Remarketing là gì? Khác biệt giữa remarketing và retargeting là gì?

Remarketing là khái niệm thường thấy trong các kế hoạch Marketing, hay các hoạt động marketing thường thấy, nhất là trong bộ phận digital marketing. Remarketing đem lại cho doanh nghiệp hiệu quả chuyển đổi khá cao so với mức chi phí rất rẻ cần bỏ ra cho phương pháp này. Vì thế, hầu như doanh nghiệp nào cũng sử dụng remarketing như một trong những cách thức quan trọng nhất để giữ chân khách hàng và nâng chuyển đổi.

Remarketing là gì?

Remarketing (tiếp thị lại) là hoạt động nhắc nhở đến khách hàng hoặc nó mô tả việc tương tác lại với khách hàng của bạn. Remarketing có sự tương đồng với retargeting, là một hình thức khá thông dụng của digital marketing. Marketer sẽ gửi các ấn phẩm quảng cáo cho người dùng đã từng vào website của họ, tương tác với fanpage hoặc event của doanh nghiệp hay và đã/chưa có hành động cụ thể với thương hiệu đó. Đây là cách hiệu quả để nhắm trúng mục tiêu là những khách hàng có sự quan tâm đến sản phẩm hay thương hiệu của bạn.
Ngoài ra, Remarketing còn được dùng để tiếp thị, chăm sóc khách hàng ở từng thời điểm, giai đoạn khác nhau khi khách hàng sử dụng sản phẩm hoặc được cá nhân hóa để phù hợp với hành vi từng khách hàng khi họ truy cập trên website.

remarketing

Bởi tệp mà bạn đang hướng đến để quảng cáo là tệp khách hàng cũ hoặc tệp khách hàng đang tương tác với thương hiệu ở thời điểm hiện tại, nên chúng mới có tên gọi ‘re’-marketing. Hãy hiểu nôm na phương pháp này là một cơ hội thứ 2, thứ 3 để tái tiếp cận với khách hàng và đẩy sale, tạo ra chuyển đổi, hoặc giữ chân họ bằng cách để tên của thương hiệu xuất hiện thường xuyên. Remarketing thường được quy về cách hiểu là email, nhưng hoàn toàn có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau ở nhiều nền tảng quảng cáo khác nhau, như Google Ads, Facebook Ads, TikTok Ads, Youtube Ads, SMS, LED, email, v…v…

Cho dù thực hiện remarketing dưới hình thức nào đi nữa, thì cũng không thể phủ nhận đây là phương pháp không thể không suy xét đến khi triển khai bất kỳ chiến dịch marketing nào.

Remarketing và Retargeting

Có thể nói ở thời điểm hiện tại, các phương thức truyền thông, marketing online đã ngày càng hiện đại hơn. Trong đó remarrketing và retarget là 2 phương thức giúp doanh nghiệp của bạn có thể tiếp cận những người đã từng tương tác và quan tâm đến sản phẩm. Bạn hoàn toàn có thể quảng cáo đến họ lần nữa để kích thích quyết định mua hàng của bạn. Tuy nhiên hiện tại rất nhiều người đang hiểu sai về định nghĩa của remarketing và retarget và mặc định 2 thuật ngữ này có ý nghĩa giống nhau, nhưng không phải vậy đây là 2 thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.

remarketing

Sự khác biệt đầu tiên của retargeting và remarketing là về chiến lược thực hiện. Retargeting chủ yếu hoạt động trên cơ sở đẩy quảng cáo tới khách hàng tiềm năng dựa trên data của cookie, trong khi remarketing thường là các hoạt động email. Remarketing bao gồm những hoạt động chính: thu thập thông tin, dữ liệu của khách hàng hoặc người dùng, sắp xếp lại thành một tệp, và dùng tệp đó để đẩy các email quảng cáo về sau.

