Social media là gì – là một từ khóa được tìm kiếm khá nhiều đối với những bạn chuyên ngành marketing, nhằm chỉ việc dùng Internet để chia sẻ, tương tác với nhau như một cộng đồng. Đây được xem là một hình thức truyền thông marketing cho các hầu hết các chiến dịch lớn nhỏ trong và ngoài nước. Vậy cụ thể, social là gì, media là gì? Tại sao chúng lại phổ biến và có tầm quan trọng trong các campaign marketing như vậy, mời các bạn cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Social media là gì?
Social media là gì sẽ dễ hiểu hơn khi các bạn tách nghĩa của thuật ngữ này ra. “Media” có nghĩa là truyền thông, tức là sử dụng các công cụ truyền thông để tiếp thị, quảng cáo. Ví dụ như: Thời điểm trước đây rất thịnh hành media: TV, báo đài, báo chí… còn bây giờ ưa chuộng nhất là mạng xã hội.
Social là gì? “Social” có nghĩa là sử dụng mạng xã hội, trên này mọi người có thể kết nối và tương tác với nhau thông qua việc chia sẻ, tiếp nhận thông tin từ cộng đồng.
Tóm lại, social media là những hoạt động post nội dung, hình ảnh, bài viết, video lên Internet nhằm chia sẻ, tương tác với khách hàng để quảng bá thương hiệu, sản phẩm.
Social media có mấy phân loại?
Theo tính chất website và dựa vào tính ứng dụng thì Social media được chia làm 4 nhóm chính:
- Social community: Là các kênh phát triển các mối quan hệ cộng đồng (mang tính tương tác đa chiều, cho phép người dùng được trò chuyện, gắn kết và chia sẻ thông tin trên này). Ví dụ: Mạng xã hội Facebook, Twitter, Instagram…
- Social publishing: Là các kênh chuyên cung cấp các nội dung, thông tin ở trên Internet. Chúng ta thường thấy loại hình này ở các trang blog, tin tức, forum…
- Social commerce: Là các trang thương mại điện tử, cho phép người dùng thực hiện các hành vi giao dịch, mua & bán các sản phẩm trên này. Ví dụ: shopee.vn, lazada.vn, tiki.vn…
- Social entertainment: Là các trang cho phép người dùng vui chơi, giải trí trên này. Ví dụ: Genk chuyên cập nhật thông tin công nghệ mới nhất về social game, gamevui.vn trang website chơi game trực tuyến nổi tiếng các trò: Bắn gà, giải đố, đặt boom…
Chức năng của Social Media là gì?
Social media luôn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta, như việc: Sử dụng Facebook để kết nối với mọi người, dùng Instagram để chia sẻ hình ảnh, khoảnh khắc. Social media giúp mọi thông tin trên Internet được chia sẻ nhanh chóng và hiệu quả hơn so với các phương thức truyền thống khác (báo chí, truyền hình). Tóm lại, social media không những là cầu nối giúp chúng ta kết nối cộng đồng mà còn đem lại lợi ích về mặt xã hội như một công cụ thúc đẩy kinh tế.
- Xét về góc độ kinh tế thì social media giúp doanh nghiệp dễ dàng phủ sóng các hoạt động digital marketing. Tiết kiệm chi phí nhân lực mà vẫn thu hút một số lượng traffic lớn để cải thiện SEO và PR.
- Xét về góc độ với KOC/ KOL, Influencer như một phần không thể thiếu trong kế hoạch marketing của họ.
Xem thêm: Kế hoạch Marketing là gì?
Để đi sâu sát hơn, ACCESSTRADE sẽ giải thích từng loại phương tiện truyền thông như sau:
Earned Media là gì?
Earned media là những kênh truyền thông mang tính lan truyền, hỗ trợ thảo luận, phản hồi về thương hiệu một cách tự nhiên nhất. Thông qua những kênh hỗ trợ thảo luận, phản hồi về thương hiệu này chúng ta có thể dễ dàng đo lường được lượng tương tác của người dùng (like, comment, share). Vừa là nơi tích hợp để thu nhận tương tác vừa là “con dao 2 lưỡi” bởi nếu theo chiều hướng tiêu cực thì việc này rất ảnh hưởng đến hình ảnh và danh tiếng của thương hiệu.
Các chiến lược earned media phổ biến
Chiến lược earned media thường bao gồm các bước sau:
- Xây dựng kế hoạch marketing 0đ (truyền miệng)
- Xây dựng kế hoạch quảng bá rộng rãi thương hiệu
- Tạo dựng mối quan hệ với những người có tầm ảnh hưởng
- Theo dõi các trao đổi về thương hiệu trên này
- Tối ưu hóa website cho công cụ tìm kiếm (SEO)
Case study earned media
Nhắc đến phương thức truyền thông earned media vào năm 2016 chúng ta không thể không nhắc đến sự thành công của Điện Máy Xanh (ĐMX). Quảng cáo ĐMX đã lặp đi lặp lại những lời ca quen thuộc, sử dụng những hình ảnh “gây ám ảnh” để tạo viral trong giới truyền thông. ĐMX đã rất thành công khi sử dụng earned media làm phương thức social media markerting. Trong vòng 1 tháng rưỡi kể từ khi “lên sóng”, ĐMX đã thu về hơn 400k lượt bình luận, chia sẻ, vượt xa các đối thủ cùng ngành như Nguyễn Kim, Pico…
Paid Media là gì?
