PINDUODUO và Sự trỗi dậy của thương mại xã hội (Social Commerce)

PINDUODUO là gì?

Lời mở đầu của người dịch

Bài viết này là điều mà người dịch đã tìm kiếm, đắm chìm và mong đợi bấy lâu.

Khi xây dựng ACCESSTRADE, chúng tôi thấu hiểu rằng, 74% người dùng ra quyết định mua hàng bị ảnh hưởng bởi lời khuyên của bạn bè, người thân và chuyên gia. Facebook, Uber, Tesla, Dropbox, … thành công với rất ít chi phí cho marketing, mà bởi sự lan truyền của người dùng. 

Covid-19 là cơn sóng thần, đẩy tốc độ online mọi hoạt động kinh tế xã hội nhanh hơn bao giờ hết! Offline tàn lụi, Online vươn lên!

ACCESSTRADE, một nền tảng tiếp thị liên kết, với 500.000 nhà bán lẻ, 73 triệu danh mục hàng hóa, tạo ra nhiều triệu đơn hàng mỗi tháng đang đứng trước cơ hội lớn để có thể trở thành một Nền tảng thương mại xã hội Social Commerce của toàn ĐNA. 

——————————-

Bao phủ khắp global, Covid -19 chuyển chúng ta từ những không gian cộng đồng vào giới hạn trong ngôi nhà chật hẹp, trải nghiệm xã hội của chúng ta bị buộc phải thích ứng. Vượt qua những mạng xã hội chúng ta đã biết và sử dụng, chúng ta đang tìm kiếm những cách thức mới để tích hợp xã hội vào trong cuộc sống online. Chúng tôi xem xét những gì có thể có ý nghĩa đối với tương lai của E-Commerce. Trong vài năm qua, chúng tôi đã theo dõi một trường hợp điển hình thú vị là PINDUODUO .

HIện tại, khi Trung Quốc đang hồi phục từ tác động của Covid-19, Pinduoduo và cách tiếp cận mua sắm xã hội (social – shopping) của họ thậm chí còn tốt hơn để sẵn sàng nắm lấy đầy đủ các giao dịch offline to online trong thương. Thành công của PINDUODUO tại Trung Quốc gợi mở một cơ hội tiềm tàng cho các nền tảng thương mại xã hội thành công tại các khu vực khác.

 

Thông tin cần biết về PINDUODUO

Khi PINDUODUO ra mắt vào 2015, cơ hội cho một sàn thương mại điện tử tại Trung Quốc là rất nhỏ nhoi. 02 Nền tảng TMĐT lớn nhất là JD và Taobao/Tmall (thương hiệu con của Alibaba) đã độc chiếm thị trường TMĐT tại Trung Quốc, tương tự như Amazone thống trị tại Mỹ. Trong những năm đó, JD và Taobao tạo ra tổng GMV (Tổng giá trị giao dịch) là 433 tỷ USD.

Và hiện nay, sau 05 năm, PINDUODUO đang thách thức mọi dự đoán, tăng trưởng thần tốc từ một công ty khởi nghiệp (start -up) trở thành 01 công ty có giá trị 57 tỷ USD với 585 triệu khách hàng thường xuyên hoạt động (active buyers), tạo ra trên 144 tỷ USD GMV trong 12 tháng qua. Trong 2020, PDD trở thành sàn thương mại điện tử có lượng người dùng thường xuyên đông thứ 02, chỉ xếp sau Alibaba.

PDD tìm thấy cơ hội cho chính mình trong thương mại điện tử, không phải là một đối thủ trực tiếp như JD- website mua sắm dựa vào tìm kiếm, mà là một nền tảng thương mại điện tử mới tập trung vào tương táctrải nghiệm mua sắm xã hội trực tuyến.

Mua sắm cộng đồng (social shopping) giống như một khái niệm mới, nhưng thực ra nó đã tồn tại trong thế giới thực, khi mua sắm có nghĩa “Tương tác và vui thích” và việc mua sắm thường được rủ rê bởi bạn bè và người thân.Nhận thấy việc mua sắm mà không có phản hồi từ bạn bè người thân khó khăn ra sao. Các nền tảng TMĐT như JD, Alibaba, Amazon không giải quyết việc đó, mà thay vào đó, tối ưu tính hiệu quả, phễu giao dịch và tỷ lệ mua hàng.

