thực tế)
  • T- Time-bound (Khung thời gian)
Mục tiêu SMART là gì?
Mục tiêu SMART là gì?

Ý nghĩa của mục tiêu SMART

Mỗi thành phần trong mục tiêu SMART đều có ý nghĩa riêng và giúp bạn trả lời những câu hỏi quan trọng khi đặt ra mục tiêu

Specific (Tính cụ thể)

Mục tiêu đặt ra cần chi tiết, rõ ràng và dễ hiểu, bạn có thể tham khảo bộ câu hỏi 5W để cụ thể hoá mục tiêu của mình như sau:

  • What – Mục tiêu của doanh nghiệp là gì?
  • Who – Vai trò của mỗi người như thế nào? Ai sẽ tham gia vào quá trình này?
  • Where – Mục tiêu này sẽ áp dụng ở đâu/trên nền tảng nào?
  • When – Khi nào tôi sẽ đạt được mục tiêu này?
  • Why – Vì sao doanh nghiệp lại đặt ra mục tiêu này? Mục tiêu này có ý nghĩa gì đối với sự phát triển của doanh nghiệp

Ví dụ:

  • Tăng doanh số bán hàng => Tăng doanh số bán hàng lên 20% từ  100.000.000 VNĐ – 120.000.000 VNĐ/tháng trong quý 3 năm 2024
  • Tiết kiệm chi phí => Tiết kiệm 5% tổng chi phí năm 2024 so với năm 2023

Measurable (Có thể đo lường)

Bên cạnh tính cụ thể, doanh nghiệp cần đặt ra mục tiêu có thể đo lường được bằng các chỉ số cụ thể. Bạn có thể tham khảo sử dụng câu hỏi 1H (How much/How many) khi đặt mục tiêu SMART như sau:

  • How – Kết quả công việc cần đạt được ở mức nào?

Ví dụ: Sản phẩm này sẽ được phân phối tại nhiều cửa hàng => Sản phẩm này sẽ được phân phối tại ít nhất 500 cửa hàng trong năm 2024

su-dung-bo-cau-hoi-5w1h-khi-dat-muc-tieu-smart

Achievable (Có thể đạt được)

Mục tiêu đặt ra cần đảm bảo tính phải thực tế và có thể đạt được, doanh nghiệp cần suy xét dựa trên nguồn lực hiện có và chiến lược kinh doanh hiện tại để đặt mục tiêu phù hợp. Mục tiêu không nên quá cao, khi không đạt được sẽ dễ bị nản lòng. Mục tiêu cũng không nên quá thấp dẫn đến tình trạng thiếu động lực phấn đấu.

Ví dụ: Doanh số trung bình hằng tháng của doanh nghiệp tăng trưởng khoảng 10%/năm 2022. Dựa vào tình thực tế và nguồn lực, doanh nghiệp có thể đặt mục tiêu năm 2024 tăng trưởng 15%. Nếu đặt các mục tiêu phi thực tế như: tăng trưởng 50% sẽ khiến doanh nghiệp nản lòng, nếu đặt mục tiêu tăng 10% sẽ thiếu tính thử thách và khiến doanh nghiệp mất động lực phấn đấu.

Realistic (Tính thực tế)

Khi thiết lập mục tiêu kinh doanh và áp dụng nguyên tắc SMART doanh nghiệp cần phải nhìn xa, trông rộng và đặt ra các mục tiêu phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp. Cần suy xét đến các yếu tố nguồn lực, thời gian, tình hình thị trường,…

  • Với nguồn lực hiện tại của doanh nghiệp có thể thực hiện được điều đó hay không?
  • Mục tiêu có đang đi đúng với tình hình thực tế hay không?

Time-bound (Khung thời gian)

“Thời gian là vàng là bạc”, nhiều doanh nghiệp thường quên cân nhắc yếu tố này. Khung thời gian là yếu tố đặc biệt quan trọng trong mục tiêu SMART. Bất kỳ mục tiêu nào đặt ra đều cần phải có khung thời gian cụ thể để hoàn thành, việc nắm rõ mốc thời gian sẽ giúp doanh nghiệp biết được mình cần làm gì, nên làm gì trong giai đoạn nào. Đồng thời tiết kiệm được thời gian, nguồn lực, chi phí,… trong quá trình thực hiện

Ví dụ:

  • Tăng lượng truy cập website => Tăng lượng truy cập website lên 20% trong 3 tháng

Lợi ích của doanh nghiệp khi thiết lập mục tiêu SMART

1. Tối ưu các mục tiêu

Mục tiêu SMART sử dụng các số liệu được đo lường cụ thể, điều này giúp doanh nghiệp có thể thực hiện và theo dõi đảm bảo mục tiêu đang đi đúng tiến độ. Các hoạt động triển khai cũng dần rõ ràng, chính xác và hiệu quả hơn. 

2. Tăng khả năng phù hợp mục tiêu

Đáp ứng các tiêu chí của mục tiêu SMART giúp công ty xác định được tính khả thi và mức độ phù hợp của doanh nghiệp. Toàn bộ các bộ phận phòng ban trong công ty sẽ có sự liên kết và phối hợp chặt chẽ. Đồng thời cho phép doanh nghiệp loại bỏ những kế hoạch, chiến lược không phù hợp, xa vời mục tiêu. 

