Slogan – một trong những công cụ truyền thông thương hiệu hiệu quả, giúp doanh nghiệp khắc sâu thông điệp trong tâm trí khách hàng. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về khái niệm, phân biệt được với tagline, và biết cách ứng dụng sao cho hiệu quả. Bài viết này, ACCESSTRADE sẽ giúp bạn làm rõ những điều đó một cách dễ hiểu và thực tiễn nhất.
Slogan là gì? Khác gì với Tagline?
Slogan là câu khẩu hiệu/thông điệp thương hiệu thường được sử dụng trong các chiến dịch quảng cáo ngắn hạn, nhằm truyền tải thông điệp cụ thể tới khách hàng. Nó giúp tạo dấu ấn cảm xúc mạnh mẽ và thường tập trung vào lợi ích sản phẩm hoặc cam kết thương hiệu trong thời điểm nhất định.
Tagline là khẩu hiệu đại diện lâu dài cho thương hiệu. Nó truyền tải bản sắc, triết lý và định vị thương hiệu một cách nhất quán, bất biến qua thời gian.
Dù đều là những câu khẩu hiệu ngắn gọn, truyền tải thông điệp thương hiệu, nhưng slogan và tagline phục vụ những mục đích khác nhau và cần được phân biệt rõ ràng để sử dụng hiệu quả trong chiến lược truyền thông.
Tiêu chí |
Slogan |
Tagline |
Mục đích |
Hỗ trợ chiến dịch marketing, quảng bá sản phẩm, dịch vụ cụ thể | Củng cố hình ảnh và định vị tổng thể của thương hiệu |
Thời gian sử dụng |
Linh hoạt, thay đổi theo từng chiến dịch | Ổn định, dài hạn |
Tính sáng tạo |
Mang tính biểu cảm, truyền cảm hứng, kết nối cảm xúc | Mang tính chiến lược, truyền tải triết lý thương hiệu |
Vị trí hiển thị phổ biến |
Quảng cáo, bao bì sản phẩm, sự kiện chiến dịch | Logo, website, tài liệu thương hiệu chính thức |
Ví dụ |
“Just Do It” – Nike: là một khẩu hiệu chiến dịch, nhưng do phù hợp với giá trị cốt lõi về tinh thần thể thao và quyết tâm, nó đã phát triển thành tagline thương hiệu lâu dài. |
“Think Different” – Apple: không chỉ là một tagline sáng tạo, mà còn là một tuyên ngôn thương hiệu, khuyến khích tư duy đổi mới, khác biệt. |
Tầm quan trọng của Slogan
Slogan đóng vai trò như “nền móng” cho thông điệp chính, dẫn dắt toàn bộ chiến dịch – từ quảng cáo, sự kiện đến nội dung mạng xã hội. Một khẩu hiệu tốt giúp thương hiệu nổi bật và ghi dấu ấn sâu sắc trong tâm trí khách hàng
- Tăng độ nhận diện thương hiệu: Một câu nói ấn tượng khiến thương hiệu nổi bật giữa “biển quảng cáo”.
- Khơi gợi cảm xúc và sự kết nối: Gợi nhớ cảm giác tích cực, truyền cảm hứng, tạo lòng trung thành.
- Cô đọng giá trị thương hiệu: Chỉ với vài từ ngắn gọn, thể hiện toàn bộ tinh thần thương hiệu.
- Tạo lợi thế cạnh tranh: Giúp thương hiệu trở nên dễ nhớ, dễ lan truyền hơn đối thủ.
“Think Different” (Apple) không chỉ là khẩu hiệu cho chiến dịch marketing mà còn thể hiện triết lý thương hiệu – khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo và khác biệt. Nó giúp Apple không chỉ nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh vào thời điểm cuối thập niên 1990 mà còn khơi dậy cảm xúc từ cộng đồng yêu thích sự sáng tạo. Đây là một phần quan trọng trong chiến lược tái định vị thương hiệu, đưa Apple từ một công ty trên bờ vực phá sản trở thành một trong những thương hiệu giá trị nhất toàn cầu.