PDD lại có cách tiếp cận khác, họ cố gắng mô phỏng trải nghiệm mua sắm offline trên online bằng cách xây dựng cộng đồng thông qua mô hình mua sắm theo nhóm của mình, định hướng sự gắn kết thông qua tính giải trí và các game tương tác và phần thưởng, và tạo ra những trải nghiệm cá nhân hoá và có giá trị thông qua các tính năng đề xuất (recommendations).

Người tiêu dùng mong muốn gắn kết xã hội trong khi mua sắm được nhận thấy rõ rệt trong một số ngành hàng. Mua sắm trên online mới đạt 29% trong ngành hàng may mặc, 11% ngành sức khoẻ và chăm sóc cá nhân, và 3% ngành thực phẩm và đồ uống vào 2020 tại Mỹ (so với 55% và 43% của sách/âm nhạc và máy tính/điện tử mua sắm online).

Những số liệu này minh chứng cho việc thiếu những nhân tố trong thương mại điện tử. Mua sắm cộng đồng đặc biệt quan trọng cho những ngành hàng mà người tiêu dùng cần có sự tham khảo, phản hồi  đề xuất từ bạn bè. PDD là một trong những công ty đầu tiên thành công trong việc xây dựng một trải nghiệm mua sắm cộng đồng và đã liên tục thúc đẩy sự dịch chuyển thương mại từ offline sang online tại Trung Quốc.

Theo góc nhìn của chúng tôi, thành công nhanh chóng của PDD với thương mại cộng đồng sẽ được nhân bản tải nhiều nơi trên thế giới, và điều này sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại điện tử phát triển trong các ngành hàng hóa thúc đẩy bởi xã hội. Và vì vậy, hiểu được thành công của PDD là hiểu được tương lai của ngành TMĐT toàn cầu.

 

Xây dựng cộng đồng bằng “Mua sắm theo nhóm”

Cốt lõi của trải nghiệm PDD là mua hàng theo nhóm, nơi người mua hàng sẽ lập thành nhóm để nhận được giảm giá (discount) từ người bán. Trải nghiệm khách hàng, như được thể hiện trong đồ hoạ dưới đây:

xây dựng PINDUODUO

Cho mỗi hạng mục, người bán (merchant) quyết định 02 mức giá, một cho cá nhân mua hàng và 01 cho nhóm mua. Nếu người dùng lựa chọn hình thức “Mua theo nhóm” họ cũng có thể 

  • (2.1) Khởi Tạo một nhóm mua hoặc 
  • (2.2) tham gia một nhóm mua hiện hữu. 

Khi người dùng Khởi tạo một nhóm mua, họ có thể sử dụng mạng xã hội như Wechat để chủ động mời bạn bè của mình tham gia vào nhóm của mình (3.1) or bị động chờ đợi những người mua khác tham gia nhóm của mình trên nền tảng PDD (3.2). 

Một nhóm cần được thành lập trong vòng 24h để được chốt đơn hàng. Khi nhóm mua được thành lập, hàng hóa sẽ được xác nhận và trong vòng 48 g hàng sẽ được giao tới khách hàng. Gần như mọi giao dịch trên PDD được thực hiện qua hình thức nhóm mua.

Khi mới thành lập, để lập 01 nhóm, nhiều nhóm có quy mô lớn (e.g trên 10 người), nhưng để PDD tăng trưởng, yêu cầu về số lượng thành viên của nhóm đã được gỡ bỏ. Nhóm mua có lợi cho cả người mua và nhà sản xuất; người tiêu dùng mua được hàng hoá họ muốn với giá tốt hơn, và người bán lại tăng được số lượng hàng bán và thấy rõ tiềm năng nhu cầu tương lai.

Bên cạnh việc giúp cho giá hàng hoá giảm, mua nhóm còn giúp giải quyết vấn đề “khủng hoảng lòng tin” trong bán lẻ tại các thành phố đang phát triển của Trung Quốc, khi có hơn 80% bán lẻ là manh mún và người tiêu dùng phụ thuộc lớn vào “giới thiệu xã hội” để ra quyết định mua sắm.

Nhóm mua của PDD thường được so sánh với mô hình Groupon tại Mỹ, bởi cả 02 đều cho phép Mua theo nhóm. Tuy nhiên thực ra 02 mô hình lại rất khác nhau. 