3. Thúc đẩy hiệu suất làm việc

Có mục tiêu rõ ràng giúp các bộ phận phòng ban trong công ty phối hợp chặt chẽ và hiệu quả. Toàn bộ mục tiêu riêng lẻ sẽ đều hướng đến vì mục tiêu chung. Các mục tiêu nhỏ đã hoàn thành sẽ giúp bổ trợ lẫn nhau tăng hiệu suất làm việc. Đồng thời việc biết được mình phải làm gì và nên làm gì để đóng góp vào sự thành công của công ty sẽ giúp tinh thần và năng suất của mỗi cá nhân tăng cao. Chính điều này sẽ mang lại sức mạnh to lớn cho doanh nghiệp.

Thúc đẩy hiệu suất làm việc

Nguyên tắc đặt mục tiêu SMART

  • Định hình ý định: Dựa vào những tiêu chí đã phân tích ở trên, hãy tiến hành định hình mục tiêu cho doanh nghiệp bám sát vào 5 thành phần SMART. Hãy đặt ra các nấc thang với nấc thang cao nhất chính là mục tiêu dài hạn doanh nghiệp muốn đạt được, kế đến là các nấc thang nhỏ hơn cần thực hiện để lên đến được nấc thang cao nhất.
  • Viết mục tiêu ra giấy: Hãy viết những mục tiêu muốn thực hiện ra giấy, sau đó dán ở bất cứ nơi nào dễ bắt gặp thường xuyên nhất. Cách làm này giúp nhắc nhở và tạo động lực cho chúng ta thực hiện mục tiêu.
  • Xây dựng kế hoạch hành động chi tiết: Dựa vào SMART, hãy chia nhỏ mục tiêu và triển khai các kế hoạch hành động chi tiết hơn, đó có thể là kế hoạch theo ngày/tuần/tháng, đảm bảo rằng mọi người đều biết vai trò của mình và cách đạt được mục tiêu chung
  • Liên tục kiểm tra và đánh giá: Khi thực hiện bất kì công việc gì, việc theo dõi sát sao là vô cùng quan trọng, khi thực hiện mục tiêu SMART bạn cũng cần đều đặn duy trì kiểm tra và đánh giá. Bạn có thể sớm phát hiện các vấn đề và điều chỉnh trong trường hợp cần thiết, đồng thời duy trì động lực trong quá trình thực hiện mục tiêu,
Viết mục tiêu ra giấy
Viết mục tiêu ra giấy

Cần liên tục kiểm tra và đánh giá để đảm bảo mục tiêu vẫn đi đúng tiến độ, đồng thời đảm bảo thực hiện các công việc theo thứ tự ưu tiên, việc gì quan trọng làm trước, việc gì kém quan trọng sắp xếp thực hiện sau.

So sánh OKR và SMART

Nếu bạn đã từng nghe về mô hình OKR (Objective Key Result) thì sẽ cảm thấy những điểm tương đồng nhất định và khó phân biệt giữa OKR và mục tiêu SMART. Sau đây là sự so sánh giữa 2 mô hình này.

Điểm giống nhau: 

  • OKR và SMART đều mang đặc điểm của mô hình quản trị mục tiêu (MBO) và đều cho rằng mục tiêu chính là chìa khóa đạt được thành công của doanh nghiệp.
  • Tương tự mục tiêu SMART, mục tiêu đặt ra trong mô hình OKR cũng đảm bảo đáp ứng về: Tính cụ thể, tính đo lường, tính khả thi, thực tế và khung thời gian

Sự khác nhau: 

SMART OKR
Mục đích  Mô hình SMART đặt ra các mục tiêu cụ thể và có thể đo lường được OKR tập trung vào việc thiết lập mục tiêu (Objective) và các chỉ số chính (Key Results) đo lường chính, nhằm đánh giá hiệu quả quá trình thực hiện
Phạm vi áp dụng SMART thường được áp dụng cho các cá nhân hoặc các phòng ban của doanh nghiệp OKR thường được sử dụng để đặt ra mục tiêu chiến  lược cho toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức
Sự linh hoạt Không đưa ra số lượng mục tiêu cụ thể cần đạt được Đưa ra số lượng mục tiêu cụ thể và các chỉ số đánh giá phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp
Thời gian Đặt ra thời gian cụ thể để đạt được mục tiêu Dùng các chỉ số chính để đo lường hiệu quả mục tiêu trong những khoảng thời gian nhất định

Ví dụ so sánh OKR và SMART

Ví dụ về mục tiêu SMART:

  • Specific (Cụ thể): Tăng doanh số bán hàng trung bình hằng tháng lên 20%.
  • Measurable (Đo lường được): Doanh số bán hàng tăng từ 100.000.000 lên 120.000.000 VNĐ/ tháng.
  • Achievable (Có thể đạt được): Tăng trưởng trung bình năm ngoái đạt 15%/tháng.
  • Realistic (Thực tế): Thay đổi trong chiến lược kinh doanh, tận dụng các ưu điểm từ năm cũ và tiếp tục phát huy => Có thể đạt được
  • Time-bound (Khung thời gian): Đến quý 3 năm 2024

Ví dụ về mục tiêu OKR

  • Objective (Mục tiêu): Doanh số bán hàng trung bình hằng tháng tăng trưởng ổn định trong quý 3 năm 2024
  • Key Results (Kết quả chính):
    1. Doanh số bán hàng trung bình tăng từ 100.000.000 lên 120.000.000 VNĐ/ tháng.
    2. Tỷ lệ chuyển đổi tăng từ 6% – 9%.

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ tổng quan của ACCESSTRADE về mục tiêu SMART. Hãy áp dụng mô hình SMART cho doanh nghiệp của bạnngay hôm nay. Hy vọng bài viết vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn. Chúc bạn thành công! 

Pop Event


Tết Moneyfest 2025

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x