5 yếu tố tạo nên một slogan hay
1. Hiểu rõ đối tượng mục tiêu
Một thông điệp thương hiệu thành công luôn “nói đúng điều khách hàng muốn nghe”. Tập trung vào nhu cầu, nỗi đau hoặc khát vọng cụ thể của họ. Với người tiêu dùng, đó có thể là cảm giác an tâm, tiện lợi, hay tự hào khi sử dụng sản phẩm. Với nhân sự nội bộ, có thể là sự gắn kết, truyền cảm hứng, hoặc tạo động lực.
2. Thể hiện rõ giá trị cốt lõi
Slogan nên cô đọng được tinh thần, lợi ích hoặc cam kết cốt lõi của thương hiệu. Đây là kim chỉ nam giúp người tiêu dùng nhanh chóng nhận diện bạn mang đến điều gì khác biệt.
“Because You’re Worth It” của L’Oréal thể hiện rõ giá trị mà thương hiệu muốn đem đến cho phụ nữ trên toàn thế giới. Thông điệp khuyến khích mọi phụ nữ, bất kể độ tuổi hay xuất thân, tin vào vẻ đẹp và giá trị của bản thân, đồng thời dũng cảm theo đuổi ước mơ.
3. Sáng tạo, độc đáo và khác biệt
Một khẩu hiệu nhàm chán, dễ đoán sẽ dễ dàng bị “nuốt chửng” trong biển thông điệp. Hãy tránh lối mòn, đừng lặp lại những thứ đã quá quen thuộc với thị trường.
- Dụng ý chơi chữ thông minh
- Dẫn dắt bất ngờ, giàu hình ảnh
- Tạo cảm xúc hoặc tranh luận
4. Ngắn gọn – Dễ nhớ – Dễ lan truyền
Số lượng từ 3–7 từ được coi là lý tưởng. Người ta sẽ không nhớ câu văn dài, nhưng sẽ nhớ “Think Different”, “Just Do It” hay “Không ngừng vươn xa”. Hãy đảm bảo rằng slogan:
- Dễ đọc
- Dễ phát âm
- Dễ viết lại
- Dễ lan truyền
5. Có khả năng ứng dụng rộng rãi
Một khẩu hiệu tốt cần phù hợp với nhiều định dạng truyền thông:
- Bao bì, banner, TVC, mạng xã hội
- Nội bộ công ty: tường văn phòng, email, vật phẩm
- Viral marketing: hashtag, trend, meme
Ứng dụng Slogan hiệu quả trong thực tiễn
Giá trị thực sự của câu khẩu hiệu nằm ở cách triển khai đồng bộ và linh hoạt trong các hoạt động truyền thông và nội bộ. Khi được khai thác đúng cách, nó có thể trở thành “vũ khí chiến lược” giúp tăng cường độ nhận diện thương hiệu, gắn kết nội bộ và tạo ra hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ.
1. Dùng trong các hoạt động marketing
Trong marketing, slogan đóng vai trò như một chìa khóa để nhất quán thông điệp và thúc đẩy hành động từ khách hàng. Một số ứng dụng cụ thể:
- Thiết kế key visual, banner, TVC: Điểm nhấn quan trọng trong thiết kế chiến dịch. Câu chữ súc tích nhưng mạnh mẽ sẽ giúp khắc sâu thông điệp trong tâm trí khách hàng, đồng thời tăng khả năng ghi nhớ thương hiệu qua hình ảnh.
- Kết hợp với CTA (Call-to-Action): Nó có thể đóng vai trò như lời kêu gọi hành động. Khi được đặt cạnh các CTA như “Mua ngay”, “Trải nghiệm ngay hôm nay”,… nó không chỉ truyền cảm hứng mà còn kích thích chuyển đổi.
- Lặp lại xuyên suốt các nền tảng: Từ website, social media, email marketing đến POSM (point-of-sale materials), khẩu hiệu cần được lặp lại đồng bộ để định hình nhận diện và giữ vững thông điệp cốt lõi của chiến dịch.
2. Áp dụng trong văn hoá nội bộ
Đối với các doanh nghiệp, slogan không chỉ dành cho khách hàng mà còn là công cụ truyền lửa cho đội ngũ nội bộ.