  • 1. Đầu tiên, các deal của PDD được người bán đề xuất, nhưng khởi tạo bởi người mua (người mua phải thành lập hoặc tham gia một nhóm có quy mô để có được deal hời), trong khi các deals của Groupon được tạo và quản lý hoàn toàn bởi người Bán. 
  • 2. Thứ hai, nhóm mua của PDD được sử dụng cho các hàng hoá thông dụng, hàng ngày (ví dụ hoa quả, rau củ, may mặc) có giá trị đối với khách hàng trong khi Groupon là các hàng hoá/dịch vụ độc mà không mua/bán ở nơi khác. 
  • 3. Thứ ba, sản phẩm trên PDD là khắp các vùng miền địa lý tại trung quốc và đang mở rộng trên toàn thế giới. Đây là điều đối nghịch với Groupon, khi người bán sử dụng Groupon để kéo khách hàng tới sử dụng, mua sắm hàng hoá, dịch vụ tại tới các địa điểm, cửa hàng của mình tại địa phương.  

Điều này mang tới cho người tiêu dùng những giá trị mạnh mẽ hơn nhiều vì người dùng vẫn được giảm giá đối với hàng hóa mà họ có thể cần mua so với việc để người bán quyết định giảm giá bằng cách cân đối tổng cầu về hàng hóa có giá trị thấp hoặc hàng tồn kho dư thừa. 

Để tối đa hiệu ứng này, PDD ra mắt ngành hàng Rau củ quả. Chiến lược này với 02 mục đích

  1. 1. Đối thủ hiện tại đang tập trung vào những hàng hoá không dễ hư hỏng, vì vậy đại dương đỏ.
  2. 2. Rau củ quả có giá trị đơn hàng thấp (AOV), tần suất mua hàng cao, vì vậy, khách hàng của PDD có lý do để sử dụng PDD thường xuyên. Khi khách hàng tiềm năng bắt gặp một món hời (deal) lớn, họ sẽ giới thiệu tới hàng xóm, bạn bè thông qua Wechat và thành lập nhóm trên 10 người mua để có thể mua được món hời này. Đổi lại, người thành lập nhóm mua đã giúp PDD lấy được thêm 10 khách hàng với chi phí 0 đồng. 

Mua hàng theo nhóm thúc đẩy việc chia sẻ, tự nguyện giới thiệu hàng hoá, PDD vì vậy tăng trưởng lượng người dùng vô cùng nhanh chóng. Chỉ 01 tháng sau khi ra mắt ứng dụng độc lập đầu tiên vào tháng 01 năm 2016 (giao dịch trước đó thực hiện trên Wechat), PDD đã có hơn 10 triệu khách hàng. Chỉ 04 năm sau đó, PDD đã tăng trưởng lên tới 585 triệu khách hàng hoạt động thường xuyên. Để so sánh, Alibaba, mất 14-15 năm để có 500 triệu khách hàng hoạt động từ khi ra mắt so với 4 năm của PDD. 

Bài học cho Startup là mô hình “mua hàng theo nhóm” thực sự có sức mạnh bởi cho phép các hành vi mua sắm truyền thống (như chia sẻ sản phẩm, ý tưởng với bạn bè, lướt xem các gian hàng với bạn bè) được thực hiện trên môi trường online. 

Mua theo nhóm giúp PDD tăng trưởng nhanh chóng và tạo ra một cơ chế đề xuất đặc biệt dựa trên tương tác xã hội của người dùng. Trong khi mua sắm theo nhóm là độc nhất tại Trung Quốc hôm nay, chúng ta chờ đợi thương mại điện tử xã hội sẽ sớm lan rộng trên toàn cầu. 

Các nền tảng thương mại điện tử mới biết khai thác các mối quan hệ xã hội sẽ 

  • (i) thúc đẩy tốt hơn các giao dịch từ truyền thống tới trực tuyến (offline 2 online) và 
  • (ii) tăng trưởng nhanh hơn khi cho phép người dùng tham gia các nhóm trong quan hệ xã hội so với các nền tảng có mối quan hệ 1vs1. 

PDD là nền tảng có hiện ứng mạng mạnh mẽ nhất trên thế giới. (Giá trị của mạng lưới thiết lập các nhóm tỷ lệ thuận với số lượng và mức độ dễ dàng thành lập nhóm. Các nhóm trong Slack, WhatsApp – đã tăng trưởng bùng nổ vì cho phép thành lập các nhóm theo quan hệ xã hội)

Mặc dù, Mua theo nhóm là lý do chính cho sự tăng trưởng nhanh chóng của PDD, một nguyên nhân quan trọng khác cho sự phổ biến của PDD là Wechat được sử dụng rộng rãi tại TQ. Tencent (Chủ sở hữu Wechat) nhà đầu tư lớn của PDD, rất vui khi để PDD tăng trưởng ngay trong hệ sinh thái của mình.