Khác biệt tiếp theo là đối tượng marketing. Đối với Remarketing, là công cụ bạn mong muốn khách hàng có thể mua hàng nhanh chóng hơn. Đối tượng khách là những người có hứng thú với sản phẩm của bạn, họ đã có những hành động thể hiện như bỏ giỏ hàng (có ý định mua). Retargeting là công cụ bạn dành cho những người thể hiện sự quan tâm đối với sản phẩm của bạn(ghé thăm website). Sau đó bạn nhắm mục tiêu lại để giữ thương hiệu trong tâm trí của những người khách đó. Lặp lại việc truyền tải thông điệp bạn có sản phẩm họ đã quan tâm. Để khi họ phát sinh nhu cầu mua sắm thì bạn sẽ trở thành thương hiệu đầu tiên xuất hiện trong tâm trí của họ.

Như vậy ta có thể thấy, khách hàng ta remarketing sẽ có tiềm năng hơn khách hàng retargeting (xét trên phương diện hành động mua hàng). Mặc dù mục tiêu của cả tiếp thị lại và nhắm mục tiêu lại là như nhau, Nhưng để tác động đến việc chuyển đổi từ những khách hàng tiềm năng, ta cần sử dụng các chiến lược khác nhau để đạt được mục tiêu này.

Cả retargeting và remarketing đều là những phương pháp hiệu quả, và phục vụ những mục đích marketing khác nhau, vì vậy, thay vì tách biệt hai khái niệm, thì gộp chúng lại có thể là phương pháp tốt nhất cho doanh nghiệp để phát triển digital marketing và cải thiện doanh số.

Những lợi ích của Remarketing

Remarketing cần thiết cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đang phát triển kênh digital, bởi:

  • Bám đuổi tập trung vào những traffic từng tương tác với website và có hành vi hứng thú với sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp
  • Nhắm vào những khách hàng có khả năng tạo ra chuyển đổi cao nhất
  • Giữ thương hiệu luôn xuất hiện một cách hợp lý khi khách hàng thực hiện các hành vi khác nhau trên mạng
  • Chi phí được cân đối hợp lý khi cần phân bổ quảng cáo trên nhiều nền tảng và nhiều kênh khác nhau
  • Có thể quảng cáo dưới đa dạng hình thức, bao gồm display ads, tìm kiếm, quảng cáo carousel và nhiều hình thức khác.
  • Đặc biệt quan trọng trong thương mại điện tử – dynamic retargeting giúp doanh nghiệp đưa những quảng cáo mang được cá nhân hóa hơn rất nhiều để phân phối đến từng người dùng khác nhau dựa trên hành vi của họ khi lướt tìm sản phẩm trên mạng.

remarketing

Có thể, website của bạn được tối ưu tốt và thu hút rất nhiều traffic, nhưng bạn phải chú ý đến tỉ lệ chuyển đổi trung bình của traffic mới, bởi tỉ lệ này thường vô cùng thấp. Theo số liệu thống kê trên các sàn TMĐT, một tỉ lệ chuyển đổi ở mức “ổn” rơi vào khoảng 2,5% – 3%. Con số này đã tỏ rõ ràng, website có nhiều traffic chưa chắc đã có doanh số tốt. Vì vậy, remarketing là cách tốt nhất để tập trung bám đuổi lượng khách hàng tiềm năng bị rớt lại qua các tầng phễu kinh doanh.

Nhắm mục tiêu vào nhóm traffic đã thể hiện hành vi quan tâm đến doanh nghiệp là một trong những cách hiệu quả nhất để luôn nhắc họ quay lại và suy nghĩ thêm về sản phẩm của bạn. Tái nhắm mục tiêu có thể áp dụng cho bất kỳ nhóm ngành kinh doanh nào, dù cho về mặt lý thuyết thì đây là phương pháp đặc hiệu ngành TMĐT.

Mẹo hay: Lập chiến lược remarketing để tập trung quảng cáo cho các offer đặc biệt của doanh nghiệp như giảm giá, mua 1 tặng 1, cashback, tặng quà… Đây là những offer không xuất hiện ở trang nhất của website, và nên được nhắc thông qua remarketing để tạo động lực quay lại mua hàng cho khách hàng.

Remarketing hoạt động như thế nào?