Paid media là hình thức truyền thông trả phí và quảng cáo chính là định dạng truyền thông của paid media. Đây là loại hình truyền thống trong ba loại phương tiện kỹ thuật số trên, bao gồm quảng cáo trả phí, native advertising. Việc trả phí cho quảng cáo sẽ giúp tiếp cận được số lượng khách hàng quy mô lớn mà không cần lo lắng về phương tiện truyền tải.
Các công cụ Paid media thường sử dụng?
Search ads (trên các công cụ tìm kiếm Google, Bing và Cốc Cốc), Display ads (quảng cáo hiển thị), Social ads (trên các trang mạng xã hội Facebook, Instagram và Linkedin), KOLs và bài viết trả phí (online PR).
Case study paid media
Người dùng có thể ứng dụng paid media vào phễu marketing hoặc phễu bán hàng để đọc và phân tích số liệu như lượt xem sản phẩm, click mua hàng, mua hàng hay đăng ký thông tin…
- Đo lường, đánh giá và cải tiến các hoạt động Paid Media về chi phí, kết quả đạt được,…
- Tài trợ sản phẩm/ voucher dịch vụ cho KOC, KOLS dùng thử để thực hiện review bán hàng, nhận đánh giá và phản hồi.
Owned Media là gì?
Owned Media được xem là phương tiện truyền thông ít được quan tâm nhất trong các loại phương tiện kỹ thuật số. Là phương tiện truyền thông có thể là bất cứ thứ gì thuộc quyền sở hữu và kiểm soát của thương hiệu. Ví dụ: Trang web, cộng đồng, blog, fanpage, ứng dụng….
Chức năng của Owned Media
- Giúp xây dựng mối quan hệ, nuôi dưỡng nhu cầu khách hàng mới và sẵn có
- Là hình thức rủi ro thấp nhưng mang đến lợi ích lâu dài cao
- Có thể kiểm soát nội dung, điều chỉnh linh hoạt và không tốn chi phí
Case study Owned Media
Bitis là một trong những case study điển hình cho quy mô chiến dịch marketing có ngân sách không hề nhỏ cho Paid media: Tạo MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn và MV “Lạc trôi” của Sơn Tùng MTP, PR và media vào Kenh14… Owned Media chính là các bài post cho cộng đồng mạng như #teamđi – #teamtrởvề trên fanpage và website của Biti’s. Cuối cùng, Earned Media là những phần kết quả: Lọt top tìm kiếm, MV trending trên Youtube, doanh thu bán ra của Biti’s…
Mass media là gì?
Mass media hay còn gọi là truyền thông đại chúng, chủ đích là truyền thông đại chúng đến với các đối tượng khách hàng tiềm năng. Mục đích của việc này là để giải quyết các vấn đề người tiêu dùng mục tiêu thắc mắc. Đây được xem là một hình thức truyền thông một chiều, nhằm mục đích khác nhau như: thương mại, dịch vụ, chính trị…
Chức năng của Mass Media
- Dùng để đón nhận và truyền tải các thông tin như tin tức, sự kiện đang HOT ở đời sống xã hội đến với cộng đồng.
- Cung cấp phản ảnh các thông tin từ ngoài nước, những quan điểm chính trị, xã hội, pháp luật.
- Giám sát và phản biện xã hội. Khi đưa ra các thông tin truyền thông, người tiếp nhận có thể phản biện, theo dõi các hoạt động từ công ty, ban ngành. Điều này sẽ giúp hoàn thiện các điều khoản chính sách, sản phẩm của các đơn vị và những mặt hạn chế trong các mặt đời sống, xã hội.
Tóm lại, Mass Media cũng là một trong những kênh để truyền thông nhưng bị giới hạn bởi các phương tiện truyền thông truyền thống như báo chí, truyền hình, truyền thanh… Nhận biết rõ nhất đó là Mass phát ra chỉ một chiều, một nguồn phát còn Social mang tính hiện đại, bắt kịp xu hướng và có sự tương tác 2 chiều giữa nguồn phát và nguồn nhận.
Case study Mass Media
Close Up với chiến dịch “Tự tin tìm kiếm tình yêu của mình” và ứng dụng mass media vào chương trình đã đạt được nhiều kết quả.
- “500 cặp tình nhân hôn tập thể” vào 13/2/2010 tại NTĐ Phan Đình Phùng đã thu hút sự chú ý của hàng trăm ngàn bạn trẻ và giới truyền thông online.
- Khắp tờ báo lớn nhỏ đã đăng tin về sự kiện này
- Website timem.com.vn tăng đột biến một lượng traffic (hơn 40.000 người truy cập/ ngày)
Kết luận
Trên đây là một số thông tin về social media là gì, thế nào là social marketing cũng như 4 phân loại chính của social media mà ACCESSTRADE muốn gửi đến các bạn. Mong rằng sau bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về các phương thức truyền thông và lựa chọn cho mình những loại hình phù hợp để marketing cho các chiến dịch sắp tới.
Chúc các bạn vận dụng thành công!
Xem thêm: Inbound Marketing – Chiến lược thu hút khách hàng