Có rất ít khả năng Facebook sẽ cho phép một ứng dụng thương mại xã hội như Pinduoduo được xây dựng trên Messenger hoặc Instagram ở Mỹ.  Tuy vậy, tại Mỹ không có một nền tảng OTT độc quyền nào như  We chat, vì vậy đây không phải là vấn đề mà các công ty thương mại điện tử xã hội có trụ sở tại Mỹ phải quá lo lắng. 

Khách hàng sử dụng PDD không có những mục tiêu cụ thể, tương đối giống với đi mua sắm tại các Trung tâm thương mại ở thế giới thực. Thời gian mà một khách hàng tiêu tốn tại trung tâm thương mại tỷ lệ thuận với số lượng hàng hoá họ mua.

Áp dụng điều này, PDD trò chơi hoá (gamification) các trải nghiệm để tối đa thời gian sử dụng trên app cho dù khách hàng có mua sắm hay không. Các tính năng, trải nghiệm chủ đạo trên PDD khuyến khích khách hàng sử dụng và chia sẻ là “Daily Check-ins – Điểm danh hàng ngày, Chém giá, Thẻ ưu đãi, và các trò chơi giết thời gian (mini game). Thương mại xã hội tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm tại thế giới thực trên môi trường trực tuyến – đặc biệt mang sự thú vị của việc mua sắm vào nền tảng trực tuyến. 

Chúng ta cùng xem PDD đã làm điều đó như thế nào?

Điểm danh thường nhật

Điểm danh hàng ngày là một tính năng ngay trung tâm của trang chủ. Khuyến khích khách hàng sử dụng hàng ngày để nhận được Điểm thưởng để đổi quà mỗi khi sử dụng PDD. 

Trải nghiệm người dùng như hình ảnh sau đây 

Đầu tiên, người dùng nhấp chuột (click) vào Biểu tượng màu Vàng để “Điểm danh” – Check in. Mỗi lần khách hàng Check in, sẽ được tặng 01 lượng nhỏ điểm hoặc tiền nhất định. Sau vài tháng (và nhiều lần check in), phần thưởng sẽ được cộng dồn. Như ví dụ bên dưới, một khách hàng đã tích lũy được 28.6 Tệ – RMB. Để rút tiền ra (cash out) theo hình thức một Phiếu/Voucher không yêu cầu chi tiêu tối thiểu, người dùng phải tích lũy được một lượng nhất định (ví dụ không dưới 30 Tệ). 

Điểm danh thường nhất là một tính năng đơn giản, nhưng lại rất thông minh, khuyến khích người dùng gắn kết (engage) với PDD hàng ngày. Mỗi lần Điểm danh không tạo ra doanh thu cho PDD, trải nghiệm sản phẩm cuối cùng cũng sẽ kéo người dùng về với hoạt động thương mại khi họ tiến hành quy đổi điểm thưởng (redeem vouchers). 

Về logic điều này sẽ tăng giá trị vòng đời khách hàng (CLV) cho PDD.

Chém giá

Chém giá là một tính năng mà người dùng được mua hàng hóa miễn phí khi chia sẻ một đường link sản phẩm tới bạn bè của họ. Tính năng này được mô tả như sau

Khi vào mục CHÉM GIÁ trên PDD, khách hàng lựa chọn những hàng hóa họ muốn được MIỄN PHÍ. Khi lựa chọn xong, 01 đồng hồ đếm ngược 24 h bắt đầu hoạt động. Để có được hạng mục này miễn phí, người dùng phải chia sẻ đường link của mình tới nhiều bạn bè nhất có thể.

Mỗi người bạn click vào đường link đó và tương tác trên PDD (không cần mua hàng) sẽ tạo ra một mức chiết khấu tích lũy tăng dần cho người khởi tạo ban đầu. Nếu người mua không kịp đưa mức giá về 0 đồng trong vòng 24h, họ sẽ không được mua với giá 0 đồng và phải bắt đầu lại từ đầu. 