Đầu tiên để tiếp thị lại một đối tượng (một khách hàng cụ thể) bạn cần biết họ đã làm gì và hoạt động như thế nào trên web. Khi bắt đầu chạy một chiến dịch quảng cáo thông qua một ad network nào đó, network đó sẽ cung cấp cho bạn một đoạn mã ngắn (gọi là pixel tag) để gắn vào website của bạn. Mỗi lần có traffic vào thăm website, đoạn mã sẽ nhả một cookie ẩn danh và người dùng đó sẽ tự động được thêm vào trong danh sách retargeting. Khi chính người dùng đó ghé thăm một trang web khác, mà trang web này lại đang đặt đúng các quảng cáo display hoặc quảng cáo native mà bạn đã phân phối thông qua ad network, hệ thống sẽ tự động hiện quảng cáo của bạn tới người dùng này. Các hoạt động phân phối tự động này sẽ được thực hiện liên tục cho đến khi bạn tắt chiến dịch quảng cáo.
remarketing
Việc cài đặt và thu thập hành vi phải rõ ràng và chi tiết:
  • Khách vào website và có hành động chuyển đổi: đặt hàng, đăng ký, thanh toán,..
  • Khách đã truy cập bao nhiêu lần
  • Khách vào website bằng kênh nào? không phải bằng kênh nào?
  • Khách đã hoàn thành mục tiêu cụ thể: đặt hàng giá trị bao nhiêu, mua hàng bao nhiêu hàng,..
Khi làm tốt phần tracking này nó sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về khách hàng của mình. Từ đó lựa chọn các công cụ chiến dịch tiếp thị lại phù hợp. Tối ưu hóa trải nghiệm cá nhân.
remarketing
Việc Google tắt tính năng sử dụng của cookie khác tên miền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng remarketing. Đó là lý do quảng cáo và theo dõi trên các nền tảng trực tuyến dựa trên data first party (dữ liệu tự sở hữu) là vô cùng quan trọng. Thế giới nên dần quen với việc không có cái gọi là cookie, và nên bắt đầu phát triển các công cụ mới để hỗ trợ remarketing trong tương lai.

Cách tính chi phí Remarketing

Chiến lược remarketing điển hình thường hoạt động trên các mô hình Cost-per-click (CPC), Cost-per-impression (CPM), hay cost-per-acquisition (CPA). Nghĩa là, bạn sẽ có quyền đặt ra chi phí bạn muốn trả cho mỗi click, mỗi lượt xem hay mỗi chuyển đổi trên quảng cáo. Khi tạo quảng cáo remarketing, bạn có thể chủ động quản lý chi phí và điều chỉnh giá thầu theo danh sách khách hàng hoặc tiêu chí cụ thể của chiến dịch remarketing.

remarketing

Remarketing là một trong những cách siêu hiệu quả và tiết kiệm để thu hút và giữ chân khách hàng. Cách làm này hữu hiệu nhờ dựa trên cơ sở là chỉ nhắm đến những khách hàng đã có biểu hiện quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, và đã bắt đầu đi vào phễu marketing.

Nếu thiết lập kế hoạch với mục tiêu và phân bổ nguồn vốn phù hợp, doanh nghiệp có thể thu lại kết quả tuyệt vời từ remarketing.

Retarget các khách hàng nên được thiết lập ở đâu?

Có rất nhiều nền tảng và các kênh khác nhau có thể sử dụng để remarketing khách hàng. Bạn có thể tham khảo các nền tảng và kênh như dưới đây:

