CEO là gì? Tổng quan và vai trò của CEO

CEO là gì? CEO đóng vai trò quan trọng như thế nào trong công ty, doanh nghiệp và để trở thành 1 CEO bạn cần phải có những tố chất, kỹ năng nào? Cùng ACCESSTRADE tìm hiểu ngay các thông tin chi tiết về nội dung này ở bài viết hôm nay nhé.

CEO là gì?

CEO có tên tiếng Anh đầy đủ là Chief Executive Officer hiểu theo tiếng Việt là Giám đốc điều hành. Tại các công ty, doanh nghiệp vị trí CEO được biết đến với các chức danh như Tổng giám đốc, Giám đốc công ty, Giám đốc điều hành. 

CEO là người nắm giữ chức vụ cao nhất trong công ty có quyền đưa ra các quy định quan trọng, giữ vai trò chính trong quản trị doanh nghiệp. Người có tiếng nói lớn nhất được nhiều nhân viên kính trọng và nể phục bởi sự thông minh, linh hoạt trong phong cách làm việc.

CEO là gì?
CEO là gì?

Vai trò quan trọng của CEO là gì? 

CEO là người có trách nhiệm và là người đứng đầu trong việc thiết lập bộ máy hoạt động và triển khai các chiến lược kinh doanh, phát triển dài hạn tại công ty. Mang lại lợi ích cho toàn bộ cổ đông và toàn thể cán bộ nhân viên, xây dựng và chung tay phát triển công ty ngày càng lớn mạnh.

Ngoài ra, vai trò của CEO cũng sẽ tùy thuộc vào sự khác biệt giữa các doanh nghiệp. Với các doanh nghiệp nhỏ, CEO quản lý hầu như toàn bộ hệ thống kể cả trách nhiệm về tuyển dụng nhân sự. Nhưng với các doanh nghiệp lớn, CEO chỉ đưa ra các quyết định thuộc quy mô lớn, những quyết định ít quan trọng sẽ được giao cho người quản lý cấp thấp hơn hoặc phòng ban xử lý khi được CEO phê duyệt.

Vai trò quan trọng của CEO là gì? 
Vai trò quan trọng của CEO là gì?

Sự khác nhau giữa CEO và CFO

Như bạn cũng đã biết CEO là gì được chúng tôi đề cập ở trên. Vậy CFO là gì và sự khác nhau giữa CEO và CFO ra sao?

CFO có nghĩa là Giám đốc tài chính, người đứng đầu về bộ phận tài chính của một công ty/tổ chức. CFO có nhiệm vụ và trách nhiệm giám sát các hoạt động tài chính của công ty, lập ngân sách và báo cáo tài chính. Đồng thời, Giám đốc tài chính CFO thường nằm trong thành viên của hội đồng quản trị.

Sự khác biệt giữa CEO và CFO thể hiện ở phạm vi và mức độ trách nhiệm của họ. Để bạn dễ hình dung, dưới đây là những điểm khác nhau chính giữa vị trí CEO và CFO:

CEO – Giám đốc điều hành

  • Có nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý, giám sát tất cả các phòng ban.
  • Chịu trách nhiệm về chiến lược, bộ máy hoạt động.
  • Phạm vi quản lý rộng lớn gồm quản lý các phòng ban, nhân viên, quan hệ đối tác, đầu tư, quy trình hoạt động, kế hoạch làm việc,vv…
  • Đánh giá về lợi nhuận và rủi ro kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Kết nối, làm việc với tất cả các bộ phận liên quan.
  • Luôn đảm bảo lợi nhuận , quyền lợi cho toàn bộ cán bộ, nhân viên công ty.
  • Chịu trách nhiệm về hiệu suất tổng thể của công ty.

CFO – Giám đốc tài chính

  • Đảm nhận việc giám sát và theo dõi bộ phận tài chính của công ty.
  • Hỗ trợ về chiến lược của tổ chức bằng các nguồn tài chính và tạo ngân sách cho toàn công ty.
  • Chỉ tập trung vào các hoạt động liên quan đến bộ phận tài chính.
  • Đưa ra đánh giá về rủi ro và lợi nhuận trong vấn đề tài chính.
  • Liên lạc với các bên liên quan khi được yêu cầu như nhà đầu tư, ngân hàng.
  • Theo dõi khả năng sinh lời.
  • Lập kế hoạch và báo cáo tài chính định kỳ.

Công việc của một CEO là gì?

Với nhân viên chỉ cần hoàn thành tốt các công việc được giao là đã đảm bảo được yêu cầu mà công ty đã đề ra. Nhưng với một CEO sẽ phải đảm nhận rất nhiều công việc trách nhiệm nặng nề. Để có thể giúp công ty duy trì và phát triển mỗi ngày bạn có thắc mắc công việc cụ thể của một CEO là gì không?