Sản phẩm bắt chước trải nghiệm “lên cấp” trong các trò chơi nhiều người chơi trực tuyến lớn như World of Warcraft, việc lên cấp sẽ khó hơn khi bạn lên cấp cao hơn.

Trong PDD, độ khó được thay đổi dựa trên người dùng (ví dụ dễ hơn cho người dùng ít sử dụng PDD – để thu hút người dùng mới) và hàng hóa (hàng càng đắt càng khó). 

Thêm nữa, tương tự cách lên cấp, càng gần tới mục tiêu (level cao hơn), tỷ lệ chiết khấu khi bạn bè tương tác với link được chia sẻ lại càng ít đi. 

Cũng như Điểm Danh Thường Nhật, Chém giá khuyến khích người dùng gắn kết với PDD và cuối cùng là thúc đẩy họ tới việc đặt hàng trên sàn thương mại điện tử này. Nhưng khác với DDTN, Chém giá khuyến khích người dùng bằng cách chia sẻ PDD với các mối quan hệ xã hội của mình.

Vì vậy, bên cạnh gia tăng giá trị vòng đời khách hàng, chém giá đồng thời còn giúp PDD thu hút những khách hàng mới một cách vô cùng hiệu quả khi người dùng chia sẻ sản phẩm.

Chương trình thẻ điểm ưu đãi

Chương trình thẻ điểm của PDD được thiết kế để khuyến khích người dùng chia sẻ sản phẩm với bạn bè và để tiết kiệm tiền bằng các Thẻ/Chiết khấu đặc biệt. PDD có rất nhiều các Thẻ điểm khác nhau, bao gồm 02 loại chính: (i) loại khuyến khích các hành động cụ thể và (ii) cung cấp các tiện ích cho người dùng. 03 Thẻ điểm phổ biến nhất là Thẻ Thông hành miễn phí (Free Pass Card), Thẻ thương hiệu đen, và Thẻ Thương hiệu. 

Thẻ Thông hành miễn phí là một chương trình khách hàng trung thành (loyalty program), người dùng có thể mua hàng hóa được chiết khấu theo mức nhóm, mà lại không cần phải tham gia 01 nhóm nào. Người dùng thường nhận được một Thẻ thông hành miễn phí khi mua 02 đơn hàng tại PDD.

Với Thẻ thương hiệu Đen, khách hàng được khuyến khích để lại các nhận xét (review) trên nền tảng này để nhận được một chiết khấu cho các sản phẩm có thương hiệu. PDD tặng người dùng Thẻ thương hiệu Đen sau khi chia sẻ 2-4 nhận xét trên website này. Quyết định của khách hàng rất phụ thuộc vào ý kiến và nhận xét của người mua trước đó. 

Thẻ Thương hiệu đen tưởng thưởng cho khách hàng khi họ thực hiện một hành động giúp nền tảng tốt đẹp hơn đối với toàn bộ người dùng. 

Thẻ Thương hiệu nhắm tới thúc đẩy người dùng mua sắm các hàng hóa có thương hiệu được trên PDD. Khách hàng nhận được 01 thẻ Thương Hiệu sau khi họ mua hàng trên PDD. Khách hàng có thể chia sẻ Thẻ thương hiệu của mình với bạn bè qua Wechat, để thu hút bạn bè của mình xem và mua các sản phẩm có thương hiệu trên PDD. Đây là cách hiệu quả để khích lệ người dùng mua các hàng hóa có thương hiệu mà bình thường họ sẽ không thực hiện bởi vì họ nhận được lời giới thiệu từ người bạn tin cậy.

Đây cũng là một tính năng quan trọng vì PDD được biết tới lâu nay chủ yếu mua bán các hàng hóa không có tên tuổi. Thẻ Thương Hiệu là cơ chế hiệu quả gia tăng thị phần các sản phẩm có thương hiệu của PDD tại Trung Quốc. 

Mini Game  – Trò chơi giết thời gian 

PDD luôn tìm mọi cách để người dùng sử dụng thường xuyên nhất có thể, và họ muốn trải nghiệm khách hàng thật như trong thế giới mua sắm thực. Vì vậy, họ muốn người dùng sử dụng app phải VUI, cho dù việc đó chưa phải ngay lập tức tạo ra đơn hàng. 