  • Simple display remarketing: Phân loại remarketing đơn giản và phổ biến nhất. Chỉ cần đăng tải một quảng cáo với chủ đích đặt trên các website, kênh hoặc nền tảng khác khác và hướng đến người đối tượng xem là các khách hàng đã từng vào xem website của bạn, thông qua những ad network như Google, Yahoo hay Bing.
  • Native advertising: Doanh nghiệp có thể khiến khách hàng gia tăng tương tác, hoặc tái tương tác với website bằng những nội dung được đầu tư nhiều công sức hơn, và nên được ưu tiên đặt ở những vị trí native, thân thiện với người xem
  • Search remarketing: RLSA (Remarketing lists for search ads hay danh sách remarketing cho phân loại quảng cáo tìm kiếm) là một tính năng cho phép bạn tùy chỉnh các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm cho những khách hàng đã từng đến thăm website của bạn.
  • Social media remarketing: Đặt quảng cáo của bạn trên những nền tảng mạng xã hội như Facebook, Twitter, LinkedIn hay TikTok và hướng đến tệp người xem là những khách hàng đã từng tương tác với nhãn hàng hay doanh nghiệp của bạn.

remarketing

Remarketing là một cách hiệu quả để tăng ROI trên chi phí quảng cáo. Nếu ngân sách hạn chế, hoặc cảm thấy đã chi đủ nhiều trên lượt click đầu tiên, bạn có thể thử nghiệm hoặc tinh chỉnh cách thức tiếp cận cho mục đích remarketing.

> Xem thêm: PPC là gì? Các hình thức PPC hiện nay

Một tip hay mà nhiều nhà quảng cáo sử dụng: Đào sâu vào data của bạn và tìm xem thiết bị nào, nền tảng quản lý hay thậm chí lần mò các địa điểm mang về lượng chuyển đổi cao nhất. Tạo lập các chiến dịch remarketing và phân chia theo những phân khúc chuyển đổi như trên, và theo dõi hiệu quả chuyển đổi. Bằng cách này, bạn cũng có thể tối ưu chi phí và gia tăng chuyển đổi cùng lúc. 

Kết

Lý do cụ thể vì sao khách hàng đến website của bạn mà không mua hay có hành động cụ thể gì không bao giờ có thể được đo lường chính xác. Có thể vì họ có vấn đề gì đó xen ngang và cứ thể tắt website đi, hoặc do họ không quá thích dịch vụ, sản phẩm, hoặc do sản phẩm quá đắt so với số tiền họ định bỏ ra, hoặc do khách hàng chưa dự định mua bây giờ mà sẽ mua sau nhiều tháng nữa, hoặc bất kỳ lý do gì khác. Vì vậy, remarketing hay retargeting là một các tuyệt vời để luôn giữ tên doanh nghiệp/thương hiệu của bạn trong tâm trí của khách hàng hay người dùng. Họ cần được liên tục nhắc đi nhắc lại về thương hiệu và được thôi thúc để quay lại. Cuối cùng, khi khách hàng quay lại, bạn sẽ đạt được mục đích là có thêm người tiêu dùng, tạo ra thêm chuyển đổi và tăng sale cho doanh nghiệp. 

Trên đây là toàn bộ thông tin bạn cần biết về remarketing. ACCESSTRADE hy vọng bạn đã có được thông tin mà mình cần về lĩnh vực này và sẽ sớm tạo lập cho mình một chiến dịch remarketing hiệu quả, đem lại chuyển đổi lớn và tích cực cho doanh nghiệp của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Pop Event


sự kiện eom boost

This will close in 0 seconds

PUBLISHER
KIẾM TIỀN ONLINE

Publisher là các Cộng Tác Viên kiếm tiền online.

Bạn sẽ nhận về hoa hồng tương ứng với mỗi nhiệm vụ online do bạn thực hiện thành công.

Đăng ký

ADVERTISER
TƯ VẤN DOANH NGHIỆP

Advertiser là các Doanh Nghiệp – Nhà Cung Cấp mong muốn hợp tác tăng trưởng với ACCESSTRADE.

Các giải pháp tại ACCESSTRADE:

  • ACCESS Affiliate: Giải pháp Affiliate Marketing chỉ tính phí theo chuyển đổi / đơn hàng.
  • ACCESS Mobile: Giải pháp mobile app marketing (CPR, CPI)
  • ACCESS D2C: Giải pháp bán hàng trực tiếp đến người dùng
  • ACCESS KOC: Giải pháp branding & bán hàng với KOC
Nhận tư vấn

This will close in 25 seconds

x