Một số công việc chính của vị trí CEO bạn có thể biết khi họ điều hành và đứng đầu công ty của mình: 

  • Đưa ra các mục tiêu, chiến lược phát triển và tầm nhìn cho công ty. 
  • Định hướng và lập kế hoạch từng mục tiêu, nhiệm vụ theo từng giai đoạn.
  • Xây dựng thương hiệu cho công ty, đưa ra đề xuất, ý kiến để công ty hoạt động mang lại hiệu quả.
  • Gắn kết tập thể nhân viên, đưa ra các chính sách để khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên khi làm việc.
  • Chỉ đạo và quản lý khi triển khai các kế hoạch kinh doanh mới. Chịu trách nhiệm về kế hoạch tài chính và nỗ lực để tạo ra lợi nhuận cho công ty.
  • Ký kết hợp đồng và làm việc với các đối tác, các dự án được đầu tư của công ty.
  • Đánh giá và phê duyệt các chính sách tài chính, điều chỉnh ngân sách và duyệt thu chi của công ty.
  • Quản lý cấp phòng ban và đưa ra các chính sách, quy định về các vấn đề liên quan đến công việc, nghĩa vụ, quyền lợi của các nhân viên trong từng phòng ban.
Công việc của một CEO là gì?
Công việc của một CEO là gì?

Ngoài ra còn nhiều công việc khác mà CEO sẽ là người đảm nhận và quản lý tổng quát. Tóm lại, để trở thành 1 CEO không phải là điều đơn giản bởi vì bạn cần phải có đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, sự chuyên môn,vv… thì mới có thể đảm nhận trọng trách quan trọng này.

Những yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO

Để trở thành 1 CEO chuyên nghiệp bạn cần đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nào? Đây có lẽ là sự quan tâm của rất nhiều bạn khi muốn trở thành 1 doanh nhân, CEO tương lai. Cùng tìm hiểu ngay các kỹ năng, kiến thức cần có khi muốn trở thành Giám đốc điều hành dưới đây nhé.

Có kiến thức đa lĩnh vực 

Để trở thành một CEO – Người điều hành, quản lý tốt đầu tiên bạn cần có kiến thức về đa lĩnh vực phù hợp với lĩnh vực mà công ty đang xây dựng và phát triển. Bạn cần tích lũy về kiến thức dù không quá chuyên sâu nhưng phải nắm được thông tin cơ bản.

Hiểu biết về tình hình kinh tế – xã hội giúp CEO có tầm nhìn rộng, cập nhật thông tin nhạy bén và bắt kịp được xu thế của nền kinh tế. Từ đó đưa ra các chiến lược, chính sách phù hợp giúp phát triển công ty hiệu quả.

Có nền tảng về khoa học quản trị 

Như bạn cũng biết, CEO sẽ đóng vai trò điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của 1 công ty. Vì vậy để làm tốt điều này bạn cần biết được các nền tảng về khoa học quản trị như: Cách xây dựng chiến lược, mục tiêu định hướng, quy trình phát triển, điều phối giữa các phòng ban và cách quản lý tổng thể thành 1 thể thống nhất để khi vận hành, hoạt động mang lại hiệu quả và đạt năng suất cao.

Những yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO
Những yêu cầu cơ bản để trở thành một CEO

Kỹ năng mềm tốt 

Kỹ năng mềm có nghĩa là bạn phải giỏi giao tiếp, trao đổi và tạo sự kết nối với nhau khi trò chuyện. Vì CEO sẽ là người thường xuyên phải gặp đối tác, đàm phán và ký kết hợp đồng. Kỹ năng giao tiếp tốt, chuyên nghiệp là 1 điểm cộng vô cùng lớn giúp bạn đạt được mục tiêu mong muốn trong công việc.

Có kinh nghiệm làm việc

Một CEO thành công cần tích lũy và có nhiều kinh nghiệm, trải qua nhiều thử thách và thử sức ở nhiều môi trường, lĩnh vực khác nhau. Như vậy, bạn mới có đủ sự kiên nhẫn, vững tin và mạnh mẽ khi làm người đầu tàu chèo lái công ty đến với sự thịnh vượng và phát triển.

Có sức khỏe tốt, chịu được áp lực công việc cao 

CEO luôn có 1 khối lượng công việc cực kỳ nhiều và làm việc với cường độ, áp lực cao. Vì vậy để trở thành 1 CEO – Giám đốc điều hành bạn luôn cần có 1 sức khỏe tốt và tinh thần thép thì mới có thể hoàn thành công việc của mình 1 cách tốt nhất.

Kết luận

Bài viết trên ACCESSTRADE đã giới thiệu đến bạn CEO là gì cũng như những yêu cầu cơ bản để bạn có thể trở thành một CEO chuyên nghiệp trong tương lai. Nếu bạn đang có ý định muốn làm 1 CEO với thương hiệu mà mình đã ấp ủ từ lâu thì hãy rèn luyện cho mình thật nhiều kỹ năng để sau này có thể tận dụng nó nhé.

Tham khảo bài viết liên quan:

Teespring là gì? Cách kiếm tiền online với Teespring

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Tìm hiểu thêm

This will close in 25 seconds

Tải app ACCESSTRADE

X
x