PDD hiện có nhiều trò chơi trong ứng dụng để tăng thời gian sử dụng. Trò chơi phổ biến đầu tiên trên PDD là Vườn cây Duo Duo (Duo Duo Orchard). Liên tưởng tới Nông Trại Vui Vẻ (FarmVille) ngoại trừ phần thưởng bây giờ là hiện vật. 

Trò chơi rất đơn giản, người dùng xây dựng và trồng trọt hoa trái online và sẽ nhận được một hộp hoa quả thật được ship tới tận nhà. Riêng trò chơi này đã đạt hơn 11 triệu người chơi hàng ngày (DAUs)!

Mặc dù không nhiều người chơi, Orchard cũng đòi hỏi hợp tác xã hội để thúc đẩy tương tác mạng. Khi người dùng chọn một cây để trồng (ví dụ: xoài, chanh, hạt mắc ca), cần chăm sóc cây bằng nước và phân bón. Càng mua sắm trên Pinduoduo, càng nhận được nhiều nước để nuôi dưỡng cây. Để khuyến khích tương tác nhiều hơn với bạn bè, bạn cũng có thể chia sẻ các giọt nước.

Mua hàng theo nhóm và chia sẻ liên kết sản phẩm cho phép người dùng có được các công cụ đặc biệt như lon nước, đồ trang trí cho vườn cây ăn quả của bạn hoặc bao phân bón, giúp tăng tốc độ phát triển của cây. Pinduoduo đang mở rộng lựa chọn trò chơi ứng dụng. Gần đây nó đã ra mắt DD Bank, một trò chơi heo đất nơi người dùng tích lũy tiền xu có thể trao đổi theo thời gian.

Các trò chơi như Duo Duo Orchard và DD Bank rất khéo léo bởi vì sự tiến bộ hoặc “lên cấp” gắn liền với các hành vi thúc đẩy các mục tiêu tài chính cho công ty. Bằng cách khuyến khích người dùng chơi trò chơi trên Pinduoduo, họ có thể tạo ra tình huống đôi bên cùng có lợi cho người bán, người tiêu dùng và chính họ.

Cụ thể hơn, người bán nhận thấy hàng hóa bán nhiều hơn, người tiêu dùng vui vẻ và nhận được ưu đãi độc quyền và Pinduoduo tạo ra doanh thu.

 

Cá nhân hóa 

Cuối cùng, không giống như các sàn TMĐT dựa trên tìm kiếm, Pinduoduo có khả năng cá nhân hóa cao và dựa trên đề xuất. Điều này có nghĩa là người dùng truy cập Pinduoduo mà không có bất kỳ mục đích cụ thể nào, giống như ghé thăm một trung tâm mua sắm trong thế giới thực.

Dựa trên thông tin như bạn bè của người dùng là ai, danh mục yêu thích của họ là gì và người bạn mà họ tin tưởng, Pinduoduo có thể đưa ra các đề xuất được cá nhân hóa cho từng người dùng. Pinduoduo có vị trí duy nhất để làm điều này do người dùng chia sẻ sản phẩm do Mua theo nhóm gây ra.

Dữ liệu được nền tảng tổng hợp cho phép công ty tối ưu hóa những mặt hàng mà người dùng gặp trên ứng dụng bằng cách đánh dấu (1) sản phẩm mà bạn bè đáng tin cậy đã mua hoặc đề xuất và (2) sản phẩm trong danh mục yêu thích của người dùng. 

Đối với khách hàng mới, thông lệ tiêu chuẩn là hiển thị cho người dùng mới các danh mục khác nhau (dựa trên những gì họ biết về người dùng đó và bạn bè của họ) và xem cách họ tương tác với các danh mục đó. Điều này sau đó được sử dụng để tạo Chân dung khách hàng (Customer persona) của bạn và giúp giới thiệu (recommendation) sản phẩm trong tương lai.

Ngoài việc đưa ra các đề xuất sản phẩm được cá nhân hóa, Pinduoduo cũng nghĩ về giá trị đồng tiền như một khái niệm có thể cá nhân hóa. Dựa trên lịch sử mua hàng / duyệt web của người dùng, Pinduoduo biết liệu người dùng coi trọng quần áo hàng hiệu giá cao hay quần áo không nhãn hiệu giá rẻ. Dựa trên cá tính mua hàng cụ thể của người dùng, Pinduoduo sẽ chỉ hiển thị cho bạn các mặt hàng quần áo phù hợp với khả năng chi trả.