- Tăng tinh thần đoàn kết và động lực làm việc: Một khẩu hiệu mạnh mẽ và giàu cảm hứng sẽ giúp nhân viên hiểu rõ định hướng, mục tiêu chung và cùng nhau phấn đấu.
- Ứng dụng vào đời sống doanh nghiệp: Gắn câu khẩu hiệu lên áo team, phòng họp, vật phẩm công ty, văn bản nội bộ… tạo nên không khí nhận diện thương hiệu từ bên trong – điều này đặc biệt quan trọng với các công ty đang trong quá trình mở rộng hoặc chuyển đổi văn hoá.
3. Kết hợp với các hoạt động truyền thông
Một slogan đủ sáng tạo có thể bùng nổ viral, tạo thành hiệu ứng truyền miệng hoặc lan toả tự nhiên trên mạng xã hội. Nếu được kết hợp khéo léo với các chiến dịch social, influencer marketing hoặc nội dung tương tác, còn có thể:
- Gây hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ: Thông qua hashtag, trend TikTok, minigame… câu khẩu hiệu được tái tạo thành nhiều phiên bản “remix” để tiếp cận đa tệp người dùng
- Trở thành meme hoặc xu hướng: Như cách “Đi để trở về” của Bitis Hunter từng viral một thời – thành công vượt khỏi giới hạn truyền thông, trở thành một phần của văn hóa đại chúng.
Quy trình tạo slogan cho người mới bắt đầu
Để tạo ra một câu thông điệp thương hiệu hiệu quả, bạn có thể làm theo 6 bước sau:
Bước 1: Xác định USP (Unique Selling Point)
- Bạn khác gì so với đối thủ?
- Giá trị gì khiến bạn khác biệt với đối thủ?
Ví dụ: Nếu bạn bán mỹ phẩm thuần chay, USP có thể là “100% tự nhiên – không thử nghiệm trên động vật”.
Bước 2: Hiểu rõ khách hàng mục tiêu
- Họ là ai? (tuổi, giới tính, sở thích, nhu cầu)
- Họ quan tâm đến điều gì nhất? (giá, chất lượng, nguồn gốc, cảm xúc…)
Bước 3: Xác định giọng điệu phù hợp
- Tuỳ vào thương hiệu mà chọn giọng điệu: chuyên nghiệp (Samsung), truyền cảm hứng (Nike), hài hước (Be App), gần gũi (Viettel)…
Bước 4: Brainstorm thật nhiều
- Viết ra ít nhất 20-30 ý tưởng dựa trên USP, cảm xúc và thông điệp mong muốn.
Đừng tự giới hạn. Càng nhiều ý tưởng, bạn càng dễ chọn được câu slogan tốt.
Bước 5: Tối ưu ngôn ngữ
- Áp dụng các kỹ thuật như điệp âm (Make Money Move), đảo ngữ, chơi chữ hoặc sử dụng phép ẩn dụ.
Ví dụ: “Open Happiness” – Coca-Cola. Câu này dùng ẩn dụ để biến việc uống nước ngọt thành hành động mở ra hạnh phúc.
Bước 6: Thử nghiệm và tinh chỉnh
- Hỏi ý kiến nhóm khách hàng mục tiêu hoặc nhân viên nội bộ.
- Tối ưu câu chữ dựa trên phản hồi: dễ hiểu chưa? có cảm xúc không? có dễ nhớ không?
Kết luận
Slogan không chỉ là một dòng chữ đẹp mắt mà còn là công cụ truyền tải thông điệp mạnh mẽ, khơi dậy cảm xúc và tạo dấu ấn trong tâm trí khách hàng. Với người mới bắt đầu, việc hiểu đúng định nghĩa, phân biệt rõ slogan và tagline, đồng thời thực hành theo quy trình cụ thể sẽ giúp bạn tự tin sáng tạo nên những câu hiệu quả, độc đáo và mang bản sắc riêng cho thương hiệu.
Với kinh nghiệm đồng hành cùng nhiều thương hiệu lớn và nhỏ, ACCESSTRADE tin rằng một thông điệp thương hiệu hiệu quả là bước khởi đầu cho mọi chiến dịch thành công – từ quảng cáo, tiếp thị liên kết đến xây dựng thương hiệu bền vững.