 

Thương mại điện tử toàn cầu trong tương lai

Cơ hội lớn cho các công ty đưa xã hội vào nền tảng thương mại điện tử để chiếm thị phần giao dịch điện tử và mở rộng chi tiêu tổng thể của thương mại điện tử trong thương mại nói chung. 

Thành công của mua hàng theo nhóm có thể là đặc trưng riêng biệt trong thương mại điện tử của Trung Quốc, nhưng những hiểu biết sâu sắc mà Pinduoduo có về tích hợp xã hội trong thương mại có thể được phổ biến toàn cầu.

Trong tương lai, khi xây dựng sản phẩm của mình, những người sáng lập (founders) nên xem xét thấu đáo rằng mua sắm là một hoạt động xã hội. Nền tảng Web 1.0 – bao gồm Amazon – tối ưu hóa để đạt hiệu quả và không phân phối tốt các danh mục dựa trên niềm tin.

Chúng tôi tin chắc rằng bằng cách chia sẻ và trải nghiệm thú vị mô phỏng niềm vui khi mua sắm trong thế giới thực vào các sản phẩm, quá trình chuyển đổi từ offline sang online của thương mại sẽ tăng tốc.

Có nhiều chỉ số cho thấy nhu cầu lớn về thương mại xã hội phức tạp hơn trên thị trường Hoa Kỳ đã có. Một ví dụ rõ ràng về điều này là Instagram, có hơn một tỷ người dùng và hiện nay, được cho là một trong những nền tảng mua sắm xã hội lớn nhất thế giới.

Tương tự như Pinduoduo, Instagram đã thu nhập dữ liệu dựa trên lịch sử duyệt web từ bạn bè và những người có ảnh hưởng về những thứ có thể khiến người tiêu dùng quan tâm, thường đi kèm với hoạt động mua sắm. Chỉ riêng sự trỗi dậy của nền kinh tế người ảnh hưởng trên mạng xã hội (influencer) cho thấy người tiêu dùng Hoa Kỳ đã sẵn sàng tham gia hoàn toàn vào việc mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội.

Trên thực tế, chúng tôi đã thấy một số công ty đang cố gắng lấp đầy khoảng trống này. Snackpass, một ứng dụng thực phẩm dành cho các trường đại học, đã xây dựng trải nghiệm xã hội vào sản phẩm của họ. Học sinh có thể gửi quà cho nhau hoặc cùng nhau ấp những vật nuôi ảo bằng cách đặt đồ ăn qua ứng dụng. Những trải nghiệm tương tác này khuyến khích tăng cường sử dụng sản phẩm của công ty. 

Meesho, một sàn giao dịch đại lý ở Ấn Độ, cho phép khách hàng của mình tạo ra các doanh nghiệp nhỏ bằng cách bán sản phẩm / hàng hóa cho bạn bè và gia đình của họ qua Whatsapp và các kênh nhắn tin khác.

Các công ty như Amazon sẽ tiếp tục mở rộng thị phần, cho các nhu cầu mua sắm cụ thể. Nhưng rồi sẽ xuất hiện một điều gì đó để lấp đầy khoảng trống thương mại xã hội điện tử ở Mỹ. Cho dù những nỗ lực nửa vời mà một số nền tảng bán lẻ đang thực hiện vẫn chưa vươn tới điều đó. Thương mại xã hội không chỉ có nghĩa là kết nối tài khoản người dùng với Facebook, nó có nghĩa là tạo ra trải nghiệm mua sắm mới cho người mua và người bán trực tuyến.

Trong khi đó, thương mại xã hội của Pinduoduo mới chỉ đang dần hoàn thiện và ảnh hưởng đến thị trường. Pinduoduo hiện đã tổng hợp đủ thông tin chi tiết về người tiêu dùng mà họ có thể hợp tác và tác động đến các nhà sản xuất ở Trung Quốc để phục vụ cho người dùng của họ.

Nếu có một khoảng trống trong thị trường thương mại điện tử của Mỹ, đó không chỉ là cơ hội để phát triển bán lẻ trực tuyến trong nước. Khi đại dịch thúc đẩy đời sống xã hội trên thế giới đến Internet, có một cơ hội không thể phủ nhận cho các công ty xây dựng mạng xã hội vào nền tảng thương mại của họ để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi ngoại tuyến sang trực tuyến trên toàn cầu.

—————————————————————————————————————–

Thực hiện bởi  Y Combinator

Anu Hariharan, Nic Dardenne

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x